Hiệp định TPP là gì? TPP có bao nhiêu thành viên? TPP là cái gì mà trong thời gian qua báo chí, truyền hình, cộng đồng mạng, facebook nhắc đến nhiều như vậy? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp thắc mắc ấy cho bạn qua bài viết này.

Xem thêm: Visa là gì – Passport là gì – Gato là gì hay Crowdfunding là gì

Hiệp định TPP là gì?

TPP là viết tắt trong tiếng Anh của Trans-Pacific Partnership. Được hiểu là: Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.

Đây là loại hiệp định thương mại tự do. Hiệp định thương mại tự do có nghĩa là các nước tham gia phải xóa bỏ các rào cản thuế suất với các mặt hàng của nhau. Xem thêm chi tiết về hiệp định thương mại tự do tại đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệp_định_thương_mại_tự_do

Hiệp định này bao gồm nhiều lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, thương mại điện tử, lao động, môi trường và các vấn đề khác có liên quan đến thương mại.

TPP là hiệp định với sự tham gia của tổng cộng 12 nước thành viên đó là: Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Nhật Bản, Singapore. Úc, Malaysia, New Zealand, Brunei và Việt Nam.

Hiệp định TPP được coi là một hiệp định thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện, với mức độ cam kết tự do hóa cao nhất và phạm vi bao trùm rộng nhất so với các hiệp định thương mại tự do khác. Hiệp định này nhằm tạo ra một thị trường chung lớn nhất thế giới, với hơn 800 triệu người dân và chiếm khoảng 40% GDP thế giới.

Tuy nhiên, vào năm 2017, sau khi tổng thống Donald Trump nhậm chức, Hoa Kỳ đã chính thức rút khỏi hiệp định này, theo chính sách “Mỹ trước tiên” của ông. Điều này đã gây ra sự bất ổn và lo ngại cho các nước còn lại trong TPP.

Sau nhiều cuộc thảo luận và điều chỉnh, các bên đã đạt được thoả thuận cơ bản cho một phiên bản mới của hiệp định này vào ngày 11 tháng 11 năm 2017 tại Việt Nam. Hiệp định mới được đổi tên là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với một số điều khoản bị treo hoặc loại bỏ theo yêu cầu của Hoa Kỳ.

Hiện nay, CPTPP đã có hiệu lực với 8 trong số 11 nước thành viên (Chile, Nhật Bản, Singapore, Canada, New Zealand, Australia, Mexico và Việt Nam), trong khi Brunei, Malaysia và Peru vẫn chưa hoàn thành quá trình phê chuẩn trong nước. CPTPP vẫn mở cửa cho các nước khác muốn gia nhập sau này, miễn là chúng tuân theo các quy tắc và cam kết của hiệp định.

Tìm hiểu TPP là gì và có bao nhiêu thành viên

Ví dụ cho dễ hiểu về TPP

Điển hình như chúng ta đều biết hiện nay, hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Thì tùy loại hàng, sẽ bị Việt Nam chúng ta áp những mức thuế khác nhau. Ví dụ như hiện nay xe hơi bị áp thuế nhập khẩu rất cao.

Nếu tương lai Việt Nam áp dụng chính sách thì bắt buộc phải sẽ phải hạ mức thuế đang áp hiện tại xuống, hoặc có thể sẽ bãi bỏ luôn cả thuế đang áp dụng. Do đó cơ hội cho người dân Việt Nam sở hữu xe hơi nhập khẩu với giá rẻ hơn là hiện nay là không còn xa nữa.

Có thể giải thích của mình hơi lủng củng. Bạn có thể xem qua video có tên là How the President’s Trade Deal Puts the American Cherry on Top trên Youtube để hiểu rõ và đơn giản hơn nhé. Đây là video do trang whitehouse.gov tức là Tòa bạch ốc hay còn gọi là Nhà Trắng của Mỹ phát hành.

Bạn hãy nhấn vào CC để xem phụ đề và chọn tiếng Việt để dễ hiểu nếu không giỏi về tiếng Anh nhé.

Hoặc xem ở đây:

Vậy người Việt chúng ta sẽ có lợi gì với TPP

– Có cơ hội sử dụng các sản phẩm của các nước trong TPP với giá rẻ hơn hiện nay.

– Cơ hội cho các doanh nghiệp, mặt hàng chủ lực do Việt Nam sản xuất cạnh tranh công bằng với các nước khác.

– Người Việt Nam có thể có thêm việc làm do TPP mang lại

– ….

Vậy còn khó khăn với TPP là gì

– Nếu doanh nghiệp Việt Nam không có những hoạt động, thay đổi phù hợp. Chắc chắn sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi vì có sự cạnh tranh quyết liệt từ các công ty từ các nước trong TPP vào Việt Nam chúng ta. Thậm chí khi doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể làm ăn trên chính đất nước chúng ta.

– ….

Hy vọng bài viết Tìm hiểu TPP là gì và có bao nhiêu thành viên đã giúp bạn, giải đáp được những thắc mắc như TPP là gì. Do mình cũng không phải dân về kinh tế nên cũng không phân tích sâu được. Mong các bạn thông cảm nhé.

Nếu có những sai sót gì, mong các bạn góp ý bên dưới để mình điều chỉnh. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết ZIP code là gì.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *