Posts tagged Google

Tìm hiểu KPI là gì và dùng để làm gì?

KPI là gì? Nó là nỗi ám ảnh hay là thách thức để phát triển bản thân? Dùng để khen thưởng hay trách phạt? Các doanh nghiệp tại sao cần nó đến như vậy? Vì đây là vấn đề liên quan đến thực tiễn nhiều, lý thuyết các bạn có thể tham khảo rất nhiều nguồn, ngôi nhà kiến thức chỉ gợi ra vài từ khóa cơ bản để bạn tìm hiểu và áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Nên nhớ, không nên copy y khuôn KPI từ doanh nghiệp khác về doanh nghiệp mình khi chưa hiểu rõ doanh nghiệp.

2 - Tìm hiểu KPI là gì và dùng để làm gì?

KPI là gì?

KPI là viết tắt của Key Performance Indicators, cũng có nơi ghi nhầm là index, chả quan trọng đâu, thật ra nó cũng nói về các con số cả thôi. Các con số này lượng hóa kết quả đạt được của hoạt động doanh nghiệp và kết luận hoạt động đó có hiệu quả hay không. Vì thế tiếng Việt dịch ra hơi dài chút là Chỉ số đo lường hiệu quả công việc.

KPI đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam. Nó giúp doanh nghiệp phân tách quyền hạn, trách nhiệm và chuyên môn hóa công việc nhân viên khá tốt. Tránh tình trạng đùn đẩy hoặc đổ lỗi, cũng như tranh công nếu có lợi nhuận.

Hai cấp độ cơ bản của KPI 

Thực ra tùy quy mô doanh nghiệp mà người ta có thể chia ra nhiều cấp độ. Nhưng về quy mô doanh nghiệp cơ bản chia làm hai để dễ hình dung. Các cấp độ ấy như sau:

  • Cấp độ doanh nghiệp, chiến lược hay cấp cao: đi sâu vào các chỉ số chung của toàn doanh nghiệp như lợi nhuận, doanh thu, số lượng nhân sự…

Ví dụ: người chỉ huy quân đội phải chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Số lần thắng trận sẽ là tham chiếu đánh giá người chỉ huy đó có tài hay không.

  • Cấp độ nhân viên, chiến thuật hay chiến lược: đi sâu vào đánh giá kết quả chuyên môn của nhân viên đó theo từng lĩnh vực như nhân sự, sale, marketing, kế toán…

Ví dụ: người lính theo lệnh họ phải hoàn thành đánh chiếm từng mục tiêu nhỏ, từ các mục tiêu nhỏ mới tiến đánh mục tiêu lớn. Như

– Marketing phải phủ thông tin trên bao nhiêu kênh? Tiếp cận bao nhiêu người?

– Nhân sự tuyển dụng bao nhiêu người, giải quyết chế độ đúng thời hạn hay không?

– Sale mang về bao nhiêu doanh số?

Thiếp lập KPI làm sao để mang lại hiệu quả?

Đầu tiên, đừng đặt nặng KPI là một con số nặng nề.

Thông thường, các tổ chức một cách mù quáng áp dụng các KPI được công nhận trong ngành và sau đó tự hỏi tại sao KPI đó không phản ánh hoạt động kinh doanh của riêng mình và không ảnh hưởng đến bất kỳ thay đổi tích cực nào. KPI thực ra cũng là một công cụ tham khảo, nó phải được thiết kế riêng cho từng doanh nghiệp. Cũng giống như một đơn thuốc có người khỏi bệnh, có người càng nặng thêm do thể trang khác nhau.

Khi bắt đầu xây dựng KPI, bạn nên bắt đầu với những điều cơ bản và hiểu mục tiêu tổ chức của bạn là gì, cách bạn lên kế hoạch đạt được chúng và ai có thể hành động dựa trên thông tin này. Đây phải là một quá trình lặp đi lặp lại liên quan đến phản hồi từ các nhà phân tích, trưởng bộ phận và người quản lý. Khi nhiệm vụ tìm kiếm thực tế này mở ra, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các quy trình công việc nào cần được đo bằng một bảng điều khiển KPI và thông tin đó sẽ được chia sẻ với ai.

Và KPI khi thiết lập nên tuần theo các nguyên tắc sau, người ta thường gọi tắt là SMART trong tiếng Anh. Ý nghĩa từng chữ trong SMART như sau:

  • S là Specific – Cụ thể: KPI đánh giá tổng quát hay cụ thể?
  • M là Measurement – Đo lường được: Đặt ra KPI rồi có lượng hóa bằng con số hay đo lường được cụ thể không?
  • A là Attainable – Có thể đạt được: KPI có thể đạt được hay không, đã kiểm nghiệm thực tế chưa?
  • R là Relevant – Liên quan: KPI có liên quan đến doanh nghiệp hoặc hoạt động cần đo không?
  • T là Timeable – thời hạn thực hiện: Đặt ra thời hạn thực hiện cho KPI.

Những câu hỏi giúp bạn làm rõ KPI doanh nghiệp cần

Để khởi đầu cuộc họp dễ dàng khi bắt đầu bàn về KPI, hãy bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như sau:

Kết quả mong muốn của bạn là gì?
Tại sao kết quả này lại quan trọng?
Bạn sẽ đo lường tiến bộ như thế nào?
Làm thế nào bạn có thể ảnh hưởng đến kết quả?
Ai chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh?
Làm thế nào bạn biết bạn đã đạt được kết quả của mình?
Bạn sẽ thường xuyên đánh giá tiến độ về kết quả như thế nào?

Ví dụ: giả sử mục tiêu của bạn là tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng khi chạy chiến dịch cho digital marketing trong năm nay. Dưới đây là cách bạn có thể xác định KPI:

Tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 10% trong năm nay
Vì xu thế mua sắm qua internet ngày càng cao, đối thủ đang online hóa hoạt động bán hàng.
Tiến độ sẽ được đo lường khi khách hàng hoàn tất thanh toán.
Bằng cách tăng nội dung trải nghiệm như hình ảnh, video, livestream, quảng cáo…
Giám đốc marketing chịu trách nhiệm về số liệu này
Tổng kết vào 31/12 tỷ lệ chuyển đổi trung bình là 10%
Sẽ được xem xét hàng tháng bằng các công cụ đo lường online như Analytic, Adword, Ahrefs, Số lượng thanh toán thành công…

KPI trong digital marketing hay online marketing thường dùng là gì?

Web: lượt viếng thăm visit, lượt xem view, tỷ lệ xem/viếng thăm, tỷ lệ thoát bounce rate…

Nội dung: tùy kênh sẽ tính theo lượt xem, chia sẻ hay comment.

Adword: click, hiển thị, giá thầu, tỷ lệ chuyển đổi…

Facebook: Like page, like bài đăng, share, comment, inbox.

Chat: inbox, direct message

Seeding: số lượng topic, số lượng trả lời, truy cập web về từ link seeding

Trong một bài viết có lẽ khó nói hết về KPI, Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tương đối cơ bản để triển khai. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết Tìm hiểu KPI là gì và dùng để làm gì? Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Spam là gì nhé.

Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam

Trước đây Bill Gate có câu nói là: “Trong vòng 5-10 năm nữa nếu bạn không kinh doanh trên mạng thì tốt nhất đừng bao giờ kinh doanh nữa.” Thực ra trước 2010, câu nói này của Bill chẳng làm mình bận tâm. Doanh nghiệp vẫn theo cái guồng truyền thông như TV, báo giấy và một chút cho radio.

4 - Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam

Năm 2009, khi mình bắt đầu tham gia ngành Digital Marketing, lúc đó các công cụ chưa nhiều. Thậm chí có nhiều bài thuyết trình theo công nghệ mới trên lớp trôi tuột theo trí nhớ. Vì lúc đó ứng dụng sms, bluetooth, wifi hay như internet cho marketing còn rất ít tại Việt Nam.

Qua 2010, mình xa ngành đigital này để theo đuổi đam mê khác. Mình cũng nghĩ là digital sẽ phát triển, nhưng khi trở lại vào 2014, quá nhiều thứ thay đổi. Digital marketing trở thành kênh quảng bá cho doanh nghiệp từ đa quốc gia tới doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.

Và theo một báo cáo nghiên cứu thị trường gần đây nhất, tỷ lệ khách hàng biết đến doanh nghiệp đầu tiên qua kênh online internet đã chiếm tới 43%. Kênh tivi khoảng 20% và còn lại là các kênh khác. Đơn cử như mình, năm 2009 khi đang quản lý dữ liệu cho một web, mình thấy chưa tới 5% lượt vào web từ di động và hơn 90% vào web từ máy tính/laptop. Năm 2018 với web mình quản lý dữ liệu thì đã thấy sự trở mình ngoạn mục với hơn 75% lượng vào web từ di động, khoảng 10% vào web từ laptop (hết thời của máy tính rồi) và phần còn lại từ tablet.

Vậy rõ ràng là, lời dự đoán của Bill đã đúng, bạn không số hóa kinh doanh thì bạn tự trói tay mình cho đối thủ loại bạn khỏi thương trường.

Bạn lo sợ? Bạn muốn đăng ký học digital marketing để nắm bắt và hiểu cách vận hành của các kênh truyền thông số? Hay là muốn tìm lợi thế cạnh tranh do internet mang lại?…

5 - Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam

Có rất nhiều lớp học mở ra, phí trên trời cũng có và miễn phí cũng có. Có thể bạn sợ đồ miễn phí chất lượng không cao? Kinh phí cho việc học digital các trung tâm lớn quá đắt đỏ? Đừng lo, có một khóa học cơ bản và miễn phí để bạn hiểu đúng và vừa đủ về digital do chính Google đứng ra tổ chức cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI và Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam VWEC, đó là chương trình Digital 4.0.

Mục đích của chương trình khóa học Digital 4.0 nhằm cập nhật cho doanh nghiệp những kiến thức nền tảng về marketing, các công cụ kỹ thuật số phù hợp với đặc thù riêng của từng loại hình kinh doanh trong doanh nghiệp.

Chương trình có sự tham gia giảng dạy của chuyên gia đến từ Google và các chuyên gia trong nước có nhiều trải nghiệm với các sản phẩm Google. Có giảng viên là gương mặt thân quen của các trang khóa học online, có người đã và đang khởi nghiệp, cũng như có những gương mặt thành công với nghề mình chọn…

Chương trình học bao gồm 8 phần:

Cơ bản 1: Xây dựng một thương hiệu dễ nhớ

6 - Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam
Cơ bản 2: Chiến lược truyền thông trên mạng xã hội

7 - Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam
Cơ bản 3: Tạo một website đơn giản

8 - Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam

Nâng cao 1: Tăng hiển thị doanh nghiệp trên Google

9 - Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam

Nâng cao 2: Tăng hiển diện doanh nghiêp trên tìm kiếm

10 - Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam
Nâng cao 3: Hiểu về doanh nghiệp từ các dữ liệu

11 - Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam

WomenWill (Chỉ dành cho giảng viên nữ chia sẻ)
WomenWill: Cách mạng công nghệ 4.0 – Thách thức và cơ hội
WomenWill: Phụ nữ và kỹ năng lãnh đạo
*Nam nữ đều có thể cùng tham gia lớp để nghe chia sẻ nhé.

12 - Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam

Thị trường digital marketing bây giờ quá nhiều thánh, quá nhiều chuyên gia tự xưng, bạn đang cảm thấy hoang mang tột độ. Thế thì hãy dành ra vài buổi tham dự các lớp để nghe các chuyên gia thực sự chia sẻ trải nghiệm với nghề, kinh nghiệm xây dựng kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp SME và cách đọc số liệu cung cấp bởi các kênh digital phổ biến như: Adwords, Analytics, Fan page Insights, GMB Insights…

Lưu ý đặc biệt là khóa học này HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!

Để bạn có thể HIỂU CƠ BẢN về digital marketing.

Nhằm SỐ HÓA DOANH NGHIỆP của bạn.

Với cá nhân mình, mình cũng chia sẻ cho mọi người 2 bài. Ngoài chương trình khung của ban tổ chức đưa ra, các giảng viên cũng được chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn từ bên ngoài.

Vì thế, mỗi lớp sẽ có nhiều chia sẻ khác biệt nhau tùy theo thắc mắc của người tham dự. Nếu bạn vẫn chưa nhớ hoặc muốn nghe người khác chia sẻ cùng 1 chủ đề, cứ mạnh dạn đăng ký tham dự lại.

13 - Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam

Link đăng ký:
https://digital40.withgoogle.com/courses

Hy vọng qua bài viết Giới thiệu khóa học Digital 4.0 do Google và VCCI tổ chức tại Việt Nam đã có thể giúp bạn có thêm khóa học bổ ích về digital marketing. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này trên ngôi nhà kiến thức. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Tổng hợp các chương trình truyền hình nên xem nhé.

Hướng dẫn cách khiếu nại, kháng cáo gỡ án phạt DMCA trên Google

Nội dung trên website của bạn bị 1 ai đó báo cáo là bạn ăn cắp nội dung của họ? Kết quả là bạn bị dính DMCA? Vậy nếu như bạn bị oan thì làm sao mà gỡ, hay khiếu nại đây? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: DMCA là gìCách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA

Cách khiếu nại, kháng cáo gỡ án phạt DMCA trên Google

Trước hết mình xin nói rõ, bài viết này chỉ hướng dẫn gỡ DMCA khi bạn tự tin là nội dung của bạn có bằng chứng đầy đủ, hay có sự hiểu lầm nào giữa bên báo cáo vi phạm bản quyền đó với bạn. Hoặc bạn có thể chứng minh người khiếu nại bạn không phải chủ sở hữu bản quyền nội dung đó Thì bạn mới có thể kháng cáo, khiếu nạn thành công.

Còn nếu rõ ràng bạn đã cố tình vi phạm thì bài viết này sẽ không giúp ích được gì cho bạn đâu. Vì bạn không thể chứng minh được bạn không vi phạm bản quyền.

Hướng dẫn cách khiếu nại, kháng cáo gỡ án phạt DMCA trên Google

Bài viết này được viết dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình. Do mình vừa bị dính DMCA cho 2 cái web của công ty mình. Hai bài viết trên 2 web của công ty mình, bị 1 bên khác nhận là sao chép nội dung của họ.

Tất nhiên, bên mình có nhân viên biên tập nội dung rõ ràng. Vì việc đi sao chép copy nội dung đối thủ cùng nghành là việc tối kỵ rồi.

Do đó sau khi ăn cái án phạt DMCA. Mình đã tiến hành kháng cáo ngay.

Khi bị dính DMCA thì sẽ có email thông báo về cái email đang quản trị Webmaster Tool của Web bạn.

Email sẽ giống như hình bên dưới:

Thông báo vi phạm DMCA từ Google

Còn để kháng cáo thì hãy vào đây nhé: https://support.google.com/legal/contact/lr_counternotice?product=websearch&hl=vi

Mình sẽ lướt qua các thông tin cần điền nhé:

Biểu mẫu để kháng cáo DMCA

Ở trên là phần giới thiệu về DMCA là gì. Ở dưới là phần nói rất rõ, là khiếu nại của bạn kiểu gì cũng chuyển qua cho bên kiện bạn để họ xem xét.

Đó là lý do mình bảo. Bạn cần phải chứng minh bạn không vi phạm hay đây chỉ là sự hiểu nhầm. Chứ cố cãi sẽ không giúp gì bạn trong vụ DMCA này đâu.

Ở dưới là các phần bạn cần phải điền vào cụ thể:

Tên: Nhập đầy đủ họ tên của bạn. Ví dụ mình tên Trần Duy Thuận thì nhập đầy đủ hết vô.

Chức danh: Trong cty của bạn. Bạn giữ vai trò gì. Mình đang giữ vị trí Leader thì ghi Leader vô đây

Tên công ty: Tên của công ty bạn.

Biểu mẫu để kháng cáo DMCA 2
Biểu mẫu để kháng cáo DMCA 2

Địa chỉ: bạn hãy điền địa chỉ của công ty bạn vào phần này. Cụ thể tới phường xã, tỉnh thành phố nhé.

Quốc gia: bài viết của mình toàn tiếng Việt. Thì hầu hết ai ở phần này cũng chọn Việt Nam mà thôi.

Số điện thoại: Nhập số điện của bạn hoặc công ty vào. Mà mình thì khuyên nhập số của bạn. Có gì dễ điện thoại nói chuyện 2 bên

Biểu mẫu để kháng cáo DMCA 3

Tiếp theo đây là phần quan trọng nhất.

URL của nội dung đang được đề cập đến: Phần này bạn hãy điền Url(đường link tới bài viết của bạn bị report). Giả dụ ngôi nhà kiến thức của mình bị report bài Ceo ở đường dẫn chẳng hạn: https://ngoinhakienthuc.com/ceo-co-nghia-la-gi-va-ceo-lam-gi.html Thì bạn sẽ copy đầy đủ cái url bảo vào chổ này. Nếu bị report nhiều Url thì bạn nhấn vào chữ bổ sung thêm, để thêm 1 ô cho bạn điền Url vào nhé.

Tại sao bạn lại yêu cầu khôi phục? Phần này cực kỳ quan trọng. Bạn lưu ý nhé.
Chọn một trong các tùy chọn bên dưới

Tôi là chủ sở hữu nội dung: Nếu bạn là người sáng tạo nội dung. Mà bị người khác chơi xấu. Thì bạn hãy chọn mục này nhé. Lưu ý bạn phải nhớ chứng minh làm để có xác định nội dung của bạn có trước người report bạn. Cách chứng minh mình sẽ có bài viết sau. Tham khảo cách chứng minh bài viết này nhé: https://ngoinhakienthuc.com/internet-archive-wayback-machine-la-gi-va-dung-de-lam-gi.html

Tôi không phải là chủ sở hữu nhưng tôi được phép sử dụng nội dung: Cái này thường để kháng cáo mấy nội dung tuy bạn không phải chủ sở hữu bản quyền. Nhưng bạn được quyền sử dụng. Ví dụ như ca sỹ hát nhạc của 1 nhạc sỹ nào đó. Thì đa số họ đã mua quyền sử dụng bài hát đó rồi.

Người khiếu nại không có quyền gửi yêu cầu này: Cái này là để kháng lại, người report báo cáo bạn chẳng phải người nắm bản quyền nội dung. Mình dùng cái này để chống lại người report mình vừa rồi. Mình biết rõ họ nhận vơ là bản quyền của họ thôi. Nội dung họ tự nhận của họ, thực ra là của 1 trang web khác. Họ và web bên mình điều sử dụng 1 nội dung của bên khác. Nhưng họ lại ko biết hiểu nhầm hay cố tình mà lại đi report mình và tự nhận nội dung đó là của họ. Luật Việt Nam lỏng lẻo vụ bản quyền này. Chứ ở Mỹ, mà nhận ẩu thế này dễ được ra tòa lắm.

Cách tôi sử dụng nội dung là sử dụng hợp lý (Sử dụng hợp lý là gì?): Cái này thì mình không rành lắm. Bạn hãy đọc cái link sử dụng hợp lý nhé. Mà thường ở Việt Nam report lẫn nhau thì tùy chọn này chả bao h dùng được đâu.

Tôi chưa bao giờ sử dụng nội dung: Cái này cũng giống cái nãy, nghe vô lý chưa bao giờ sử dụng mà report được à. Trường hợp này thì có thể Website bị hack này nọ chèn nội dung bản quyền rồi bị report. Mà trường hợp này chắc rất ít. Nên tùy chọn này cũng giống ở trên gần như không chọn nhé.

Khác: Chọn cái này nếu bạn cho rằng có sự hiểu lầm giữa bên report với bạn. Mục đích chọn cái này là để 2 bên còn đối thoại qua lại. Giải quyết vấn đề.

Biểu mẫu để kháng cáo DMCA 4Tiếp theo

Vui lòng cung cấp thêm chi tiết để xác minh yêu cầu của bạn: Cái này bạn ghi vào các thông tin như khiếu nại. Hay thông tin liên hệ để 2 bên giải quyết với nhau.

Lời tuyên thệ: Bạn check hết nhé. P/S tự tin thì check. Ko tự tin chắc chắn thì đừng có check ẩu tả có ngày ra nước ngoài bị hốt vô tù vì tội vi phạm bản quyền nhé.

Biểu mẫu để kháng cáo DMCA 5

Phần cuối cùng:

Chữ ký: Bạn điền đầy đủ họ tên bạn đã điền ở trên. Sau đó nhấn Gửi là xong. Google sẽ xem xét khiếu nại của bạn sau vài ngày.

Như đây là các ảnh chụp nội dung Email mình trao đổi với DMCA của Google.

Nội dung email DMCA kháng cáo

Đây là Email bảo là nhận được kháng cáo của mình rồi. Mà giải quyết nhiều quá, chờ nhé.
Nội dung email DMCA kháng cáo 2Email phản hồi. Bảo là cần thêm thông tin về yêu cầu kháng cáo của mình.

Nội dung email DMCA kháng cáo 3Tiếp theo mình cung cấp nội dung phản hồi lại cho họ. Vì tránh đụng chạm không cần thiết mình sẽ làm mờ hết các liên kết, thông tin liên quan đến kiện cáo mình.

Nội dung email DMCA kháng cáo 4

Bên Google phản hồi lại sẽ gửi khiếu nạn cho bên kiện cáo mình. Nếu trong 10 ngày bên kia không phản bác thì nội dung bị report DMCA của bên mình sẽ được khôi phục.

Nội dung email DMCA kháng cáo 5Chẳng biết Google có lây bệnh giờ dây thun của người Việt nam không. Mà tận 14 ngày mình mới xong vụ này. Hai url bị report DMCA của bên mình đã được khôi phục.

Qua vụ DMCA này, mình chỉ muốn nói 1 câu. Cái trò report DMCA xấu để triệt hại đối thủ, thì người report quá bán rẻ lương tâm vì đồng lương đấy. Mình chỉ report ai thực tế copy của bên mình thôi. Còn tận dụng để chơi xấu đối thủ là hành vi cực kỳ đáng lên án. Lương đáng bao nhiêu phải bán rẻ lương tâm như thế.

Việc kháng cáo DMCA cũng không khó nếu như bạn bị oan. Nên bạn cũng chẳng cần tốn tiền cho mấy cái dịch vụ kháng cáo DMCA của mấy bạn quảng cáo trên forum, facebook nhé.

Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn cách khiếu nại, kháng cáo gỡ án phạt DMCA trên Google đã giúp bạn biết cách tự kháng cáo DMCA khi gặp phải. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Hướng dẫn viết tờ khai nhập cảnh Đài Loan của mình nhé.

Tìm hiểu chương trình Cộng tác viên Google – Chuyên gia sản phẩm

Cộng tác viên Google là gì? Cộng tác viên Google có những lợi ích gì? Google Top Contributors là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Diễn đàn hổ trợ Google – Google là gì

Chương trình Cộng tác viên Google – Chuyên gia sản phẩm

Chương trình Cộng tác viên Google hay còn gọi dưới tên gọi là Google Top Contributors. Đây là một chương trình Google tổ chức.

Đây nơi mà rất nhiều người yêu thích sản phẩm của Google – Các cộng tác viên hàng đầu và Ngôi sao mới nổi – chia sẻ kiến thức của họ trên Diễn đàn trợ giúp Google và Trợ giúp trên mạng xã hội

Update năm 2021 Hiện nay Chương trình cộng tác viên Google đã đổi tên thành Chuyên gia sản phẩm rồi nhé.

Cộng tác viên Google là gì?

Cộng tác viên Google là những người tình nguyện hổ trợ, giúp đỡ những người sử dụng sản phẩm của Google khi họ gặp 1 vấn đề gì đó. HIện nay cộng tác viên Google trước đây đã được gọi sang với tên cái tên mới sang chảnh hơn là Chuyên gia sản phẩm.

Như đây là hồ sơ chuyên gia của mình

https://productexperts.withgoogle.com/directory/ab31f0bb-7cda-4a47-9efb-d4109011a204

Ví dụ:

Gmail không nhận được email mới.

Trình duyệt web Chrome bị dính quảng cáo.

Tài khoản Google bị đánh cắp, quên mật khẩu mất số điện thoại, email khôi phục phải làm thế nào để lấy lại tài khoản…

Website bị phạt tác vụ thủ công giải quyết ra sao….

Nói chung vai trò của cộng tác viên Google là hổ trợ các vấn đề gặp phải liên quan đến các sản phẩm của Google đang cung cấp.

Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về chương trình chuyên gia sản phẩm Google tại đây nhé

https://productexperts.withgoogle.com/what-it-is?hl=vi

https://support.google.com/communities/answer/9138806?hl=vi

https://support.google.com/communities/answer/7424249?hl=vi&ref_topic=7570485

 

Cộng tác viên Google có quyền lợi gì không?

Bản thân mình là 1 cộng tác viên Google. Thì quyền lợi là sẽ được thăm quan trụ sở Google hằng năm. Tham gia các sự kiện với các cộng tác viên ở các nước khác. Ngoài ra, đây cũng là dịp giao lưu, gặp gỡ giao lưu với các nhân viên Google.

Về chi phí đi lại như vé máy bay, khách sạn sẽ do Google đài thọ cả. Nên bạn cứ an tâm

Bản thân mình được tham dự 2 lần hội nghị cộng tác viên ở Singapore.

Ngoài ra quyền lợi của cộng tác viên là còn được tham gia vào thử các sản phẩm mới ra lò hay các chức năng mới của sản phẩm Google. Thỉnh thoảng thì nhận những món quà nho nhỏ từ Google như đây là vài quà tặng mình nhận từ Google:

Tai nghe GoogleQuà tặng từ GoogleHãy click vào ảnh để xem ảnh đầy đủ nhé. Đây chỉ là 1 số món thôi, vì có mấy món ko biết lạc trôi đi đâu mất rồi.

Tìm hiểu chương trình Cộng tác viên Google - Google Top Contributors

Cộng tác viên Google có lương không?

Câu trả lời là không có lương đâu nhé. Công tác viên trên tinh thần tự nguyện mà thôi. Nên chẳng có lương bổng gì đâu.

Bởi thế, gần như tất cả cộng tác viên Google trên diễn đàn Việt Nam vẫn phải đi làm cày cuốc kiếm tiền thôi. Chỉ khi có thời gian rảnh mới có thể vô hổ trợ mà thôi. Nhưng bạn hãy yên tâm, không có yêu cầu trợ giúp bị bỏ qua.

Tuy nhiên, có một vài hiểu lầm nhỏ khi người dùng cứ cho rằng, các CTV phải chăm sóc mình như khách hàng. Thực ra Diễn đàn hỗ trợ này là để người Việt chúng ta hỗ trợ nhau làm chủ công cụ miễn phí của tập đoàn Google cho đời sống. Cho nên khi nhờ trợ giúp các bạn hãy dùng lời lẽ nhẹ nhàng nhé.

Còn đây là 1 số hình ảnh, video về cộng tác viên Google

Hình này là hình chụp các cộng tác viên Google Việt Nam, và 2 nhân viên Google người Việt ở Singapore, sự kiện cộng tác viên Google năm 2017. Có một vài cộng tác viên Google Việt Nam bận việc khác nên không có trong ảnh này.

Còn đây là ảnh chụp tất cả cộng tác viên Google tham gia hội nghị cộng tác viên Google ở Singapore năm 2017 vừa rồi. Chủ yếu là các cộng tác viên ở các nước Châu Á.

Ảnh chụp các cộng tác viên Google hổ trợ về Webmaster. Mình làm Seo, nên đối với Webmaster mình rất quan tâm nên ảnh có mình trong đó đấy 🙂

Tiếp theo là video về các hội nghị cộng tác viên Google vừa diễn ra năm 2017:

Nếu như bạn quan tâm. Hay muốn xem qua nơi mà các cộng tác viên Google đang hổ trợ người dùng thì hãy ghé vào đây nhé. Nhớ chọn ngôn ngữ là tiếng Việt nhé.

Các diễn đàn hổ trợ sản phẩm Google tại Việt Nam hiện nay

Diễn đàn hổ trợ Gmail

https://support.google.com/mail/community

Diễn đàn hổ trợ trình duyệt web Chrome

https://support.google.com/chrome/community

Diễn đàn hổ trợ Google Maps

https://support.google.com/maps/community

Diễn đàn hổ trợ Google Photos

https://support.google.com/photos/community

Diễn đàn hổ trợ Google Play

https://support.google.com/googleplay/community

Diễn đàn hổ trợ Google Tìm Kiếm

https://support.google.com/websearch/community

Diễn đàn hổ trợ về Search Console (Webmaster Tool trước đây)

https://support.google.com/webmasters/community

Diễn đàn hổ trợ về tài khoản Google

https://support.google.com/accounts/community

Diễn đàn hổ trợ về Android

https://support.google.com/android/community

Diễn đàn hổ trợ về Google Ads (Google Adwords trước đây)

https://support.google.com/google-ads/community?hl=vi

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu chương trình Cộng tác viên Google – Chuyên gia sản phẩm đã giúp bạn tìm hiểu thêm về chương trình cộng tác viên Google. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Lễ Lá là ngày gì nhé.

Cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google

Làm sao có thể báo cáo vi phạm bản quyền DMCA đến Google để loại các kết quả vi phạm bản quyền của bạn? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: DMCA là gì – FIX là gì

Báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google

Bạn có bài viết, hình ảnh, nội dung thuộc sở hữu của bạn hoặc của công ty bạn. Nhưng bỗng 1 ngày đẹp trời. Bạn phát hiện ra có người copy y chang nội dung của bạn. Hoặc copy mà thay thế tên công ty, website của bạn bằng của họ.

Vậy phải giải quyết như thế nào?

Cách giải quyết đầu tiên là liên hệ trực tiếp với họ để yêu cầu họ gỡ xuống, hoặc ghi nguồn đầy đủ.  Nhưng nếu đã thực hiện rồi mà họ vẫn không hợp tác thì sao?

Vậy thì phải nhờ Google loại bỏ họ ra khỏi kết quả tìm kiếm mà thôi. Ở bài viết này mình chỉ hướng dẫn báo cáo vi phạm bản quyền để loại ra khỏi tìm kiếm xuất hiện trên Google thôi nhé. Còn đối với các sản phẩm khác của Google như Blogspot, Youtube sẽ có nơi báo cáo khác nhé.

Còn đây là định nghĩa của Google về bản quyền nhé:

https://support.google.com/legal/answer/3463239?hl=vi

Nếu bạn thấy bị xâm phạm cứ mạnh dạn mà báo cáo theo hướng dẫn bên dưới nhé.

Hướng dẫn cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google

Hướng dẫn cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google

Bạn hãy truy cập vào đây nhé:

https://www.google.com/webmasters/tools/dmca-notice?hl=vi

Hãy đăng nhập tài khoản Gmail hoặc tài khoản Google của bạn nhé.

Bạn sẽ thấy giao diện như thế này:

Giao diện form báo cáo vi phạm bản quyền DMCA

Do giao diện báo cáo vi phạm bản quyền cũng tiếng Việt rất dễ hiểu rồi. Nên mình lướt sơ qua những điểm trọng tâm như sau:

Những trường có dấu * là bắt buộc phải điền đầy đủ thông tin vào.

Các trường này gồm:

Tên: 

Họ: 

Hai trường này là họ tên đầy đủ của người đứng ra báo cáo vi phạm bản quyền.

Chủ bản quyền mà bạn đại diện:

Đơn vị bạn đại diện. Nếu không có thì chọn Bản thân người dùng. Trang ngôi nhà kiến thức của mình do có thêm CTV nữa. Nên mình sẽ chọn là đại diện Ngôi nhà kiến thức. Bạn có thể thêm bằng cách nhấn vào Thêm chủ bản quyền được đại diện để thêm vào.

Địa chỉ email: Bạn hãy điền địa chỉ của bạn hoặc công ty bạn vô. Hãy điền chính xác, vì thường Google sẽ liên hệ lại để hỏi thêm thông tin xác minh bản quyền có phải của bạn không.

Quốc gia/Vùng: Cái này thì chọn Việt Nam. Nếu bạn hay công ty bạn ở nơi khác, quốc gia khác thì chọn cho đúng nhé.

Phần quan trọng nhất là đây:

Xác định và mô tả tác phẩm có bản quyền: Ở phần này bạn phải đưa ra những nội dung. Mà bạn bị sao chép bất hợp pháp. Lưu ý chỉ có 500 ký tự thôi nhé. Có sao chép nhiều hơn cũng chỉ đưa được 500 ký tự vào đây mà thôi.

Chúng tôi có thể xem mẫu được cấp phép của tác phẩm ở đâu?: Phần này bạn sẽ đưa đường dẫn chính về Web của bạn hay là nơi chính thức sở hữu nội dung bản quyền này. Ví dụ có người sao chép bài trên Ngôi nhà kiến thức này. Lại không ghi nguồn, mình sẽ đưa đường dẫn bài viết bị sao chép hay đường dẫn hình ảnh bị sao chép vào đây. Để bên Google xem xét.

Vị trí của tài liệu vi phạm: Ở phần này bạn đưa địa chỉ chính xác trang web cụ thể nơi đang vi phạm bản quyền của bạn. Ví dụ web abc.com/a.html chẳng hạn

Phần LỜI TUYÊN THỆ

Phần này chủ yếu là bắt buộc đánh dấu hết nhé. Nếu bạn là chủ bản quyền. Chả có gì phải suy tư ở phần này cả. Cứ mạnh dạn mà đánh dấu

Phần CHỮ KÝ

Phần này thì bạn ghi đầy đủ lại họ tên của như đã điền như ở trên. Như mình ở trên điền là tên là Duy Thuận họ là Trần ở đây sẽ điền lại đầy đủ là Trần Duy Thuận.

Đã ký vào ngày này: Cái này thì bạn nhập theo dạng tháng/ngày/năm nhé. Ví dụ ngày 20 tháng 01 năm 2018 thì bạn phải nhập là 01/20/2018 nhé.

Cuối cùng là đánh dấu vào phần tôi không người máy rồi sau đó gửi mẫu đơn khiếu nại.

Lưu ý:

Thời gian giải quyết đơn khiếu nại thường rất lâu. Có khi sẽ liên hệ với bạn qua email bạn đã điền ở trên để yêu cầu bằng chứng xác thực bản là chủ sở hữu tài liệu bị vi phạm bản quyền. Lúc đó bạn cần trả lời lại email để có thể tiếp tục quá trình giải quyết vi phạm bản quyền nhé. Nếu bạn bỏ ngang thì coi như báo cáo vô tác dụng.

Tất cả các bảng báo cáo vi phạm bản quyền sẽ được lưu trữ trên trang này:

https://www.lumendatabase.org/

P/S: Nếu bạn thấy mấy trang có copy nội dung của bạn. Mà có đặt logo DMCA gì đó. Bạn lo lắng sẽ bị phản tác dụng. Mình xin khẳng định, cái logo chỉ là trò do 1 công ty dựa vào đạo luật DMCA làm ra để bán dịch vụ liên quan đến đạo luật bản quyền DMCA mà thôi.

Nếu bạn chứng minh được bản quyền của bạn, thì dù site đó có gắn DMCA Pro(tức bản trả phí thì vẫn bị Google chém như thường nhé). Do đó cứ an tâm mà báo cáo. Chứ đừng có nhìn thấy có biểu tượng DMCA hay DMCA Pro lại sợ không dám báo cáo bảo vệ bản quyền cho mình, thì chỉ tiếp tay cho kẻ cắp ngày càng lấn tới mà thôi.

Báo cáo vi phạm này chỉ giúp loại bỏ ra khỏi kết quả tìm kiếm của Google thôi nhé. Chứ không có tác dụng xóa nội dung vi phạm bản quyền.

Các bạn có thể xem những báo cáo vi phạm bản quyền mà mình từng gửi cho Google để yêu cầu loại bỏ ra Google tìm kiếm.

https://www.lumendatabase.org/faceted_search?sender_name=Ng%C3%B4i+nh%C3%A0+ki%E1%BA%BFn+th%E1%BB%A9c

Hy vọng thông qua bài viết Cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google này. Bạn đã có thể nắm được cách để báo cáo vi phạm bản quyền tới Google. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Chuyển đổi file bất kỳ với trang web zamzar mà không cài phần mềm khác nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này.

Tìm hiểu Google Keyword Planner là gì và dùng để làm gì?

Google Keyword Planner là gì và dùng để làm gì? Làm sao để kiểm tra lượng tìm kiếm của một từ khóa hay nhiều từ khóa được tìm kiếm trên Google. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này.

Có thể bạn quan tâm: Từ khóa là gì SEM là gì – SEO là gì – Google Adwords là gì

Google Keyword Planner là gì?

Google Keyword Planner là một công cụ miễn phí do Google cung cấp đến cho người dùng. Mục đích chủ yếu là dành cho những người chạy quảng cáo Adwords của Google.

Google Keyword Planner dịch ra tiếng Việt có tên là công cụ lập kế hoạch từ khóa.

Tìm hiểu Google Keyword Planner là gì và dùng để làm gì?

Google Keyword Planner dùng để làm gì?

Google Keyword Planner là công cụ cung cấp giúp người dùng có thể tìm ý tưởng về từ khóa và lượt tìm kiếm của từ khóa trên Google và các trang đối tác tìm kiếm của Google.

Để sử dụng Keyword Planner thì hãy vào đường link bên dưới:

https://adwords.google.com/home/tools/keyword-planner/

Còn đây là giao diện là của Google Keyword Planner hay dưới tên tiếng Việt là Công cụ lập kế hoạch từ khóa.

Google Keyword Planner

Khi bạn có muốn tìm kiếm ý tưởng về từ khóa hay là lượt search trung bình mỗi tháng của từ khóa đó thì hãy nhấn vào phần mình đã đánh dấu mũi tên đỏ.

Giao diện nhập từ khóa để phân tích

Lướt qua ảnh trên thì bạn cần lưu ý những lựa chọn ở phần Nhắm mục tiêu. Hãy lựa chọn cho chính xác để có kết quả về số liệu tìm kiếm chính xác nhất.

Như phạm vi của mình là toàn Việt Nam. Ngôn ngữ là chơi tất cả miễn ở Việt Nam :). Cái lựa chọn Google là để xem lượt tìm kiếm từ khóa từ Google mà thôi. Vì Google còn các đối tác tìm kiếm khác nếu chọn thì số liệu sẽ tăng lên.

Từ khóa phủ định là để gõ những từ sẽ không xuất hiện trong phần gợi ý ý tưởng từ khóa. Ví dụ như bạn có thể loại bỏ các từ khóa kèm theo các từ miễn phí, free,…. khi bạn bán phần mềm trực tuyến thì những từ này không lại lợi ích gì cho bạn. Do đó không cần tốn thời gian để phân tích hay xem qua những từ khóa này.

Còn về phần Bộ lọc từ khóa hầu như là để mặc định. Trừ khi bạn cần tìm chính xác từ khóa ý tưởng phải có từ nào trong đó. Thì hãy lưu ý đến phần từ khóa cần bao gồm. 

Ví dụ:

Mình cần phân tích những từ khóa liên quan đến mua hàng mỹ. Thì mình sẽ gõ vào phần từ khóa cần bao gồm sẽ là mua mỹ. Lúc này chỉ những từ khóa có chứa đầy đủ 2 từ là từ mua và mỹ trong đó mới xuất hiện trong phần ý tưởng từ khóa của mình.

Như đây là những gì mình sẽ gõ khi cần phân tích về mua hàng mỹ. Từ khóa mua hàng mỹ là từ khóa mà mình muốn tìm lượt tìm kiếm trung bình mỗi tháng là bao nhiêu. Ngoài ra, những từ khóa ý tưởng sẽ phải chứa 2 từ mua và mỹ trong từ khóa.

Phân tích từ khóa mua hàng Mỹ

Đây là số lượt tìm kiếm của từ khóa mua hàng mỹ và gợi ý ý tưởng từ khóa của Google:

Kết quả phân tích mua hàng mỹ

Bạn sẽ thấy lạ tại mình sao phân tích từ mua hàng mỹ lại ra từ mua hang my. Thì mình xin giải đáp là do google gộp lại nhé. Có thể xem từ mua hàng mỹ đối với Google chỉ là biến thể của từ mua hang my trong quảng cáo Adwords mà thôi. Nên ở đây bạn có thể xem là từ mua hàng mỹ + mua hang my có lượt tìm trung bình mỗi tháng là 2900 lượt tìm kiếm trên Google nhé. Phía dưới là ảnh để chứng minh lời của mình nói nhé.

Từ khóa bị nhóm

Đối với dân làm SEO thì từ mua hàng mỹ hay từ mua hang my đều phải từ khóa phải seo cả. Nên ai phân tích từ khóa để làm Seo thì nên lưu ý cái này.

Ở đây bạn sẽ thấy những phần như Cạnh tranh, Giá thầu đề xuất, Từ khóa (Theo mức độ từ khóa liên quan) ý nghĩa cũng những phần này như sau:

Cạnh tranh ở đây không nói lên độ khó khi SEO. Lưu ý kỹ nhé, Cạnh tranh ở đây là về mức độ chạy quảng cáo Adwords. Những ai nhầm tưởng là độ khóa từ khóa khi SEO là sai nhé.

Giá thầu đề xuất là giá đề nghị chạy quảng cáo từ khóa của Google Adwords. Tuy nhiên thực tế thì có thể chạy rẻ hơn hoặc đắt hơn giá thầu đề xuất. Cái này tùy vào trình độ tối ưu quảng cáo Adwords.

Từ khóa (Theo mức độ từ khóa liên quan) là những từ khóa liên quan đến từ khóa bạn tìm kiếm. Như mình tìm kiếm từ mua hàng mỹ thì Google sẽ gợi ý những từ liên quan đến từ này cho mình. Tuy nhiên mình lại giới hạn ở trên là chỉ cho gợi ý những từ khóa ý tưởng có từ mua và từ mỹ trong đó.

Do đó bạn nhìn vào sẽ thấy những từ khóa gợi ý là mua hộ hàng mỹ – mua hàng mỹ online – mua hàng mỹ giá rẻ – mua hàng từ mỹ…. đều thỏa yêu cầu mình đưa ra. Đây là 1 cách loại bỏ các từ khóa không liên quan nhanh chóng. Còn cách sử dụng Key Planner phân tích cụ thể chi tiết thì hẹn bài viết khác nhé.

Lưu ý: Tuy nói là miễn phí, nhưng hiện nay để có thể xem lượt tìm kiếm cụ thể như trong ảnh của mình đưa thì bạn phải chạy Adwords tức là tiêu tiền cho Google. Hay có 1 người khác chia sẻ quyền cho bạn. Còn không thì bạn sẽ không xem được số liệu cụ thể chi tiết đâu nhé.

Như đây là 1 tài khoản không chạy không quảng cáo. Khi dùng Key Planner sẽ không ra con số cụ thể mà chỉ chung là từ 1N ->10N có nghĩa là 1 ngàn tới 10 ngàn lượt tìm kiếm.

Kết quả phân tích mua hàng mỹ với tài khoản không chạy quảng cáo

Để chạy quảng cáo Adwords thì cần phải thêm phương thức thanh toán là thẻ thanh toán quốc tế. Hiện nay thì theo như mình quan sát thì chỉ có thể sử dụng 3 thương hiệu thẻ là thẻ Visa – thẻ Mastercardthẻ Amex mà thôi.

Nói chung nếu bạn quan hệ tốt với ai chạy Adwords thì có thể xin quyền chia sẻ phân tích. Còn mình thì làm SEO nên tự bỏ tiền chạy vài chiến dịch quảng cáo để thể xem được cụ thể lượt tìm kiếm.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Google Keyword Planner là gì và dùng để làm gì đã có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc và tìm hiểu sơ qua cách dùng sử dụng Key Planner. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Tìm hiểu Máy in 3D là gì và thông tin về giá, nhựa, công nghệ liên quan? nhé.

Cách khắc phục khi Google hiển thị tiếng Trung Quốc

Trang Google tìm kiếm (Google Search) của bạn bị chuyển ngôn ngữ sang tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, hoặc một ngôn ngữ khác. Vậy làm cách nào để có thể chỉnh lại tiếng Việt hoặc 1 một ngôn ngữ khác? Hãy để ngôi nhà kiến thức chỉ bạn cách chỉnh lại qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Cách bảo vệ tài khoản gmail – Cách đặt mật khẩu an toàn

Những nguy nhân tại sao Google bị chuyển sang tiếng Trung Quốc hoặc 1 ngôn ngữ khác:

Đối với tài khoản google thì thường mặc định nếu đăng ký ở Việt Nam. Thì các tài khoản mặc định sẽ sử dụng tiếng Việt cả.

Nếu bị chuyển sang ngôn ngữ khác thì thường chỉ có 2 nguyên nhân sau:

– Do tài khoản Google đã chọn sang ngôn ngữ khác. Có thể xem ngôn ngữ tài khoản đang sử dụng là gì tại đây: https://myaccount.google.com/language

– Do có bạn, hoặc người khác vô tình hay cố tình chọn ngôn ngữ cho Google search của bạn.

Cách khắc phục khi Google hiển thị tiếng Trung Quốc

Về trường hợp 2 thì bạn có thể xem qua ảnh này để tránh mà chọn nhầm. Lúc đó lại tưởng máy bị gì Virus gì của Trung Quốc nhé.

Một là do chọn nhầm chổ mình gạch đỏ ở dưới:

Ngôn ngữ Google Seach

 

Hai là có ai đó “tốt bụng” vô chỉnh sang ngôn ngữ khác với tiếng Việt. Như tiếng Trung, tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp,….

https://www.google.com.vn/preferences#languages

15 - Cách khắc phục khi Google hiển thị tiếng Trung Quốc

Khi bị đã bị chuyển xong thì khi tìm kiếm sẽ ra ngôn ngữ đã chọn:

16 - Cách khắc phục khi Google hiển thị tiếng Trung Quốc

Cách khắc phục tình trang bị đổi ngôn ngữ:

Đầu tiên hãy kiểm tra xem thiết lập tài khoản Google của bạn có chọn tiếng Việt hay không? Hãy vào đây để kiểm tra nhé: https://myaccount.google.com/language

Thiết lập ngôn ngữ tài khoản Google

Nếu là ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt thì chọn lại là tiếng Việt. Nếu vẫn là tiếng Việt thì hãy xem tiếp bước giải quyết tiếp.

Có 2 cách để giải quyết vấn đề

Cách 1:

Nếu trang Google của vẫn bạn là tiếng Trung, Pháp,… gì đó. Thì bạn hãy truy cập Google.com.vn hoặc Google.com chọn lại tiếng Việt như màu đỏ mình đã gạch trong ảnh bên dưới là xong.

Trang tìm kiếm Google của bạn sẽ trở lại tiếng Việt ngay.

Chọn tiếng Việt cho Google Search

Cách 2:

Cách này thì bạn phải vào cài đặt của tìm kiếm Google Search để chọn lại ngôn ngữ. Hãy truy cập vào địa chỉ sau nhé:

https://www.google.com.vn/preferences#languages

Hãy lựa chọn tiếng Việt như gạch đỏ trong ảnh sau đó lưu lại. Nút lưu là nút màu xanh:

Chọn tiếng việt cho google tìm kiếm

Hy vọng qua bài viết Cách khắc phục khi Google hiển thị tiếng Trung Quốc đã có thể giúp bạn có thể chỉnh lại ngôn ngữ cho Google. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Lạm phát là gì – Nguyên nhân gây ra lạm phát và ảnh hưởng của nó nhé.

Hướng dẫn cách bảo vệ tài khoản Google – Gmail

Ngày nay, email cá nhân ngày càng quan trọng. Bởi vì, email gắn liền với nhiều dịch vụ trực tuyến như tài khoản các mạng xã hội: Facebook, Twitter,… Các tài khoản diễn đàn, Paypal

Ở Việt Nam chúng ta thì hầu như hiện nay số lượng người sử dụng Gmail rất nhiều. Do đó ảnh hưởng khi mất tài khoản gmail, google sẽ rất lớn. Do đó cần phải bảo vệ tài khoản bạn thật cần cẩn thận. Ở bài viết này, hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu cách bảo vệ tài khoản nhé.

Có thể bạn quan tâm: Đồ chơi thông minh là gì – APEC là gì – Google doanh nghiệp của tôi là gì

Trước tiên, cần phân biệt tài khoản Google và Gmail.

Đối với tài khoản Google thì người dùng có thể sử dụng bất kỳ email nào để đăng ký tài khoản này. Ví du như các email có dạng khác như @yahoo.com, @outlook.com. @live.com,….. Không nhất thiết tài khoản phải là @gmail.com

Còn đối với tài khoản Gmail. Đây là dịch vụ email miễn phí của google. Khi bạn đã đăng ký tài khoản gmail thì mặc định tài khoản này cũng chính là tài khoản Google rồi.

Hướng dẫn cách bảo vệ tài khoản Google - Gmail

Vậy để bảo vệ tài khoản Google chúng ta cần phải làm gì:

Những thông tin cần thiết, phải nhớ, phải có để bảo vệ tài khoản Google

  • Email khôi phục tài khoản. Email khôi phục là email để nhận thông tin từ Google khi tài khoản google có thay đổi, cần xác nhận.
  • Số điện thoại khôi phục tài khoản
  • Họ tên, ngày sinh thật cho tài khoản.
  • Ngày, tháng, năm tạo tài khoản Google.
  • Đáp án câu hỏi bảo mật
  • Email thường xuyên liên hệ.
  • ….

Sau đây là 1 số lưu ý về những thông tin cần thiết mình đã nêu ở trên:

Email khôi phục: Lưu ý đừng bao giờ dại dội mà đi điền 1 địa chỉ email giả, không có thực. Vì tới khi có chuyện như quên mật khẩu thì google thường gửi email xác nhận về email. Ngoài ra đối với ai dùng @yahoo.com.vn thì lưu ý vụ @yahoo.com và @yahoo.com.vn .

Do mình không dùng dạng @yahoo.com.vn nên cũng không rõ là email dạng này hiện nay có sử dụng nhận thư được hay không. Bởi vì với vai trò 1 cộng tác viên Google thì mình cũng thấy nhiều trường hợp bảo là do không truy cập được @yahoo.com.vn nên không lấy lại tài khoản Google được.

Cái này do mình không có tài khoản @yahoo.com.vn nên không chắc chắn vụ này. Những ai đang dùng @yahoo.com.vn làm emai phục hồi thì hãy truy cập thử xem được không nhé.

Nếu không được thì hãy đổi email phục hồi khác cho tài khoản Google tại đây:

https://myaccount.google.com/intro/recovery/email

Số điện thoại khôi phục: Sử dụng số điện thoại thực bạn đang sử dụng. Tránh sử dụng số điện thoại rác hay thay đổi. Vì sau này, mà có vấn đề với tài khoản thì bạn dễ chết đứng như Từ Hải, bởi vì số điện thoại cũ mà bạn không còn sở hữu nữa.

Trường hợp này gặp không ít, đổi số điện thoại mà trước đó lại không chịu thay đổi số điện thoại trong tài khoản trước.

Để thay đổi số điện thoại hoặc nhập số điện thoại khôi phục thì bạn hãy vào đây:

https://myaccount.google.com/signinoptions/rescuephone

Họ tên, ngày sinh thật cho tài khoản: Cái này nhầm mục đích xác thực chủ tài khoản. Sau này có tranh chấp hay cần khôi phục tài khoản thì cũng dễ dàng hơn. Đa số toàn khai gian, khai cho có. Đến khi gặp chuyện thì không nhớ chính xác để thông tin để cung cấp khôi phục tài khoản.

Để thay đổi họ tên thì bạn hãy vào đây: https://myaccount.google.com/name

Để thay đổi ngày sinh thì bạn hãy vào đây: https://myaccount.google.com/birthday

Ngày, tháng. năm tạo tài khoản Google: Cái này nếu bạn nhớ thì tốt. Không nhớ thì chịu, nếu như bạn còn lưu lại cái email chào mừng lúc đăng ký tài khoản Google thì có thể lục lại để xem.

Đây là 1 thông tin cực kỳ quan trọng để chứng minh là chủ tài khoản Google. Mà thường thì theo mình để ý ai cũng đi xóa mất email này nên chả còn nhớ ngày tạo.

Đáp án câu hỏi bảo mật: Trước đây Google có áp dụng câu hỏi bảo mật cho tài khoản Google. Nên những tài khoản cũ trước đây sẽ có phần này. Nếu là tài khoản mới hoặc đã xóa câu hỏi bảo mật đi thì sẽ không còn.

Email thường xuyên liên hệ: Đây cũng là 1 thông tin quan trong không kém để chứng thực với Google khi gặp vấn đề với tài khoản.

Cách để bảo vệ tài khoản Google

Những thông tin mình liệt kê ở trên chỉ là 1 phần nhỏ mà thôi. Nhưng đây là những thông tin quan trọng và cần thiết để xác minh là chủ tài khoản Google.

Đã có nhiều trường hợp rất vui tính. Thông tin thì không cập nhật đầy đủ chính xác. Tới khi có chuyện thì cứ đòi mang chứng minh nhân dân ra để lấy lại tài khoản. Trong khi thông tin thì nhập bậy và Google thì cũng chưa có chổ nhập thông tin giấy tờ thì lấy gì mà xác minh là của bạn.

Cách tốt nhất để bảo vệ tài khoản là sử dụng bảo mật 2 lớp của Google. Bạn hãy vào đây để xem thông tin cụ thể và kích hoạt:

https://www.google.com/intl/vi/landing/2step

Mặc dù sử dụng bảo mật 2 lớp hơi phiền ở bước nhận mã OTP (mã xác minh). Nhưng đây là cách tốt nhất hiện để bảo vệ tài khoản Google của bạn.

Lưu ý là khi sử dụng bảo mật 2 lớp thì không nên chỉ sử dụng 1 phương thức nhận mã mà thôi. Bạn nên thêm nhiều phương thức khác nhau để nhận mã OTP.

Như đây là những phương thức để nhận mã OTP cho tài khoản Google của mình:

Các phương thức nhận xác minh 2 bước

Mình sử dụng 3 phương thức để nhận là mã OTP là qua tin nhắn Sms, ứng dụng Authenticator tạo mã xác minh Google và 10 mã dự phòng. Còn nhiều phương thức nữa nhưng do mình không có thiết để bị đáp ứng nên không thể bật lên sử dụng được.

Mình ưu tiên sử dụng Authenticator vì với phương thức này mình không lo việc không nhận được sms khi ra nước ngoài hoặc bị nhà mạng chặn hoặc gặp trục trặc khi nhận mã. Ngoài ra khi sử dụng phương thức này thì chỉ cần lưu mã vạch QR code là có thể dùng trên nhiều thiết bị khác nhau.

Lưu ý quan trọng:

Để bảo vệ tài khoản Google thì cần thông tin chính xác bật mã bảo mật 2 lớp.Khi đăng nhập ở máy lạ, máy tính thiết bị công cụ thì đừng bao giờ Không hỏi lại trên máy tính này. Vì lúc này thiết bị đó chỉ cần biết mật khẩu là có thể vô thay đổi hết thông tin của bạn từ trước Nếu bạn chọn cái này thì xem như là vứt cái bảo mật 2 lớp cho tài khoản của bạn.

Thông tin tài khoản Google rất dễ dàng thay đổi nếu như không có xác minh 2 lớp. Do đó phải bật 2 bảo mật 2 lớp để đảm bảo cho tài khoản. Nếu lỡ như đã bị thay đổi rồi thì chỉ còn cách cung cấp các thông tin như mình đã kể ở trên cho bên Google kiểm tra.

Nếu chính xác họ sẽ trả lại tài khoản cho bạn. Nhưng việc kiểm tra sẽ mất vài ngày. Nếu là email quan trọng liên quan đến công việc, làm ăn thì cũng đủ để bạn thiệt hại nặng nề.

Hiện nay thì Google đã có diễn đàn Google ở Việt nam phục vụ cho các sản phẩm:

Tài khoản
Chrome
Gmail
Search
Google+
Google Photos
Webmaster

https://productforums.google.com/forum/#!forum/hotro-vi

Nên bạn có thể lên đây nhờ trợ giúp. Tuy nhiên nếu bạn chẳng nhớ thông tin gì thì việc lấy lại tài khoản là không thể. Vì Google chỉ trả lại tài khoản cho những ai chứng minh được tài khoản là của mình.

Ngoài những chia sẻ ở trên. Bạn có thể tham khảo cách bảo vệ tài khoản Google từ qua video này. Nhấn vào phụ đề để xem phụ đề tiếng Việt nhé. Biểu tượng phụ đề ở phía trước cái biểu tượng bánh răng.

Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn cách bảo vệ tài khoản Google – Gmail đã có thể giúp bạn có thể bảo vệ tài khoản của bạn tốt hơn trước những kẻ xấu. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Ô tô là gì và nó có những loại nào bạn cần biết nhé.

Tìm hiểu về Google doanh nghiệp của tôi là gì?

Google doanh nghiệp của tôi là gì? Có những chức năng gì, công dụng gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này.

Có thể bạn quan tâm: Overbook là gì – Vlog là gì – Brainstorm là gì – Adsense là gì

Google doanh nghiệp của tôi là gì?

Google doanh nghiệp của tôi trong tiếng Việt. Hay trong tiếng Anh có tên gọi là Google My Business. Đây là một dịch vụ miễn phí do Google cung cấp. Những doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng dịch vụ này để đưa vị trí của doanh nghiệp mình lên Google Maps(Bản đồ Google).

Với lợi thế chiếm gần như tuyệt đối lượt người dùng khi tìm kiếm địa chỉ tại Việt Nam. Thì việc đưa doanh nghiệp lên bản đồ của Google Maps là điều rất có lợi, lại chả mất chi phí gì cả.

Tìm hiểu về Google doanh nghiệp của tôi là gì?

Vậy Google doanh nghiệp có những ưu điểm chức năng gì?

Lợi ích đầu tiên của việc đăng ký Google doanh nghiệp cho công ty, cửa hàng… với Google là có thể được đưa vào Google Maps. Mỗi khi có ai cần tìm doanh nghiệp của bạn trên Google là khi tìm kiếm sẽ trả về địa chỉ của bạn trên bản đồ. Người tìm kiếm có thể click vào để Google Maps chỉ đường cho người dùng đến với doanh nghiệp của bạn.

Trên địa điểm của doanh nghiệp bạn. Người tìm kiếm còn thể xem được doanh nghiệp của bạn mở cửa, đóng cửa lúc mấy giờ. Để họ có thể biêt mà đến. Nếu như công ty của bạn có nhiều địa điểm, bạn vẫn có tạo nhiều địa điểm và quản lý được. Nếu doanh nghiệp bạn có di chuyển đi địa điểm khác. Chỉ cần đổi lại địa chỉ là được, đôi khi thì sẽ cần xem xét và xác minh lại.

Google doanh nghiệp còn dính với trang Google Plus (Google đã dẹp sản phẩm này rồi), Youtube của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng trang để quảng bá sản phẩm, chương trình khuyến mãi đến người tìm doanh nghiệp của bạn. Khu vực phục vụ khách hàng của doanh nghiệp bạn.

Người dùng có thể đánh giá địa điểm của bạn. Ví dụ như địa điểm của bạn là quán cafe. Thì nếu như quán bạn cảnh đẹp, phục vụ tốt. Thì sẽ có khách hàng đánh giá khi từng ghé qua địa điểm của bạn. Cái này y chang vụ đánh giá địa điểm trên trang facebook.

Có thể thống kê được cụ thể bao nhiêu người tìm doanh nghiệp của bạn. Bao nhiêu người đã click vào nút gọi điện trên địa điểm để liên hệ với bạn. Bạn có thể xem ảnh chụp  thống kê dữ liệu của 1 địa điểm mà mình đang quản lý.

Thống kê google doanh nghiệp

Để có thể đăng ký Google doanh nghiệp cho địa điểm của bạn. Bạn hãy ghé vào đây để tạo nhé:

https://www.google.com.vn/business/

Một số lưu ý:

Khi đăng ký địa điểm xong. Google sẽ thư về địa chỉ bạn đã đăng ký cho địa điểm. Mặc dù thời gian dự kiến ghi là 2 tuần nhưng thực tế khi mình nhận được thư là hơn cả tháng. Do đó bạn hãy kiên trì chờ đợi.

Nếu lâu quá vẫn không có thì yêu cầu gửi lại mã PIN xác thực. Còn thư xác thực doanh nghiệp sẽ có dạng giống cái này. Đây là thư xác minh Google doanh nghiệp mình nhận được chắc hơn 2 năm rồi. Giờ thì có thể sẽ thay đổi kiểu dáng 1 tý.

Thư xác minh google doanh nghiệp

Tên địa điểm phải là tên trên giấy tờ, bảng hiệu thực tế. Không được lạm dụng chèn từ khóa vào tên doanh nghiệp. Lý do là nếu chèn sẽ rất dễ bị tạm dừng địa điểm do vi phạm chính sách về đặt tên.

Bản thân mình đó cũng không biết ráng chèn thêm từ khóa dịch vụ vào tên địa điểm của doanh nghiệp. Và đã bị tạm dừng, phải liên hệ với bên hổ trợ Google để họ giúp đỡ xem xét và hướng dẫn đặt lại tên cho chính xác. Sau đó họ mới mở lại địa điểm cho mình.

Nói chung là bạn nên dành thời gian đọc qua nguyên tắc ở đây trước khi tạo nhé. Đó mình cũng chỉ đọc lướt lướt nên mới bị dính chưởng.

https://support.google.com/business/answer/3038177?hl=vi&ref_topic=4540086

Nếu bạn cần hổ trợ như xác minh địa điểm khi chờ mãi mà không có thư, hoặc mở lại địa điểm bị đóng này nọ thì hãy liên hệ theo cách bên dưới.

phone icon on Gọi

Yêu cầu cuộc gọi và đại lý Google sẽ gọi cho bạn ngay khi có thể.

chat icon on Trò chuyện

Trò chuyện ngay bây giờ! Bạn có thể trò chuyện trong giờ làm việc bình thường.

email icon on Gửi email

Gửi email và chúng tôi sẽ phản hồi trong vòng 24 giờ.

 

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về Google doanh nghiệp của tôi là gì đã giúp bạn tìm hiểu về google doanh nghiệp. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì và những điều cần biết? nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Cập nhật mới nhất:

Bổ sung tính năng chat riêng tư trực tiếp trên Google My Business

Phản hồi trực tiếp với đánh giá người dùng trên Google Map

Tìm hiểu về Youtube là gì?

Youtube là gì? Trang Youtube thu nhập từ đâu? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về Youtube qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: MMO là gìGoogle Adsense là gì – Container là gì 

Youtube là gì?

Youtube là 1 sản phẩm của Google. Đây là 1 trang web lưu trữ chia sẻ video trực tuyến phổ biến nhất hiện nay trên thế giới.

Youtube ra đời vào năm 2005. Trước khi được Google mua lại vào năm 2006. Thì theo bản thân mình từng trải nghiêm qua Youtube vào thời điểm giai đoạn trước khi được Google mua lại. Tốc độ ban đầu ở Việt Nam hiển thị rất ì ạch.

Sau này được Google mua lại, việc xem video qua Youtube đã cải thiện trở nên rất tốt, theo mình đoán chắc họ đã có đặt các server ở gẩn Việt Nam nên tốc độ đã được cải thiện.

Đến với Youtube bạn có thể xem rất video từ trên khắp nơi trên thế giới, từ những video cho trẻ em, tv show, các video hướng dẫn, khóa học…. Video trên youtube nói chung là nhiều vô số kể.

Tìm hiểu về Youtube là gì?

Theo số liệu Youtube công bố tại đây:

https://www.youtube.com/yt/press/vi/statistics.html

Thì hiện nay YouTube đã có hơn một tỉ người dùng. Đã có hơn 76 ngôn ngữ khác nhau cho Youtube. Như có Youtube tiếng Anh, Youtube giao diện tiếng Việt cho người Việt Nam,…

Kể từ tháng 7 năm 2016, YouTube đã trả 2 tỉ USD cho các chủ bản quyền đã chọn kiếm tiền từ các xác nhận quyền sở hữu của họ kể từ khi Content ID ra mắt lần đầu tiên vào năm 2007.

Kể từ tháng 7 năm 2015, có hơn 8.000 đối tác sử dụng Content ID(Một hệ thống do Youtube phát triển để cung cấp cho người đăng ký để dễ dàng xác định và quản lý nội dung của họ trên YouTube.

Để loại các video vi phạm bản quyền của người sở hữu)  bao gồm nhiều đài phát mạng, xưởng phim và hãng thu âm lớn, những người đã xác nhận quyền sở hữu hơn 400 triệu video, giúp họ kiểm soát nội dung của mình trên YouTube và kiếm tiền từ video chứa tài liệu có bản quyền.

Thu nhập chính của Youtube là từ việc hiển thị các quảng cáo trên trang Youtube và các video của Youtube. Những quảng cáo này được lấy từ Google Adwords.

Những ưu điểm của Youtube

Video phong phú đa đạng đủ thể loại. Như mình thích tìm hiểu về các video phim tài liệu lịch sử thì tìm trên Youtube rất dễ dàng.

Người sử dụng có thể kiếm tiền được từ các video sáng tạo của mình.Còn gọi là làm Youtube content hay sáng tạo nội dung.

Nếu bạn muốn sáng tạo video bạn hãy vào đây để tham khảo nhé: https://www.youtube.com/yt/creators/vi/ 

Còn chương trình kiếm tiền của Youtube gọi là đối tác Youtube. Xem chi tiết tại đây:

https://support.google.com/youtube/answer/72851?hl=vi

Tốc độ load video nhanh, dễ dàng xem được video trên nhiều nền tảng khác như từ máy tính cho đến tv, các thiết bị di động….

….

Nhược điểm Youtube

Chính do quá lượng video quá lớn, nên có đủ loại video không phù hợp. Bản thân Youtube cũng khó mà kiểm soát cho hết được.

Vì Youtube kiếm tiền được từ video nên có một số người bất chấp tất cả đưa lên đủ thể loại Video. Những người này thường chẳng có thể sáng tạo gì cả. Trong mắt họ chỉ có tiền và tiền nên họ bất chấp tất cả chỉ để kiếm tiền mà thôi…

….

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về Youtube là gì đã giúp bạn tìm hiểu Youtube là gì. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tìm hiểu về 3D Secure và Mastercard Securecode là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.