Tết Trung Thu là ngày tết gì và khi nào diễn ra 2023?

1 - Tết Trung Thu là ngày tết gì và khi nào diễn ra 2023?

🥮Tết Trung Thu là ngày gì, Trung thu là ngày nào, bao nhiêu trong năm 2021? Nguồn gốc của ngày Trung Thu ra sao? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ngày quốc tế thiếu nhi là gì – Thứ 6 ngày 13 là ngày gì

Tết Trung Thu là ngày gì?

Tết Trung Thu là một ngày lễ truyền thống phi tôn giáo của các dân tộc Á Đông. Tết này tổ chức như mốc đánh dấu kết thúc một vụ mùa trong năm.

Tết này còn có 3 tên gọi khách là: Tết thiếu nhi, Tết trông trăng, Tết đoàn viên…

Ngày này cũng có số phong tục quen thuộc như các ngày lễ phi tôn giáo khác của Á Đông như Tết Đoan Ngọ. Mọi người gặp nhau, thăm hỏi, bày cỗ và ngắm trăng (nguồn gốc cách gọi Tết Trông Trăng là đây).

Đương nhiên, trẻ con những ngày này chạy qua chạy lại vui chơi. Người lớn tặng cho các em bánh, lồng đèn, tổ chức múa lân, hội chợ… để các em vui chơi.

Món ăn khác biệt giữa Tết Trung Thu và Tết Đoạn Ngọ là bánh trung thu. Bánh Trung Thu có 2 loại bánh dẻo và bánh nướng, loại bánh đặc biệt chỉ có khi mùa Trung Thu tới.

Tết Trung Thu diễn ra khi nào, vào ngày nào năm 2023?

Năm 2023, Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 29/09/2023.  Năm nay dịch dã nên chắc dân tình không còn tâm trạng mà ăn trung thu nữa rồi.

Trung Thu diễn ra theo lịch mặt trăng (Âm lịch). Ngày Tết Trung Thu là ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm trăng tròn nhất trong năm, trùng với thời điểm sắp vào thu. Mùa màng bắt đầu được thu hoạch và cất vào kho chờ ngày đông tới.

Chiếu theo dương lịch, Tết Trung Thu thường diễn ra vào Giữa tháng 9 đến đầu tháng 10. Phương Tây gần như không có khái niệm này. Có thể ngày Halloween có nét tương đồng hơn, tuy nhiên nó lại hơi giống hoạt động của Tháng cô hồn của Á Đông hơn.

hqdefault-2

Nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu

Có 3 nguồn gốc của ngày Tết Trung thu:

  1. Bắt nguồn từ các dân tộc theo văn minh lúa nước tại sông Dương Tử và sông Hồng. Đây là ngày thu hoạch vụ mùa. Người dân tụ tập ca hát nhảy múa mừng vụ mùa bội thu. Theo sách phong tục của Phan Kế Bính, dấu hiệu Tết Trung Thu đã ghi nhận trên trống đồng cổ nhất và toàn vẹn nhất là Ngọc Lũ.
  2. Bắt nguồn từ truyền thuyết Đường Minh Hoàng ghé thăm Cung trăng trong mơ. Ông trị bệnh bằng một loại thuốc có thể là một chất gây nghiện. Ông đã mơ đặt chân lên tới mặt trăng, gặp Hằng Nga và dạo quanh ngắm cảnh. Sau đó, vua cho tổ chức lễ hội vào ngày rằm. Lý do này hơi khó thuyết phục vì sau đó ông phải chạy loạn nên một ngày truyền thống được tạo nên lúc này sẽ khó duy trì.
  3. Có sử sách chép rằng Tết Trung Thu có từ thời Xuân Thu. Lúc đó văn minh Trung Hoa còn ở trong khoảng không gian nhỏ hẹp ở phía Bắc Trung Quốc. Có thể họ đã học hỏi nghi lễ này từ những người theo văn minh lúa nước phía Nam. Tuy nhiên, ghi chép về ngày này không nhiều do chiến tranh liên miên. Người dân lo sống còn không ổn nên chẳng ai lo nổi một ngày lễ giữa  năm làm gì.

Bây giờ thì không có tranh cãi nhiều về nguồn gốc của ngày này. Tết Trung Thu trở thành lễ chung của Trung Quốc, Hàn Quốc (tên là Chuseok), Việt Nam và Nhật Bản. Mỗi quốc gia có 1 nghi lễ tổ chức khác nhau cũng như ẩm thực cũng có chút khác biệt nhỏ.

Các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao cũng tổ chức lễ Trung Thu theo truyền thống lâu nay.

tet-trung-thu-la-ngay-gi

Các bài hát dịp trung thu:

Các bài hát thiếu nhi:

https://www.youtube.com/watch?v=fusVTGuCEwk

 

🥮Bánh Trung Thu truyền thống là gì và hiện đại bây giờ ra sao?

🥮Bánh Trung Thu thường là bánh ngọt có vỏ bằng bột mì dày khoảng 1 cm. Tuy nhiên, loại bánh này ở Việt Nam chỉ còn dùng biếu nhau. Các tiệm bánh đã biến tấu thành nhiều vỏ và nhân khác nhau như: vỏ rau câu, vỏ khoai môn, nhân sô cô la, nhân sầu riêng…

Bánh Trung Thu bây giờ có nhiều người tự sản xuất và thực hiện theo quy mô nhỏ. Bánh theo quy mô công nghiệp đang thất sủng vì vị quen thuộc. Bánh dẻo là loại bánh dễ làm nhất. Nhưng do vỏ ngọt ít đậm đà nên bánh nướng vẫn được chuộng hơn.

banh-trung-thu

Hy vọng qua bài viết Tết Trung Thu là ngày tết gì và khi nào diễn ra 2021 đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Chú Cuội là ai và tại sao gắn liền với ngày Tết Trung Thu nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *