Chexit là gì?
Chexit là thuật ngữ tiếng Anh mới xuất phát từ 2 từ tiếng Anh gốc là China và exit. Nghĩa là Trung Quốc phải rời khỏi biển Đông (hay còn gọi là biển Nam Trung Hoa – South China Sea theo tên quốc tế).
Có thể bạn quan tâm: Nghề Event là gì – Taiwan ở đâu – Donald Trump là ai
Thuật ngữ tên quốc gia ghép với chữ exit trong tiếng Anh đang rộ trong thời gian gần đây. Kể từ khi Liên hiệp Anh rời EU, việc chế chữ này càng ngày càng phổ biến hơn.
Chexit xuất phát từ đâu và có khác gì với Brexit?
Chexit xuất phát từ truyền thông của Philippines. Ngày 12/07/2016, Tòa án quốc tế PCA đã ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với quan điểm đường 9 đoạn (dân gian Việt Nam gọi là đường lưỡi bò) là vô giá trị, thiếu căn cứ pháp lý, lịch sử.
Người dân Philippines vui mừng vì phán quyết này, họ muốn Trung Quốc rời khỏi khu vực đánh cá đã chiếm giữ trái phép càng sớm càng tốt. Truyền thông Philippines đã tạo ra chữ Chexit để ám chỉ điều này.
Chexit khác hoàn toàn với Brexit ở các điểm sau:
- Chexit là sự áp lực bắt buộc rời đi, Brexit là sự tự nguyện sau khi trưng cầu dân ý.
- Chexit là rời khỏi Biển Đông, Brexit là rời khỏi EU.
- Chexit là nói về Trung Hoa, Brexit là nói về nước Anh.
- Chexit nói về tranh chấp lãnh thổ, Brexit nói về sự hợp tác quốc tế.
Philipines là nước nào và ở đâu?
Philipines chính là nước Phi Luật Tân theo cách đọc bằng phiên âm Hán Việt. Đây là một quốc đảo bao gồm 7.000 đảo. Philipines nằm ở phía Đông của Biển Đông và họ đặt tên cho biển Đông là biển Tây hay Biển Tây Philipines.
Philippines là một quốc gia có xung đột chủ quyền vùng Trường Sa với Việt Nam. Đảo chính họ chiếm đóng là đảo Thị Tứ theo cách đặt tên của Việt Nam. Ngoài ra, có 1 bãi đá họ chiếm đóng bằng cách cho tàu chiến cũ ủi lên đó, đó chính là con tàu BRP Sierra Madre, bây giờ đang nằm trên bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngoài ra, một quốc gia khác là Malaysia cũng có đòi hỏi chủ quyền ở Trường Sa, nhưng chỉ một ít nhóm đảo và đá ở phía Nam.
Hy vọng qua bài viết Chexit có ý nghĩa là gì và xuất phát từ đâu? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Trung tâm thông tin tín dụng CIC hay CICB là tổ chức gì?. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ nhé.