Tiên sư giáo sĩ là gì? Đây là một câu hỏi mà nhiều người có thể thắc mắc khi nghe thấy cụm từ này. Trong bài viết này, sẽ giải thích ý nghĩa và nguồn gốc của tiên sư giáo sĩ, cũng như cách sử dụng và tác động của nó trong xã hội hiện đại.

Xem thêm: Bùng binh là gì – Xà mâu là gì – OS là gì – Friendzone là gì

Tiên sư giáo sĩ là gì?

Tiên sư giáo sĩ là từ nói lái lại của Giáo sư Tiến sĩ. Cụm từ này là lối nói châm biếm quen thuộc là nói lái đặc trưng của miền Bắc Bộ.

Nói lái để châm biếm đã xuất hiện từ lâu. Với tính cách châm biếm sâu cay và ý nhị thì không ai có thể qua mặt được người dân Bắc Bộ. Vì thế, đa phần người làm ngành ngoại giao xuất thân từ miền này nhiều.

Bạn có thể hiểu phần nào tính cách này nếu đọc qua truyện dân gian Ba Giai – Tú Xuất. Mình xin lưu ý là truyện này có yếu tố 18+, nên nhớ đọc chỗ kín đáo nhé.

Với số lượng nhiều giáo sư và tiến sỹ tại Việt Nam như hiện nay, nhiều người đang liên tưởng tới tình trạng thừa tri thức và thiếu thực hành. Thậm chí gần đây các vị học hàm cao và rộng đang có nhiều phát biểu gây sốc dư luận và cộng đồng.

Nhiều người sẽ chọn cách chửi thẳng mình nói vui là dùng tiếng Đan Mạch để chửi, và đương nhiên, người trí thức Bắc Bộ phải chửi khác hơn. Đó là lý do sao có chữ Tiên sư giáo sỹ ra đời.

Screenshot_3

Sẵn tiện về cụm từ tiên sư giáo sỹ, có câu chuyện cười là khi ghét ai đó. Về nhà mua 3 hình là: ông tiên, ông sư và ông cha (linh mục công giáo). 3 hình ông này để thẳng hàng nhau và nếu ghét ai, lấy hình người đó để sau cùng theo thứ tự:

  1. Hình ông tiên
  2. Hình ông sư
  3. Hình ông cha
  4. Hình đứa bạn ghét

Bạn có đoán được câu chửi từ cách ghép 4 hình này?

Đó chính là tiên sư cha [thằng bạn ghét]! Một câu chửi cũng khá quen thuộc với dân Bắc Bộ.

Dù gì thì việc chửi là phản ứng tự nhiên, chửi thẳng hay chửi ý nhị cũng giúp con người giảm stress, nhưng không nên lạm dụng chửi nhiều vì nó gây cảm giác tiêu cực. Chúc các bạn sảng khoái khi chửi ai đó xong và hãy quên nó đi để sống vui hơn nhé.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Đảng 3K là gì. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ nhé.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *