Chi phí chìm (sink cost) là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về loại chi phí này qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Máy nhắn tin là gì – CEO là gì – Thứ 6 ngày 13 là ngày gì hay Phi Luật Tân là nước nào

Chi phí chìm (sink cost) trong kinh doanh là chi phí gì?

Chi phí chìm sunk cost là chi phí gần như bị mất hẳn hoàn toàn sau khi đầu tư, và việc tái đầu tư không giúp cho việc hoàn vốn. Đây là một thuật ngữ của giới đầu tư có mặt từ lâu đời.

Việc xác định thế nào là chi phí chìm hay chi phí đầu tư rất khó. Vì theo xu hướng, khi có 1 khoản đầu tư thất bại, nhà đầu tư lại đổ thêm tiền vào để cứu vãn nó. Khi đổ thêm tiền như vậy có 2 khả năng xảy ra:

3 - Chi phí chìm sink cost trong kinh doanh là chi phí gì?

  1. Chi phí đó làm bạn tốn kém thêm mà lại chẳng cứu vãn được khoản đầu tư đã bỏ, lại còn tốn kém thêm chi phí phục hồi.
  2. Khoản đầu tư thêm bắt đầu sinh lời và bù dần dần cho khoản đầu tư ban đầu.

Việc đầu tư thêm hay không để cứu khoản chi ban đầu rất khó xác định. Ngoài ra, chi phí chìm còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác kể cả ngành nhân sự.

Ví dụ về chi phí chìm

Để có thể hiểu rõ hơn về chi phí chìm, hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua 2 ví dụ cơ bản này nhé.:

  • Ví dụ 1

Một nhà đầu tư mua mảnh đất giá 10 tỷ. Ông ta muốn đầu tư xây khách sạn cho khu đất đó. Tiếc thay, đất đó lại là đất nông nghiệp. Ông không thể xây khách sạn tại đó và cũng không có kinh nghiệm làm nông.

Tiếc của, ông rào đất lại, đổ thêm đất cho cứng nền mất thêm 1 tỷ nữa rồi rao bán với giá 5 tỷ. Tuy nhiên, đất của ông lại quá hẻo lánh, địa thế không tốt nên cuối cùng ông phải bán cắt lỗ với giá 3 tỷ.

Tổng cộng, ông đã mất 11 tỷ cho khu đất mà chỉ thu lại được 3 tỷ. Đặt trường hợp ông không đầu tư làm rào hay đổ đất mà vẫn bán giá 3 tỷ, ông chỉ lỗ 7 tỷ. Vì thế, chi phí chìm ở đây chính là chi phí mua mảnh đất ban đầu là 10 tỷ.

  • Ví dụ 2

Một công ty thuê trúng nhân sự không phù hợp với công ty. Nhưng đã lỡ ký hợp đồng 1 năm. Giờ sa thải sớm thì phải bồi hoàn hợp đồng là 100 triệu. Công ty tiếc rẻ giữ lại người này và để anh ta làm nhiệm vụ khác. Tuy nhiên, anh ta càng làm càng gây thêm thiệt hại cho công ty, trước khi kết thúc hợp đồng, anh ta khiến công ty mất thêm 50 triệu nữa. Công ty quyết định phải sa thải anh ta và chấp nhận mất 100 triệu đồng.

Vậy công ty đã lỗ mất 150 triệu thay vì sa thải sớm. 100 triệu chính là chi phí chìm không thể khắc phục.

Hy vọng qua 2 ví dụ trên, bạn sẽ hình dung rõ hơn về chi phí chìm. Chí phí chìm quan trọng với nhà đầu tư và startup. Khi đã xác định rõ chi phí chìm, nhanh chóng thừa nhận và ngừng đầu tư thêm theo khẩu ngữ “fail fast” để làm cái khác.

Cám ơn các bạn đã đọc bài Chi phí chìm sunk cost trong kinh doanh là chi phí gì Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

1 Comment

  1. Pingback: Tìm hiểu Blogspot là gì và dùng để làm gì?

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *