Tìm hiểu Brexit là gì, tác động gì đến kinh tế EU và thế giới?

Hiện nay, từ Brexit đang rất hot. Vậy Brexit là gì? Brexit có nghĩa ra sao? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về Brexit qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: TPP là gì – Google là gì – VIP là gì hay SEO là gì

Brexit là gì?

Brexit là một thuật ngữ được gộm từ 2 từ trong tiếng Anh mà tạo thành. Cụ thể như sau: Britain ( có nghĩa là Liên Hiệp Vương Quốc Anh). Còn exit (nghĩa là thoát khỏi, thoát ra).

Kết hợp 2 từ này ta sẽ có cụm từ Brexit. Brexit có nghĩa là Liên Hiệp Vương Quốc Anh thoát ra khỏi. Mà thoát ra khỏi ở đây là liên minh Châu Âu.

Ý nghĩa cụm từ Brexit là ủng hộ cho Liên Hiệp Vương Quốc Anh rời khỏi khối Liên Minh Châu Âu (EU – Europe Union). Xem thêm chi tiết EU là gì.

Tìm hiểu Brexit có nghĩa là gì?
Nguồn ảnh: business-standard.com

Nguồn gốc của Brexit

Brexit được manh nha từ năm 1973, khi Liên Hiệp Vương Quốc Anh (gọi tắt là Anh) bắt đầu gia nhập vào cộng đồng kinh tế châu Âu EEC (tiền thân của EU ngày nay).

Dân Anh là một sắc dân bảo thủ và thích đứng ngoài cuộc của châu Âu, như cái cách mà khi Anh làm bá chủ thế giới trước thế chiến thứ 2 (WW2). Thậm chí sau khi gia nhập EU, nhiều nghị sĩ còn chống lại việc tham gia vào đồng tiền chung châu Âu là Euro.

BREXIT-LA-GI

Các nước lục địa thuộc EU còn tham gia một hiệp ước tự do đi lại có tên là Shengen. Nhưng Anh cũng không tham gia vì muốn bảo vệ quyền lợi cho mình và những chống đối trong nước.

Có thể thấy, lực lượng chính trị Anh chống lại EU luôn tiềm ẩn và chỉ chờ cơ hội rời bỏ EU. Trong những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế, thành viên EU vỡ nợ, khủng hoảng di cư đã đẩy EU vào tình cảnh khó khăn. Đây là đống rơm khô cho sự bùng nổ ly khai của Anh khỏi EU.

Vì sao lại phải thoát khỏi EU?

Ở trong liên minh Châu Âu hay còn gọi là EU. Liên Hiệp Vương Quốc Anh họ chịu rất nhiều thiệt thòi. Nhưng những chính sách chung của Châu Âu sẽ được áp cho nước Anh.

Tỷ giá bảng Anh thì cao hơn so với đồng Euro. Do đó khiến cho chi phí sản xuất hàng tại Anh đắt hơn so với các nước khác. Do đó hàng từ Anh sẽ bị giảm khả năng cạnh tranh so với các mặt hàng từ nước khác.

Đóng góp ngân sách cho EU nhiều mà hưởng lợi ích thì không bao nhiêu.

Cụ thể hơn có thể lấy ví dụ về nghành thép:

Đây là một trong những nghành huyết mạch. Nhưng do những ràng buộc với thuế suất của EU áp dụng chung. Khiến nghành thép của Anh không thể nào cạnh tranh nổi với thép giá rẻ được nhập từ Trung Quốc.

Việc này dẫn đến các tập đoàn thép phải sa thải nhân viên. Dẫn đến thất nghiệp, thiếu việc làm. Chưa kể đến tình trạng hiện nay người dân tị nạn nhập cư vào Châu Âu rất nhiều. Họ sẽ cạnh tranh giành việc làm với những người bản địa.

Tiêu biểu về sự sa sút của nghành thép có thể nói đến việc tập đoàn thép Tata cắt giảm nhân lực. Thâm chí cũng có nguồn tin là Tata sẽ bán các nhà máy thép của mình tại Anh.

Ngoài còn rất nhiều lý do khác khiến cho phe ủng hộ Anh rời EU chiến thắng trong cuộc trưng cầu. Cụ thể, vào ngày 23/06/2016, cuộc trưng cầu cho việc rời hay ở lại EU được thực hiện.

Kết quả vào sáng 25/06/2016 theo giờ Việt Nam cho thấy:

  • Ủng hộ rời EU đạt 51,89% số phiếu
  • Ủng hộ ở lại EU đạt 48,11% số phiếu

Với kết quả này thì xem như đã đồng ý rời EU. Tuy nhiên cần phải chờ các thủ tục này nọ nữa.

Có việc rất “vui” là khi đã bỏ phiếu xong có kết quả. Thì có những người mới đi tìm hiểu xem EU là gì. Có vụ ý kiến yêu cầu trưng cầu lại lần 2. Nhưng theo bản thân mình là rất khó có lần 2.

Việc rời khỏi EU của Anh không chỉ tác động đến nền kinh tế của Anh, EU mà còn tác động lên cả thế giới. Hiện nay thì ở Việt Nam xu hướng tích trữ vàng hay đô la Mỹ lại tăng lên nữa. Còn đồng Euro và bảng Anh thì rớt giá.

Nước Anh trên nguyên tắc đã chính thức rời EU. Việc rời đi này cần quốc hội và nữ hoàng Anh phê chuẩn mới có hiệu lực. Sau đó, Anh sẽ phải đàm phán lại toàn bộ hiệp ước đã từng tham gia cùng EU hoặc đã thỏa thuận trước đó với tư cách nước ngoài EU.

Cuộc bỏ phiếu tuy chỉ diễn ra tại Anh nhưng đã làm lung lay toàn bộ khối EU với 28 nước thành viên còn lại. Vì Anh là một nền kinh tế lớn và London là một trung tâm tài chính của Châu Âu.

Tại sao Brexit đe dọa kinh tế EU và thế giới

Một cửa ngõ sắp mất

Anh là một cường quốc về tài chính. Nước Anh có London là trung tâm giao dịch tài chính lớn có quan tâm của toàn cầu.

Anh là cửa ngõ tài chính lớn kết nối với thị trường gần 500 triệu dân của EU và thế giới. Khi việc kết nối với EU bị gián đoạn. Anh sẽ rơi vào trạng thái cô lập tạm thời vì sẽ mất ít nhất 2 năm để đàm phán lại quy tắc thương mại với EU.

Anh là một nước đóng góp lớn ngân sách cho EU. Việc rời EU sẽ khiến EU đang trong tình cảnh khó khăn sẽ càng thêm khó. Vì nước gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế trong EU chiếm số lượng lớn, nổi bật nhất là Hy Lạp. Các nước mới gia nhập kinh tế nhỏ yếu như Ba Lan, Hungary đang cố gắng duy trì nền kinh tế của mình.

Anh có một hậu phương lớn là các nước thuộc khối Liên Hiệp Anh, là các nước thuộc địa cũ. Một số trong đó có nền kinh tế lớn như Canada và Úc. Các nước này cung cấp nguyên liệu và thị trường cho các nước EU xuất nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa.

Một EU sắp tan rã

Ireland, một quốc gia có hàng hóa chủ yếu xuất khẩu vào Anh sẽ gặp khó vì nước Anh gần bên. Việc giao thương sẽ gián đoạn hơn vì Ireland không thể đứng một mình thương lượng với Anh, họ phải cùng EU thương lượng lại với Anh. Nhưng không ai biết được vào đường cùng, Ireland có phá rào hay không?

Dù không dùng Euro, nhưng việc mất đi một trụ cột có mặt trong G7 như Anh sẽ làm suy yếu đồng Euro. Kéo theo nhiều quốc gia muốn bỏ EU ngay như nước đã sáng lập nó như Pháp và Hà Lan. Sự tan vỡ đang hiển hiện trước mắt. Một Liên Bang Châu Âu đã xa vời vì một cuộc trưng câu dân ý có sự tham gia của Brexit.

Một thế giới đảo lộn

30% doanh số tại châu Âu của công ty Mĩ bắt nguồn từ Anh. Thậm chí London còn là địa điểm thích hợp để đặt văn phòng vì đồng ngôn ngữ, nhân lực chất lượng cao, tài chính dồi dào và dễ dàng ra vào 27 nước EU còn lại. Vậy các công ty Mĩ sẽ thế nào nếu họ đặt văn phòng ở London và không tới được 27 nước còn lại?

BREXIT-AFFECT

30% doanh số tại châu Âu của công ty Mĩ bắt nguồn từ Anh (Nguồn: Cục TK Hoa Kì)

Thị trường chứng khoán Nhật đóng cửa, Nikkei ngừng giao dịch, tỷ giá đồng Yen tăng chót vót vì nhà đầu tư đang bỏ Euro lẫn Bảng Anh để tìm nơi trú ẩn mới. Xuất khẩu Nhật bị ảnh hưởng, kỳ vọng phục hồi kinh tế có thể tiêu tan trong năm nay.

Canada (Gia Nã Đại), một nước thuộc Liên Hiệp Anh và cũng là thành viên G7 lo lắng vì các thỏa thuận thương mại tự do đang đi đến giai đoạn kết thúc với EU sẽ bị đình lại vô thời hạn. Anh là nước trung gian giúp Canada tiếp cận EU dễ dàng hơn rất nhiều.

Kịch bản xấu nhất khi cho Anh sau Brexit

Sau WW2, nước Anh vẫn còn khối Liên hiệp Anh (Common Wealth) nên thị trường đối với họ không là vấn đề gì. Tuy nhiên, sau WW2, các nước như Canada, Úc, New Zealand (Tân Tây Lan) nổi lên thành những nền kinh tế hùng cường, quyền lợi của họ gắn liền với bá chủ mới là Mĩ nên việc phát triển kinh tế của các nước này gần như chẳng lệ thuộc vào Anh.

Việc quay lại khống chế khối Liên Hiệp Anh là bất khả thi, vì Anh nếu làm cửa ngõ vào châu Âu của các nước khối Liên Hiệp Anh, Anh sẽ là đối trọng lớn, khi không còn EU, Anh sẽ trở nên nhỏ bé hơn.

Việc cay cú Mĩ làm mất vị thế Anh luôn còn trong tiềm thức người dân. Có thể Anh sẽ phải liên hệ chặt chẽ với Mĩ hơn về mọi mặt, nhưng với vị thế nhỏ bé về diện tích và nhân lực. Có lẽ nước Anh sẽ trở thành chư hầu cùng ngôn ngữ với Mĩ.

Và đương nhiên, dân Anh cũng nên quên đi việc trở lại làm bá chủ, vì họ chả còn gì ngoài trung tâm tài chính và một đống tiền.

Cập nhật:

Hậu Brexit

Trang web của Hạ Viện Anh đã đón nhận hơn 2,5 triệu chữ ký đòi tổ chức trưng cầu dân ý lần hai. Thành phần tham gia chủ yếu là người trẻ, dân sống tại các khu vực có quyền lợi liên quan trực tiếp với EU như London, Scotland và Bắc Ireland.

Số lượng người Anh tìm kiếm thông tin về EU tăng sau khi có kết quả của Brexit. Từ khóa mà Google Anh Quốc ghi nhận là “EU là gì” “Hậu quả khi rời EU”…

Cũng có ghi nhận của trang báo Global News của Canada là số lượng người Anh tìm hiểu thủ tục di cư qua Canada tăng lên bất thường.

Scotland trước đây đã từng trưng cầu dân ý về việc độc lập khỏi Vương Quốc Anh. Scotland có tỷ lệ người bỏ phiếu ở lại EU cao nhất Liên Hiệp Anh. Các chính khách Scotland đang đe dọa việc tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý về độc lập lần nữa.

EU là gì và có những thành viên nào?

EU là chữ viết tắt tiếng Anh của chữ European Union, tiếng Việt thường dùng là Liên Minh Châu Âu. EU là tổ chức tập hợp các thành viên quốc châu Âu với số lượng 28 nước.

Tổ chức này thành lập vào năm 1950 với mục tiêu gắn kết các nền kinh tế, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hội nhập, tận dụng lợi thế kinh tế của nhau để tạo sức cạnh tranh với các cường quốc như Mĩ, Nhật, Liên Xô.

Tiền thân hoạt động có tên gọi là Cộng đồng Than – Thép châu Âu. Đến này, EU đã bao trùm rất nhiều lĩnh vực của các quốc gia thành viên ngoài kinh tế như: tiền tệ, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB), Tòa án châu Âu, nghị viện châu Âu…

EU là một tổ chức hội nhập và tương trợ kiểu mẫu của thế giới. Các tổ chức khác được thành lập cũng kỳ vọng đi theo mô hình của EU như AU (Africa Union – Liên minh Châu Phi) hay ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á).

Thành viên sáng lập ban đầu bao gồm 6 nước là: Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg (Lục Xâm Bảo).

Qua thời gian phát triển, EU từ 6 nước ban đầu lên 28 nước. Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia Hồi Giáo với lãnh thổ nằm ở 2 lục địa Á – Âu cũng đang chờ xét duyệt để tham gia EU, nhưng do tranh cãi trong vấn đề diệt chủng người Armenia nên hồ sơ còn bị ách lại.

quoc-ky-co-eu

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Brexit là gì, tác động gì đến kinh tế EU và thế giới, đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này. Hẹn gặp ở bài viết Adwords là gì nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang