Vi diệu là gì và nguồn gốc xuất phát từ này ở đâu?

Vi diệu có nghĩa là gì? Nguồn gốc từ vi diệu từ đâu mà ra? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Đi ngoài ra nước là gìLầy là gìXe đò là gì

Vi diệu là gì?

Vi diệu” (微妙) là một từ không phổ thông, vì nó vốn chỉ dùng để chỉ những điều thâm sâu nhiệm màu trong đạo nhưng lại hết sức vi tế khó thấy.

Nay Trấn Thành đem nó ra để tấu hài thì đã vô tình (hay cố tình) biến cái “vi diệu” trở thành “thô thiển” khiến cho các bạn trẻ chỉ xài nó chỉ như một từ “độc lạ” thêm vào bộ “diệu”: kỳ diệu, huyền diệu, ảo diệu, tuyệt diệu, vi diệu, mà chẳng hiểu nó là cái gì.

Để hiểu và phân biệt từ “vi diệu” so với các từ khác trong bộ “diệu” (nhiệm màu) thì ta phải hiểu được chữ “vi”: Những phép màu thực sự nằm ở những chỗ vi tế khó thấy, ẩn giấu trong những thứ nhỏ nhặt tầm thường.

Chỉ một ý niệm nhỏ hay một lời nói nhỏ hay một cử chỉ nhỏ chẳng ai để ý tới, nhưng khi đặt đúng chỗ trọng yếu hoặc khi tích tụ lại thì tạo ra kết quả khổng lồ, nên mới gọi là “vi diệu”. Những cây cao to lại được sinh ra từ hạt giống nhỏ xíu nên mới gọi là “vi diệu”. Hay như ông bà ta thì nói rằng “nước chảy đá mòn”, “sai một li đi một dặm”!!!

Tham khảo:
– “Vi diệu” trong Từ điển Hán-Nôm: https://hvdic.thivien.net/whv/%E5%BE%AE%E5%A6%99
– “Bimyou” trong tiếng lóng Nhật: https://maggiesensei.com/2009/10/22/%E5%BE%AE%E5%A6%99-bimyou-slang/
– “Wēimiào” trong Tiếng Trung Quốc hiện đại: https://www.lingq.com/en/learn-chinese-online/translate/zh/%E5%BE%AE%E5%A6%99/
– “Vi diệu pháp” (Abhidharma) trong Phật giáo: https://thuvienhoasen.org/a10860/chuong-9-vi-dieu-phap-abhidharma

Từ vi diệu xuất phát từ đâu?

Theo như bình luận góp ý của 1 bạn bên dưới thì xuất hiện từ rất lâu rồi nhé. Chẳng qua  diễn viên hài Trấn Thành, chồng của Hariwon nhắc đến Nên nhiều người hiểu lầm Trấn Thành chính là tác giả của từ vi diệu này.

Tiếng Anh lại khác, gần như cập nhật mỗi năm những từ vựng mới từ cộng đồng dùng Anh ngữ trên thế giới. Ngay như tên thương hiệu Google cũng trở thành một động từ là lý do đó. Nếu bạn muốn cập nhật nhanh từ mới, hãy tham khảo từ điển tiếng Anh như Cambridge hay của Oxford.

Hy vọng qua bài viết Vi diệu là gì và nguồn gốc xuất phát từ này ở đâu? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tân Gia Ba là nước nào, ở đâu trên thế giới và nói tiếng gì nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để luôn có thông tin mới mẻ.

4 bình luận trong “Vi diệu là gì và nguồn gốc xuất phát từ này ở đâu?”

  1. Lê Xuân Định

    > Vi diệu là một cụm từ vô nghĩa vì nó chỉ là một thán từ đơn thuần.
    > Trấn Thành chính là tác giả của từ vi diệu này.
    Ông bà mình nói “không biết thì dựa cột mà nghe”, đằng này đã không biết mà lại còn đem cái kiến giải mù mờ chỉ học lóm được qua mấy clip hài ra mà phán như đúng rồi ấy! Đọc mấy VD nêu trên thì thấy đúng là kiểu “vi diệu hài” chứ có gì là vi diệu đâu 😀

    Thật đáng tiếc cho trang web có cái tên nghe có vẻ quá hay “Ngôi Nhà Kiến Thức” mà lại đăng những bài viết quá hời hợt theo kiểu “thùng rỗng kêu to” thế này!

