Táo quân là gì, là ai?

Táo quân là một vị thần chuyên lo việc bếp núc theo thần thoại của Việt Nam và Trung Quốc. Số lượng tùy địa phương, thường là 3 người. Số lượng 3 người tương ứng với 3 chân bếp lò. Táo quân của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau khá nhiều về nguồn gốc, số lượng, thậm chí tại Trung Quốc cũng khác nhau tùy địa phương.

Có thể bạn quan tâm: Noel là ai – Donald Trump là ai – CV dùng để làm gì

Táo Quân dịch tạm ra tiếng Anh là: The God of the Stove, The God of Hearth, The Kitchen-god.

Táo Quân Việt Nam có số lượng 2 nam 1 nữ. Táo Quân Trung Quốc vùng thì có 2 nam, có vùng 1 nam và 1 nữ. Về quan điểm người Trung Quốc vẫn cho rằng bếp núc là việc nữ giới nên thường cho nữ làm lãnh đạo. Việt Nam thì bình đẳng hơn và nó liên quan đến truyền thuyết được nhiều người biết tới như sau.

4 - Táo quân là gì, là ai và khi nào về chầu trời trên thiên đình?

Truyền thuyết về Táo Quân tại Việt Nam

Có 2 câu chuyện liên quan đến truyền thuyết về Táo Quân tại Việt Nam, trong đó câu chuyện thứ  nhất phổ biến hơn. Các câu chuyện như sau:

Câu chuyện thứ 1

Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ.

Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu.

Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:

  • Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân;
  • Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần;
  • Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Câu chuyện thứ 2

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo đến nỗi phải bỏ nhau. Sau, người vợ lấy được người chồng khác giàu có. Một hôm cúng, đang đốt vàng mã ngoài sân, vô tình người chồng trước vào xin ăn, vợ nhận ra, động lòng thương cảm, đem cơm gạo tiền bạc ra cho.

Người chồng sau biết chuyện, người vợ bèn lao đầu vào đống vàng cháy chết thiêu. Người chồng cũ cảm kích nhảy vào lửa chết theo. Chồng sau vì thương, nên cũng nhảy vào nốt. Cả ba đều chết cháy. Ngọc Hoàng thấy ba người có nghĩa, phong làm vua bếp.

(Trích trong Đất Lề Quê thói của Nhất Thanh)

Táo quân lên trời khi nào?

Ngày 23 tháng chạp, tức 23/12 theo Âm Lịch, Táo Quân về trời báo cáo với Ngọc hoàng Thượng Đế chuyện nhân gian, chuyện gia chủ và nhiều chuyện khác. Vì thế mới có câu “dài như cái sớ Táo Quân”.

Ngày 23 cũng là mở đầu chính thức cho mùa dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng bàn thờ tổ tiên, mua sắm vật dụng đón Tết Nguyên Đán. Tới tối 29 hoặc 30 tháng chạp Âm Lịch, Táo Quân sẽ về ăn tết cùng gia chủ.

Một số vùng có tục thả cá chép để ông cưỡi về trời vì tin rằng con vật này có khả năng hóa rồng, nhưng khó liên tưởng đến khả năng có thể bay của cá chép. Có gia đình đốt giấy tiền, 2 mũ cánh chuồn và 1 mũ bà không cánh chuồn, đương nhiên không quên con cá chép giấy.

Ngày Táo về trời còn được gọi là Tết ông Công hay Tết ông Táo.

Những chi tiết thú vị của Táo Quân Việt Nam

  • Các vị mặc quần ngắn, có nơi bảo là không có quần. Hình tượng họa hình vẫn có 1 cái quần ngắn cho 3 người.
  • “THẾ GIAN MỘT VỢ CHỒNG, KHÔNG NHƯ VUA BẾP HAI ÔNG MỘT BÀ”
    Câu này bắt nguồn từ hoàn cảnh của 3 người, nó cũng mang tính thách thức xã hội nho giáo đang là thống soái khi đó.
  • Sớ táo quân là tác phẩm thơ vần dài nhất Việt Nam.
  • Kịch theo chủ đề táo quân có tính giải trí và châm biếm rất cao.
  • Từ khóa: Táo quân VTV đứng top trong tìm kiếm sau 30 tết tại Việt Nam.
  • Táo Việt Nam ít có dị bản hơn Trung Quốc và đồng nhất từ Bắc tới Nam.
  • Vị này được cho là ít phải lo nghĩ nên quần áo chả quan trọng.
    “Ông Cả ngồi trên sập vàng
    Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo.
    Ông Bếp ngồi trong đống tro
    Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm…”
  • Ông chỉ là nhân vật của tín ngưỡng dân gian, không thuộc tôn giáo nào.

5 - Táo quân là gì, là ai và khi nào về chầu trời trên thiên đình?

Hình cá chép tranh dân gian Đông Hồ, con vật chở ông Táo về trời (Wikipedia)

Hy vọng qua bài viết Táo quân là gì, là ai và khi nào về chầu trời trên thiên đình ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Quần đảo Trường Sa là gì và ở đâu tại Việt Nam? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *