Posts in Kiến thức tổng hợp

Shimon Peres là ai và có cống hiến gì cho hòa bình thế giới?

Shimon Peres là ai?

Shimon Peres là một chính khách đã từng giữ nhiều vai trò quan trọng của nhà nước Israel hiện đại (hay còn gọi là nước Do Thái). Các chức vụ ông đã từng nắm qua là: thứ trưởng bộ quốc phòng, bộ trưởng bộ quốc phòng, bộ trưởng bộ ngoại giao, Thủ tướng và Tổng thống.

Có thể bạn quan tâm: Philip Kotler là ai – Donald Trump là ai – Chú Cuội là ai

Ông cũng từng là lãnh đạo các chính đảng của Israel như: Mapai, Rafi, Công đảng. Ông là một trong những người thuộc thế hệ sáng lập nhà nước Do Thái. Những người cùng thời với ông đều đã ra đi, ông là viên gạch nối cuối cùng giữa Israel thời kỳ lập quốc đến nước Israel phát triển ngày nay.

Ông sinh vào năm 1923 tại một lãnh thổ trước đây thuộc Ba Lan, sau thuộc Belarus. Ông được vị sáng lập là Thủ tướng đầu tiên David Ben Gurion chỉ định làm trợ lý. Sau đó sự nghiệp chính trị của ông kéo qua 7 thập niên. Shimon Peres là kiến trúc sư cho nhiều chương trình quan trọng, trong đó có việc phát triển chương trình hạt nhân.

28/09/2016, ông đã trút hơi thở tại bệnh viện gần thủ đô sau 2 tuần nhập viện.

shimon-peres-la-ai

Shimon Peres đã giúp gì cho hòa bình thế giới?

Việc xây dựng nhà nước Israel bị cản trở rất nhiều bởi các nước Ả Rập xung quanh. Xung đột gần như xảy ra triền miên. Và nước Palestine với tổ chức PLO của Yasser Arafat là lực lượng đối đầu thường xuyên. Ban đầu, ông chủ trương dùng sức mạnh quân sự. Sau đó, ông thay đổi quan điểm và hướng theo việc xây dựng hòa bình, hợp tác kinh tế.

Nỗ lực của ông bị cản trở rất nhiều do xu hướng dùng vũ lực thắng thế. Tuy nhiên, ông luôn cố gắng không mệt mỏi để đạt thỏa thuận hòa bình với các nước Ả Rập xung quanh. Năm 1993, nỗ lực của ông đạt kết quả.

Shimon Peres khi đó đang là Bộ trưởng Ngoại giao cùng với Thủ tướng Yitzhak Rabin ký hiệp định hòa bình với Yasser Arafat. Năm 1994, ông nhận giải Nobel hòa bình cùng với 2 lãnh đạo là Yabin và Arafat cho nỗ lực không ngừng nghỉ cho hòa bình thế giới và vùng Trung Đông.

Hy vọng qua bài viết Shimon Peres là ai và có cống hiến gì cho hòa bình thế giới đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết 3D Secure là gì nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Tham khảo Wikipedia, jewishvirtuallibrary, Britanica

Wake me up when September end là gì và tạm biệt tháng 9 ra sao?

Wake me up when September ends là gì?

Nó là tên bài hát, bắt nguồn từ một nỗi buồn của một cậu bé mất cha. Khi cảm xúc không kìm được, cậu đã hét lên với mẹ mình “Wake me up when September ends”. Một ngày tháng 9, cha của danh ca Billie Joe Amstrong qua đời đột ngột.

Có thể bạn quan tâm: Discover card là gì – Thất thủ là gì – Ponzi là gì

Câu nói này đã trở thành một bài hát bất hủ ra đời vào năm 2005. Có lẽ nhiều người chưa biết được ý nghĩa bài hát hoặc nghe nó, nhưng đã có người dùng nó để biểu lộ nỗi buồn cùng cực. Nỗi buồn đến mức chỉ muốn ngủ, ngủ cả tháng để nó vơi đi.

wake-me-up-when-september-ends-la-gi

Dịch nghĩa ngoài lề Wake me up when September ends

Wake me up là gì? Nó có nghĩa là Đánh thức tôi dậy.

September là gì? Nó là tháng 9, tháng cuối cùng của quý 3, đánh dấu mùa thu bắt đầu. Và ở những nơi nóng chỉ có 2 mùa như Việt Nam, con người cũng lãng đãng một mùa thu trong lòng.

Ends là kết thúc, hết.

Thực ra câu này nói đúng kiểu Việt Nam là nói trống không. Cũng chả trách được, một cậu bé mất cha có thể giữ bình tĩnh và suốt ngày nhốt mình trong phòng. Cấu trúc câu thế này mang ý nghĩa ra lệnh. Còn nếu bạn muốn nhẹ nhàng hơn thì hãy nói:

  • Mother! Leave me alone!
  • Mom, please wake me up when September ends.
  • I’m ok. Give me a break

Lời bài hát Wake me up when September ends của danh ca Billie Joe Amstrong

Summer has come and passed,
the innocent can never last.
Wake me up when September ends.

Like my fathers come to pass,
seven years has gone so fast.
Wake me up when September ends.

Here comes the rain again,
falling from the stars.
Drenched in my pain again,
becoming who we are.
As my memory rests,
but never forgets what I lost.
Wake me up when September ends.

Summer has come to pass,
the innocent can never last.
Wake me up when September ends.

Ring out the bells again,
like we did when spring began.
Wake me up when September ends.

Here comes the rain again,
falling from the stars.
Drenched in my pain again,
becoming who we are.
As my memory rests,
but never forgets what I lost.
Wake me up when September ends.

Summer has come and passed,
the innocent can never last.
Wake me up when September ends.

Like my fathers come to pass,
twenty years has gone so fast.
Wake me up when September ends (4x)

Thưởng thức clip nhạc đầy ý nghĩa của Green Day

Ngoài lời chào tạm biệt tháng 9 bằng Wake me up when September ends, còn lời chào nào khác cho tháng 9?

  • Goodbye September! October, treat me so well!
  • Bật bài Mùa thu cho em và lấy câu “Em có nghe chăng, mùa thu mưa giăng lá đổ”
  • Chào lá vàng và những cơn mưa trút nước, gió đông về cùng bao lễ hội vui tươi.
  • Thu đi bỏ lại lá vàng – Đông về tàn héo tháng ngày thương yêu

Hy vọng qua bài viết Wake me up when September end là gì và tạm biệt tháng 9 ra sao đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Shimon Peres là ai và có cống hiến gì cho hòa bình thế giới nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Thất thủ có ý nghĩa là gì?

Thất thủ nghĩa là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Diner Club là thẻ gì – UnionPay là gì – CMT là gì

Thất thủ là gì?

Thất thủ nghĩa là mất địa điểm phòng thủ quân sự. Ngày nay thường dùng thất thủ như là khu vực đó rơi vào tình trạng hỗn loạn, mất kiểm soát. Từ thất thủ theo nghĩa mới xuất phát từ bộ phim Olympus has Fallen, tiếng Việt là nhà Trắng thất thủ.

Đây là bộ phim được công chiếu từ năm 2013. Kể từ đó đến nay, chữ thất thủ hay được dùng lại nhưng với nghĩa khác so với ý nghĩa ban đầu.

Xét theo nghĩa hài hước thì thất thủ cũng có nghĩa là 7 cái đầu. Vì thất ngoài nghĩa là mất còn có nghĩa là số 7. Còn thủ nghĩa là phòng vệ và cũng có nghĩa là đầu. Bạn nghe câu nhất thủ, nhì vĩ thì thủ dùng trong câu này nghĩa là đầu hoàn toàn, không có nghĩa phòng thủ.

that-thu-la-gi

Ví dụ về tình trạng thất thủ theo nghĩa mới

Lễ hội đền Hùng diễn ra, hàng ngàn người dân chen lấn xô đẩy. Sự quá tải diễn ra ngay lập tức. Người dân vượt qua hàng rào an ninh để lao đến chỗ làm lễ khiến khu vực làm lễ quá tải, không còn chỗ ra vào.

TP.HCM ngập nặng hôm 26/09/2016. Hàng vạn người dân không thể về nhà do nước ngập, xe chết máy, không đón được xe công cộng, xe chìm trong hầm, nhà dột từ nóc… là minh họa cụ thể cho việc dùng từ thất thủ theo nghĩa mới.

Đêm 24 rạng sáng 25/05/2016, mưa như trút nước xuống Hà Nội. Hàng ngàn người kẹt cứng trên đường đi làm do kẹt xe và nước ngập. Trước đây vào trận mưa năm 2008, người ta lại dùng từ Đại hồng thủy. Lúc đó chưa ai dùng từ Thất thủ theo nghĩa mới vì bộ phim Olympus Fallen chưa ra đời.

Trong phim thì từ này mang ý nghĩa là bị mất 1 cứ điểm quan trọng hoặc địa điểm trọng yếu. Từ này dùng trong bối cảnh quân sự thường ám chỉ sự thất bại vì mất cứ điểm phòng thủ quan trọng là gần như thua cả cuộc chiến.

olympus-has-fallen

Poster phim Nhà Trắng thất thủ – Olympus has Fallen công chiếu vào ngày 17/04/2013 (Nguồn: hãng phim Millennium)

Hy vọng qua bài viết Thất thủ có ý nghĩa là gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Thẻ Discover là gì và đã có mặt tại Việt Nam chưa nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để luôn có thông tin mới mẻ.

Tìm hiểu thẻ UnionPay là thẻ gì và dùng để làm gì?

Thẻ UnionPay là gì, dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thẻ American Express là gì – Mã PIN ATM là gì – Mạt cưa mướp đắng là gì

UnionPay là gì?

UnionPay hay còn gọi đầy đủ là China UnionPay Card là một thẻ thanh toán quốc tế có xuất xứ từ Trung Quốc.

Hiện nay thì thẻ UnionPay đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nếu so với 2 thẻ thanh toán quốc tế phổ thông nhất hiện nay là thẻ Visathẻ Mastercard thì cũng không thua kém là bao. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ chấp nhận thanh toán bằng thẻ UnionPay thì thua rất xa.

Tuy nhiên nếu bạn là người hay đi du lịch hay có công việc phải sang Trung Quốc thì thẻ này là 1 sự lựa chọn rất tốt cho bạn. Bởi vì Trung Quốc chính là sân nhà của thẻ UnionPay nên sẽ dễ dàng sử dụng. Cũng giống như Nhật Bản là sân nhà của thẻ JCB.

Nếu như bạn muốn làm thẻ UnionPay ở Việt Nam, thì bạn có thể ghé ngân hàng Sacombank, ngân hàng Vietcom. Bạn có thể làm 1 trong loại thẻ là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước UnionPay tại Việt Nam.

Về thủ tục cấp thẻ thì thẻ ghi nợ và thẻ trả trước là làm dễ dàng nhất. Còn nếu bạn chọn làm thẻ tín dụng thì phải chuẩn bị giấy tờ để chứng minh thu nhập và chờ ngân hàng xem xét  mới được cấp thẻ.

Tìm hiểu thẻ UnionPay là thẻ gì và dùng để làm gì?

Thẻ UnionPay có công dụng gì và dùng để làm gì?

Thẻ UnionPay là thẻ thanh toán quốc tế, do đó thẻ này sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với thẻ thanh toán nội địa. Chẳng hạn vì đã là thẻ thanh toán quốc tế nên bạn có thể sử dụng thẻ UnionPay khi ra nước ngoài đặc biệt là đi qua Trung Quốc mà không cần phải chuẩn bị đổi tiền để sử dụng khi qua nước đó.

Ví dụ

Nếu bạn đang sở hữu thẻ UnionPay thì khi đi du lịch qua nước ngoài như Trung Quốc. Nếu như trước đây, thì bạn phải đi đổi tiền Việt sang tiền nhân dân tệ của Trung Quốc. Thì hiện nay chỉ cần mang thẻ UnionPay theo, thì bạn chẳng cần phải đi đổi tiền làm gì nữa.

Chỉ cần trong thẻ UnionPay của bạn còn tiền là được, áp dụng đối với loại Debit và Prepaid, còn đối với thẻ tín dụng thì còn hiệu lực thanh toán.

Bởi vì bạn có thể dùng thẻ UnionPay để cà thẻ thanh toán tiền khi mua hàng, ăn uống,…. Hoặc khi bạn cần rút tiền mặt ra để sử dụng thì hãy đi đến những máy ATM có logo UnionPay để rút tiền của nước bạn đang đến để sử dụng.

Như trong ví dụ này thì bạn đi qua Trung Quốc, bạn dùng thẻ UnionPay của bạn để rút tiền thì sẽ rút được tiền nhân dân tệ của Trung Quốc. Bạn không cần lo lắng là trong thẻ bạn chỉ có tiền Việt Nam thì làm sao rút được tiền nước ngoài, bởi vì ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ tự động quy đổi tiền Việt Nam của bạn sang loại tiền tệ tương ứng.

UnionPay logo

Nguồn ảnh wikipedia.org

Lưu ý khi dùng thẻ UnionPay

  • Không nên rút tiền ở máy ATM khác với ngân hàng cấp thẻ. Bởi vì ở máy ATM của ngân hàng khác sẽ xem bạn như là người nước ngoài rút tiền sẽ tính thêm phí rút tiền và phí chuyển đổi ngoại tệ. Phí rất cao và UnionPay không ràng buộc việc tính phí của các ngân hàng.
  • Tuyệt đối không chụp hình khoe thẻ UnionPay lên mạng. Vì để thanh toán online chỉ cần số được in trên thẻ, họ tên chủ thẻ, ngày hết hạn và số CVN2(Card Validation Number 2) ở phía sau thẻ là xong. Số CVN này cũng giống như số CVV . Do đó nếu lộ ra thì sẽ có người sử dụng tiền giúp bạn.
  • Đi ăn, mua hàng thanh toán bằng thẻ UnionPay thì bạn nên trực tiếp cầm thẻ mà cà. Không nên đưa cho nhân viên đi cà giùm. Bởi vì không ai biết được họ có ý đồ gì với thẻ của bạn hay không.
  • Hãy ghi nhớ số CVN2 trên phía sau thẻ UnionPay. Sau khi đã nhớ thì cạo bỏ để hạn chế rủi ro khi rớt thẻ hoặc bị người khác xem.
  • Nên đăng ký dịch vụ SMS thông báo mỗi khi thẻ UnionPay có thay đổi về số tiền. Như có giao dịch hay bị trừ. Để biết mà kịp thời ngăn chặn các khoản thanh toán mà không phải của bạn.
  • Khi mất thẻ, hay có phát sinh giao dịch không phải của bạn thì nên gọi ngay lên hotline của ngân hàng cung cấp thẻ cho bạn yêu cầu khóa thẻ ngay. Và hãy lên ngân hàng càng sớm càng tốt để giải quyết.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu thẻ UnionPay là thẻ gì và dùng để làm gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về thẻ UnionPay. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tìm hiểu thương hiệu dịch vụ thẻ Diner Club International là gì? nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để luôn có thông tin mới mẻ.

Tìm hiểu về dịch vụ chuyển tiền Western Union là gì?

Western Union là gì? Dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: OTP là gì – Keylogger là gì – Spyware là gì – Thẻ tín dụng là gì

Western Union là gì?

Western Union là dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế có trụ sở ở Mỹ. Western Union có thể đọc theo kiểu Việt Nam là Quét tờn u niền. Hiện nay thì Western Union đã  có mặt ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo số liệu Western Union công bố thì họ đã chuyển hơn 150 tỷ đô la Mỹ trong năm 2015, giao dịch hơn 130 loại tiền tệ, trung bình 1 giây sẽ có 31 giao dịch trong năm 2015.

Tìm hiểu về dịch vụ chuyển tiền Western Union là gì?

Khi bạn đến với dịch vụ chuyển tiền Western Union thì việc gửi hay nhận tiền cá nhân mình đánh giá là cực kỳ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với các dịch vụ chuyển tiền qua ngân hàng.

Khi có Mã số nhận tiền hay còn gọi là số MTCN ( MTCN là viết tắt của từ Money Transfer Control Number) thì chỉ cần vài phút là có thể nhận tiền được.

Bởi vì những lý do đây

  • Những đại lý, địa điểm cho phép rút tiền, gửi tiền bằng Western Union hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam rất nhiều. Miễn nơi nào có treo bảng hiệu Western Union là bạn có thể ghé vào để giao dịch.
  • Nhận ngoại tệ dễ dàng. Khi nhận tiền từ Western Union bạn có thể lựa chọn giữ nguyên đơn vị tiền tệ hay chuyển sang đơn vị tiền tệ của nước đó. Ví dụ: bạn đi lãnh 100$ từ người thân gửi cho bạn. Khi bạn ra nhận, đại lý sẽ hỏi bạn nhận tiền Việt Nam hay USD. Còn nếu nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng thì thường bạn phải có tài khoản USD để nhận thì mới giữ nguyên được đơn vị tiền tệ, còn không thì sẽ bị quy đổi ra tiền Việt cả.
  • Có thể nhận tiền Western Union online tại 1 số ngân hàng. Như mình biết 1 số ngân hàng đã tích hợp vào Internet banking của khách hàng việc nhận tiền Western Union online. Do đó chỉ cần ngồi trước thiết bị có kết nối Internet là vẫn có thể rút tiền được mà không cần phải ra ngân hàng. (Lưu ý cái này chỉ áp dụng cho những tài khoản có họ tên chủ tài khoản giống như họ tên người nhận tiền Western Union mới nhận được)
  • Thủ tục nhận rất đơn giản chỉ cần biết họ tên người gửi tiền, số tiền, mã số nhận tiền,…

Các hình thức để gửi tiền bằng dịch Western Union:

  • Gửi tiền trực tuyến online. (Đáng tiếc là hình thức ở Việt Nam chưa có.)
  • Qua ứng dụng Western Union Money Transfer trên Android và IOS. (Chưa áp dụng ở Việt Nam)
  • Qua điện thoại (Chưa áp dụng ở Việt Nam)
  • Qua các đại lý của Western Union. Hình thức là hình thức duy nhất hiện nay ở Việt Nam. Thường các đại lý là các ngân hàng hay các tiệm vàng có treo bảng Western Union. Thì đây chính là đại lý, bạn có thể vô giao dịch chuyển tiền hay nhận tiền từ Western Union dễ dàng.
  • Gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của người nhận. Hình thức này thì người gửi cần phải điền thông tin gồm họ tên người nhận, tên ngân hàng trong tiếng Anh, Số BIC hay còn gọi là SWIFT code và số tài khoản ngân hàng của người nhận.

Western Union

Nguồn ảnh wikipedia.org

Các hình thức để nhận tiền Western Union

  • Nhận bằng tiền mặt tại các đại lý của Western Union. Với hình thức này, bạn ra đại lý điền vào tờ phiếu nhận tiền (To Receive money) những thông tin mà bạn nhận được.
    Cụ thể bạn cần phải có những thông tin sau:

      • Mã số nhận tiền hay còn gọi là số MTCN ( MTCN là viết tắt của từ Money Transfer Control Number).
      • Họ tên người gửi tiền cho bạn.
      • Quốc gia gửi tiền cho bạn. Ví dụ người gửi tiền cho bạn ở Mỹ thì bạn ghi Mỹ hay Hoa Kỳ vô.
      • Số tiền được nhận. Ví dụ họ gửi bạn 105$ thì ghi 105 USD vào.
      • Câu hỏi kiểm tra và Câu trả lời nếu có

    Ngoài ra bạn phải mang theo CMND hoặc giấy tờ như hộ chiếu lên để xác minh bạn chính là người nhận tiền. Lưu ý là không cho nhận giùm đâu nha. Tên ai thì người đó phải ra nhận.

  • Nhận tiền qua tài khoản ngân hàng. Hình thức thì người nhận chỉ cần chờ khoảng 2 ngày thì tiền sẽ vào tài khoản.
  • Nhận tiền qua thẻ Prepaid card hay còn gọi là thẻ trả trước của Western Union. Ở Việt Nam thì không có nhận qua thẻ này.
  • Nhận online qua các ngân hàng có cung cấp dịch vụ nhận tiền Western Union online trực tuyến. Như ACB, Techcombank, Vietin, Vpbank,… Nhưng để nhận bằng cách này thì bạn phải có tài khoản ngân hàng tại những ngân hàng này và sử dụng Internet banking.
  • Nhận tiền qua ví điện thoai. (Hình thức này ở Việt Nam không áp dụng).

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về dịch vụ chuyển tiền Western Union là gì, đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về Western Union . Hẹn gặp ở bài viết Trào lưu PPAP hay Pen Pineapple Apple Pen là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Thông tin trong bài viết được tham khảo từ trang:

https://corporate.westernunion.com/index.html

Mạt cưa mướp đắng là gì và hay dùng lúc nào?

Mạt cưa mướp đắng là gì?

Mạt cưa mướp đắng là cụm từ để chỉ 2 bên xung đột nhau vì lỗi của 2 bên, chứ không bên nào nhẹ tội hơn bên nào.

Có thể bạn quan tâm: Ponzi là gì – CVV là gì – CMT là gì – Mã PIN ATM là gì

Cụm từ này xuất hiện từ 1 điển tích của Trung Hoa. Nội dung chuyện kể về một anh học trò (tức là những người học Nho giáo nhưng chưa làm quan) có mưu đồ buôn bán gian lận. Anh ta đã trộn mạt cưa giả làm cám heo để ra chợ bán.

Nhưng bán hoài không ai mua. Sau đó có cô gái bưng thùng mướp và đổi với chàng ta. Nhưng hóa ra đó là loại mướp đắng không ăn được. Trái mướp đắng này không phải là trái khổ qua hay hủ hoa của Nam Bộ nhé.

Mạt cưa mướp đắng dùng lúc nào và thay thế được cụm từ nào?

Nhân vụ lùm xùm gần đây giữa một đại gia tên là Cao Toàn Mỹ và Trương Thị Phương Nga. Chúng ta thấy rằng 1 bên thì bỏ tiền để thỏa mãn thân xác, còn 1 bên lợi dụng thân xác để kiếm tiền.

Nếu không xét đến tuyên bố của tòa thì cả 2 đều vi phạm luật. Một bên vi phạm luật hôn nhân gia đình, một bên có thể vướng vào tội hình sự. Để kết luận tạm cho 2 người này, ta dùng cụm từ mạt cưa mướp đắng là gần như bao quát tính chất sự việc.

mat-cua-muop-dang-la-gi

Ví dụ cách dùng: “Hai đứa nó á hả! Cũng thuộc loại mạt cưa mướp đắng cả thôi!”

Các cụm từ có thể dùng thay thế cho từ mạt cưa mướp đắng là: mèo mả gà đồng, ông ăn chả thì bà ăn nem, 49 gặp 50…

Hy vọng qua bài viết Mạt cưa mướp đắng là gì và hay dùng lúc nào đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tìm hiểu thẻ UnionPay là thẻ gì và dùng để làm gì nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

Comment hay cmt là gì và xuất phát từ đâu?

Comment là gì?

Comment là từ tiếng Anh có nghĩa là bình luận hoặc ý kiến theo nghĩa tiếng Việt. Chúng ta bắt đầu quen với dạng comment từ thời phong trào xài blog 360 của Yahoo. Trước đó, comment đã xuất hiện từ trước ở các forum hay diễn đàn trực tuyến. Lúc đó, nó đã được dịch ra là bình luận. Comment là nơi mọi người thể hiện ý kiến của mình về bài viết trực tiếp bên dưới. Tuy nhiên, các ý kiến của người dùng sẽ do chính chủ nhân bài viết quyết định tồn tại hay không tồn tại.

Có thể bạn quan tâm: Mã PIN là gì – Philip Kotler là ai – Friendzone là gì

Cmt là gì?

Không phải viết tắt của cụm từ chứng minh thư, cmt chính là viết tắt của chữ comment mà mọi người thường dùng. Có khi một số người viết là commen hay gọi tắt là còm. Có một số ít những người học thời xưa đọc chại thành com măng, nhưng có lẽ ít ai dùng chữ này bây giờ. Khi chat với bất cứ người nào, nếu viết comment quá dài, bạn có thể dùng cmt để viết tắt, tuy nhiên sẽ có người hiểu lầm nó là chứng minh thư như đã nói trước.

comment-cmt-la-gi

Comment dùng để làm gì và tại sao nó quan trọng?

Nó dùng với nhiều mục đích khác nhau, cả xấu lẫn tốt. Chúng ta dùng comment cho những mục đích như:

  • Lắng nghe ý kiến bạn đọc về bài viết, về chủ đề thời sự.
  • Phản biện vấn đề được nêu của người đọc với người viết.
  • Ném đá, công kích cá nhân, ngụy biện để làm rối loạn định hướng người đọc.
  • Nội dung được tham khảo nhiều nhất trên các trang giải trí, thậm chí nhiều người vào đọc comment trước cả bài chính.
  • Với cái SEOer hay những người thực hiện công việc SEO. Comment là mảnh đất màu mỡ để nâng cao thứ hạng từ khóa cho web. Người ta hay gọi bằng thuật ngữ trong nghề là đi link hay tạo backlink.
  • Nó được xem là giá trị của bài viết. Chính Google cũng xếp hạng bài viết có tương tác bằng cmt hay bình luận. Tuy nhiên, họ đánh giá bao nhiêu % thì là 1 ẩn số mà SEOer nào cũng muốn biết.

Comment thể hiện văn hóa người đọc. Vì thế, khi gặp 1 bài viết hay chủ đề bạn không thích. Hãy comment lịch sự vì chúng ta đang ở trong thế giới văn minh phẳng! Những gì bạn làm trên mạng sẽ được truyền đi khắp thế giới.

Hy vọng qua bài viết Comment hay cmt là gì và xuất phát từ đâu? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tìm hiểu CVV – CVV2 – CVC – CVC2 – CID – CAV – CAV2 là gì nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

Tìm hiểu mã số xác thực OTP là gì và dùng để làm gì?

OTP là gì? OTP là viết tắt của chữ gì? Mã số thực OTP được dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về OTP qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: SWIFT code là gì – Keylogger là gì – Hộ chiếu Việt Nam đi được bao nhiêu nước

OTP là gì?

OTP là một từ được viết tắt trong tiếng Anh của từ One Time Password. Dịch sang tiếng Việt từ này có nghĩa là mật khẩu chỉ sử dụng một lần. OTP như tên gọi của  chiỉ sử dụng 1 lần mà thôi. Bạn không thể tái sử dụng lần sau được nữa.

OTP thường dùng được dùng làm lớp thứ 2 để xác minh giao dịch trong giao dịch ngân hàng, xác minh đăng nhập trên tài khoản email, tài khoản mạng xã hội,…

Mã OTP được tạo ra từng những thuật toán từ những thuật toán như nhầm sinh ra mã OTP ngẫu nhiên. Việc sử dụng mã OTP được dùng để gia tăng lớp bảo mật.

Có 3 cách tạo OTP phổ biến:
1. Đồng bộ theo thời gian giữa máy chủ và người nhận để tạo hiệu lực trong khoảng thời gian ngắn. Thường là 3 phút
2. Dựa theo nguyên tắc số học để tạo mật khẩu mới dựa trên mật khẩu cũ.
3. Dựa theo nguyên tắc số học cùng với nguyên tắc khác để tạo mật khẩu mới

Tìm hiểu mã số xác thực OTP là gì và dùng để làm gì?

OTP dùng để làm gì?

Mã OTP hiện nay được dùng rất phổ biến. Hình thức phổ biến nhất của mã OTP là được dùng làm mã xác thực trong xác minh 2 lớp (xác minh 2 bước) dùng xác thực các giao dịch ngân hàng, ngăn chặn giảm thiểu những rủi ro bị tấn công khi lộ hay bị dò trúng mật khẩu….

Ví dụ

Như hiện nay thì tài khoản google, tài khoản facebook, tài khoản email hiện nay đều có chức năng bảo mật 2 lớp. Một khi bạn đã bật lên thì sau đăng nhập vào tài khoản. Bạn bắt buộc phải nhập thêm mã OTP được gửi qua SMS vào điện thoại bạn hay mã được hiện trên các chương trình tạo mã OTP.

Các chương trình tạo mã OTP hiện nay có thể kể đến như Google Authenticator, Microsoft Authenticator, Authy,… Nếu bạn nhập đúng thì sẽ vào được tài khoản. Còn sai thì sẽ bị chặn lại ở bước nhập mã OTP này.

Nếu như lỡ bạn có lộ mật khẩu thì chính bước bảo mật 2 lớp này sẽ giúp bạn chặn lại rủi ro. Vì họ không thể nào có mã OTP mà đăng nhập vào. Trừ khi bạn để lộ luôn cái mã này thì đúng bó tay.

Không chỉ áp dụng cho các tài khoản online, mã OTP còn được các ngân hàng áp dụng vào để xác nhận khi bạn chuyển khoản online trên Internet Banking. Mã xác nhận sẽ được gửi về điện thoại đăng ký với ngân hàng. Nếu nhận đúng thì giao dịch sẽ hoàn thành còn sai sẽ bị hủy.

Hiện nay thì bạn thể nhận mã OTP qua các cách sau

Qua tin nhắn SMS

Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Mình cũng hay dùng cái này. Bởi vì nếu có ai xâm nhập tài khoản của mình thì sẽ nhận được tin nhắn SMS. Do đó sẽ cẩn thận mà đổi mật khẩu để an toàn. Tuy nhiên cách nhận này, cũng có rủi ro đi kèm.

Như Việt Nam hay dùng sim rác đăng ký, sau này lại vứt số. Tới khi cần lại không có số điện thoại để nhận tin nhắn. Đôi khi nhà mạng trục trặc hay chặn tin nhắn SMS, khiến bạn không có mã OTP để truy cập. Khi ra nước ngoài thì việc nhận mã OTP qua SMS xem như phế.

Qua các chương trình ứng dụng tạo mã OTP

Bằng việc sử dụng các chương trình tạo mã OTP như Google Authenticator, Microsoft Authenticator, Authy,… Khi chọn sử dụng bằng cách này. Thì sẽ được cung cấp 1 mã vạch qr code để quét vào bằng điện thoại hoặc 1 là đoạn văn bản để nhập thủ công vào các chương trình đã nói ở trên. Việc này nhằm để tạo mã OTP tự động theo thời gian.

Lưu ý

Khi sử dụng dạng này thì bạn nên nhớ lưu lại đoạn mã hay qr code này vào nơi nào đó. Bởi vì nếu lỡ mất điện thoại hay cài lại máy thì bạn sẽ bị mất hết những thông tin đã nhập vào để sinh mã OTP. Sao lưu lại để còn có cái mà thêm vô lại. Không thì lại dính phải vụ biết mật khẩu nhưng không thể vào được do không có mã OTP.

Tương tự như trường hợp mất điện thoại ở trên. Ưu điểm của cách này là không lo vụ bị chặn tin nhắn SMS hay đi ra nước ngoài không nhận được mã OTP. Nếu bạn sử dụng lựa chọn này mình khuyên bạn nên dùng Authy. Mình sẽ có 1 bài viết giới thiệu về ứng dụng Authy này.

Qua thiết bị cứng

Thiết bị này thường được cung cấp, sử dụng trong lãnh vực ngân hàng và được cung cấp cho khách hàng. Thiết bị này được gắn chip để tự sinh mã OTP liên tục tương tự như các chương trình ứng dụng tạo mã OTP.

Ưu điểm của thiết bị này là bảo mật, tránh những rủi ro. Tuy nhiên bạn phải bỏ tiền ra mua thiết bị, nếu mất lại phải tốn tiền làm lại. Và chỉ dùng để sinh 1 mã OTP cho 1 dịch vụ. Ví dụ như 1 tài khoản ngân hàng mà thôi. Do đó xét về mặt kinh tế thì phương án này khá tốn kém.

OTP ma trận

OTP ma trận thì dạng này thì người sử dụng được cấp 1 bảng ma trận nhầm để kết hợp tạo mã OTP. Dạng này thì ít ai sử dụng. Vì khi sử dụng hết phải đi ra mua hoặc xin cấp tiếp.

…Vài các loại khác nữa

Bản thân mình hầu như tài khoản nào có hổ trợ bảo mật 2 lớp là bật hết, để nhầm tăng cường bảo mật cho tài khoản. Nhất là các tài khoản email. Còn nguyên nhân tại sao thì bạn có thể tham khảo tại bài viết này: Tại sao phải bảo mật Email

Tóm lại, việc bật thêm bảo mật 2 lớp tuy có hơi phiền phức mất thêm thời gian, nhưng việc này bảo vệ cho các tài khoản của bạn được an toàn. Do đó nên bật bảo mật 2 lớp để kích hoạt sử dụng mã OTP mỗi khi đăng nhập.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu mã số xác thực OTP là gì và dùng để làm gì, đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về mã OTP. Hẹn gặp ở bài viết Western Union là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Philip Kotler là ai và tại sao ông là cha đẻ marketing hiện đại?

Philip Kotler là ai?

Philip Kotler là Giáo sư người Mỹ chuyên giảng dạy, tư vấn cho doanh nghiệp về quản trị marketing. Ông có nhiều sách về marketing giá trị và là sách gối đầu giường của những ai học và làm marketing trên toàn thế giới. Đến nay, ông đã xuất bản được 55 quyển sách.

Có thể bạn quan tâm: Email marketing là gì – Quảng cáo trong Marketing là gì

Ông giảng dạy tại Trường Quản trị Kellogg thuộc Đại học Northwestern (Kellogg School of Management at Northwestern University). Ông làm tư vấn marketing cho các thương hiệu lớn của Mỹ như IBM, Bank of America, Ford, AT&T, JP Morgan, SAS Airlines và toàn cầu như Airbus, Michelin,…

Bố mẹ ông là người Ucraina, di cư đến Mỹ năm 1917. Ông sinh năm 1931, học tại các đại học lớn như Chicago (Thạc sỹ), Massachusetts Institute of Technology – MIT (Tiến sỹ) và làm khoảng 1 năm tại khoa Toán của Havard.

????????????????????????????

Tem Indonesia phát hành mừng sự hợp tác giữa Philip Kotler với đảo quốc này.

Tại sao ông Philip Kotler là cha đẻ của marketing hiện đại?

Trước khi ông Philip Kotler giảng dạy về marketing năm 1962 tại Kellogg. Marketing đã có từ trước đó chứ không phải đến khi ông phát triển lý thuyết mới có. Marketing trước đó trải qua các giai đoạn như:

  • Giai đoạn sản xuất
  • Giai đoạn sản phẩm
  • Giai đoạn bán hàng
  • Giai đoạn marketing hiện đại
  • Giai đoạn marketing xã hội

Các giai đoạn này bạn có thể tham khảo trong bất kỳ cuốn marketing căn bản nào biên soạn và dịch tại Việt Nam. Quan điểm của ông ứng với giai đoạn thứ 4 và các thương hiệu lớn toàn cầu đã áp dụng giai đoạn thứ 5. Marketing hiện đại của ông đã phát triển thành quy trình hướng vào nhu cầu khách hàng, thăm dò thị trường chính xác và giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh.

“If you don’t serve your customer, then your job is serve someone to does it”

16/8/2007, ông đã từng tới Việt Nam nói về marketing. Ông có gợi ý xây dựng Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới. Tuy nhiên, sau này có nhiều phản biện nói là bếp ăn chỉ là cách nói ngoại giao của ông. Vì ẩm thực khó mà trở thành ngành mũi nhọn vì nó liên quan đến cảm nhận cá nhân nhiều hơn. Nhưng xét khách quan, ẩm thực Việt Nam không tệ chút nào.

Quyển sách nên đọc của Philip Kotler về marketing

Các bạn nên đọc Quản trị Marketing của ông. Vì đây là cuốn sách chứa đựng đầy đủ nhất quan điểm, cách phát triển, phương thức triển khai, xác định vị thế thị trường… và từ đó đưa ra đối sách marketing phù hợp. quan-tri-marketing

Các phần bạn nên đọc: Các loại định vị, dòng đời của sản phẩm, chiến lược theo vị thế thị trường.

Ngoài ra còn có nhiều cuốn sách của ông đã có bản tiếng Việt như: Mười sai lầm chết người trong tiếp thị, Thấu hiểu Tiếp thị từ A đến Z, Tiếp thị phá cách, Kotler bàn về tiếp thị, Marketing 3.0…

Hy vọng qua bài viết Philip Kotler là ai và tại sao ông là cha đẻ marketing hiện đại đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Mã PIN là gì nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

Tham khảo Wikipedia và các nguồn khác

Friendzone là gì và sao nó ám ảnh các chàng trai?

Friendzone có nghĩa là gì, là cái gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Chú Cuội là ai – Tết Trung Thu là gì – Ở giá là gì

Friendzone là gì?

Friendzone theo cách hiểu phổ biến là một chàng trai gần như không thể tiến xa trong quan hệ với cô gái khác. Cô ta chỉ coi anh ấy là bạn, mặc cho những nỗ lực của chàng trai để có tình cảm của cô ấy.

Friendzone là từ ghép giữa 2 chữ friend nghĩa là bạn, zone là vùng, khu vực. Chữ này xuất hiện đã lâu, nhưng bùng phát trên cộng đồng mạng Việt Nam từ năm 2014 với sự phát triển của haivl và các trang hài khác.

 

Biểu tượng Friendzone

Biểu tượng mới cho tình trạng Friendzone đang gây sốt trên Voz và các trang nước ngoài khác. Bạn đã từng gặp phải?

Vì sao friendzone ảm ảnh các chàng trai?

Các chàng trai thì suy nghĩ đơn giản, mình tốt với cô ấy thì cô ấy yêu mình. Nhưng tình yêu không đơn giản thế.

Một cô gái có nhiều đối tượng theo đuổi, ngay cả cô gái bạn nghĩ không có gì nổi bật thì cũng có vài cái đuôi tán tỉnh. Vì thế, đừng coi thường bất kỳ người con gái nào.

Và sau bao nhiêu nỗ lực, cô gái ấy chả mảy may rung động. Có những giả thiết như sau:

  • Bạn thể hiện tình cảm quá sớm.
  • Cô ấy chưa kịp nhận ra mục đích của bạn.
  • Cô ấy đang lựa chọn.
  • Cô ấy đang có sẵn ý trung nhân.
  • Bạn là giải pháp dự phòng.
  • Cô ấy là lesbian kín.

Và tất nhiên, sau tất cả những nỗ lực mà bị phũ như thế, các chàng trai tuyệt vọng, buồn chán, mất tự tin… Nhưng chỉ vài lần thôi, bạn sẽ quen ấy mà. Người bán hàng giỏi nhất còn bị từ chối, bạn mới tỏ tình mà thất bại thì cũng thường thôi.

Friendzone như cái vòng kim cô của Tôn Ngộ Không vậy? Muốn khỏi bị đau thì đừng gặp cô gái nào biết cách niệm thần chú.

7 - Friendzone là gì và sao nó ám ảnh các chàng trai?

Một tấm ảnh chế đau đớn cho tình trạng friendzone (Nguồn: hội ảnh chế)

Cách thoát khỏi friendzone như thế nào?

Dễ nhất: Tìm người khác

Chai lỳ nhất: hãy tiếp tục yêu đến khi bạn tìm được người khác, hoặc may mắn hơn cô ấy chấp nhận bạn.

Ảo tưởng nhất: tán nhiều người có điều kiện tốt hơn, để gái vây quanh khiến cô ấy nổi ghen. Chống chỉ định cho những ai sống quá thành thật, kỹ năng cua gái quá tồi.

Thoải mái nhất: Quên những người cần quên, ăn những gì bạn thích, đi những nơi bạn muốn… Chăm sóc mình thật tốt và tán những ai bạn thích.

Cấp kỳ nhất: rủ bạn bè nhậu chung 1 bữa, khóc trong 1 buổi rồi mai vui vẻ sống tiếp. Cứ như Quẳng gánh lo đi mà vui sống ấy!

Và tất nhiên, thoát cách nào tùy bạn, friendzone là vấn đề của bạn. Tất cả những ý kiến khác chỉ là tham khảo. Đừng cố bắt chước ai, vì trách nhiệm là bạn chịu chứ người tư vấn không chịu. Đừng để lọt vào Brotherzone hay Fatherzone nhé, nếu thế thì FA vẫn thích hơn đó bạn.

friendzone-la-gi

Hy vọng qua bài viết Friendzone là gì và sao nó ám ảnh các chàng trai đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Philip Kotler là ai và tại sao ông là cha đẻ marketing hiện đại nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để luôn có thông tin mới mẻ.