    Nếu tác giả tự nói “mình thiệt không biết nguồn gốc của nó từ đâu ra” thì là điều đáng quý, vì đó là sự chân thành. Đằng này lại đem cái không biết của mình mà phán, phán đến cả những từ thông dụng khác như:
    > Tương tự như “ảo diệu”, “nhiệm màu”, chẳng ai biết nguồn gốc của nó từ đâu ra…
    Thì đó lại trở thành một cái tật xấu, vừa đưa cái Tôi của mình lên vừa gây hại cho người khác khi làm cho người ta tưởng rằng cái “kiến thức” sai lầm của mình là đúng đắn.

    “Vi diệu” (微妙) đúng là một từ không phổ thông, vì nó vốn chỉ dùng để chỉ những điều thâm sâu nhiệm màu trong đạo nhưng lại hết sức vi tế khó thấy. Nay Trấn Thành đem nó ra để tấu hài thì đã vô tình (hay cố tình) biến cái “vi diệu” trở thành “thô thiển” khiến cho các bạn trẻ chỉ xài nó chỉ như một từ “độc lạ” thêm vào bộ “diệu”: kỳ diệu, huyền diệu, ảo diệu, tuyệt diệu, vi diệu, mà chẳng hiểu nó là cái gì. Để hiểu và phân biệt từ “vi diệu” so với các từ khác trong bộ “diệu” (nhiệm màu) thì ta phải hiểu được chữ “vi”: Những phép màu thực sự nằm ở những chỗ vi tế khó thấy, ẩn giấu trong những thứ nhỏ nhặt tầm thường. Chỉ một ý niệm nhỏ hay một lời nói nhỏ hay một cử chỉ nhỏ chẳng ai để ý tới, nhưng khi đặt đúng chỗ trọng yếu hoặc khi tích tụ lại thì tạo ra kết quả khổng lồ, nên mới gọi là “vi diệu”. Những cây cao to lại được sinh ra từ hạt giống nhỏ xíu nên mới gọi là “vi diệu”. Hay như ông bà ta thì nói rằng “nước chảy đá mòn”, “sai một li đi một dặm”!!!

    Tham khảo:
    – “Vi diệu” trong Từ điển Hán-Nôm: https://hvdic.thivien.net/whv/%E5%BE%AE%E5%A6%99
    – “Bimyou” trong tiếng lóng Nhật: https://maggiesensei.com/2009/10/22/%E5%BE%AE%E5%A6%99-bimyou-slang/
    – “Wēimiào” trong Tiếng Trung Quốc hiện đại: https://www.lingq.com/en/learn-chinese-online/translate/zh/%E5%BE%AE%E5%A6%99/
    – “Vi diệu pháp” (Abhidharma) trong Phật giáo: https://thuvienhoasen.org/a10860/chuong-9-vi-dieu-phap-abhidharma
    <– Theo như những câu phán "xanh rờn" của bài này thì bộ "Vi diệu pháp" của nhà Phật từ trước công nguyên là bộ "pháp vô nghĩa" 😀

    1. Cảm ơn đóng góp của bạn, mình sẽ xem xét sửa lại trong thời gian có thể. Bài viết này mình xin đính chính là của 1 người bạn của mình, bạn ấy không duy trì web nữa. Và đưa mình database bài viết của họ để nhập vô lại web mình. Bạn có thể nhìn rõ hình ảnh vẫn còn ghi tên ggdic.com đó. Và tác giả cũng là ggdic web cũ. Mình trân trọng góp ý của bạn. Nhưng bạn không cần phải mạt sát cái tên ngôi nhà kiến thức của mình nhé. Bạn có thể góp ý nhẹ nhàng. Xin cảm ơn

      Thân

  2. không hẳn đâu bạn à, vi diệu bắt nguồn từ nhà phật. Do ít dùng nên lâu ngày quên mất thôi. Và vi diệu là sự kết hợp giữa từ “tinh vi” và “kỳ diệu”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang