Posts tagged Tìm hiểu công nghệ

Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

Dạo này thời tiết thất thường, mưa lũ diễn ra ngày càng mạnh hơn. TV không còn là phương tiện đủ để theo dõi thời tiết nữa. Thật may mắn, chúng ta có công nghệ để theo dõi thường xuyên thời tiết trên những trang web cập nhật thời tiết theo thời gian thực. Và nếu có đủ kiến thức, bạn có thể trở thành nhà khí tượng địa phương. Bạn sẽ giúp cho cộng đồng rất nhiều. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu cách dự báo thời tiết qua bài viết này nhé.

Accuweather.com – Dự báo thời tiết các nơi trên thế giới:

Đây là 1 trang nổi tiếng về dự báo thời tiết rồi. Trang do AccuWeather Inc quản lý là một công ty truyền thông Mỹ cung cấp dịch vụ thương mại dự báo thời tiết trên toàn thế giới. Các nhà cung cấp phân tích web bên thứ ba của Alexa và SameWeb đã đánh giá trang web này là trang web được truy cập nhiều thứ 200 tại Hoa Kỳ, kể từ tháng 11 năm 2015.

Trang này cung cấp cho người dùng các dự báo nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm không khí, chất lượng không khí sẽ ra sao theo thời gian và những ngày sắp tới.

Như đây là trang dự báo thời tiết của Sài Gòn:

https://www.accuweather.com/vi/vn/ho-chi-minh-city/353981/weather-forecast/353981

Trang này còn có ứng dụng để bạn có thể cài đặt trên điện thoại. Mình đánh giá độ chính xác về dự báo của trang này trên 50%. Có lần dự báo tối sẽ mưa mà mình không tin, ai dè mưa thật @@.

2 - Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

Để tải ứng dụng về điện thoại thì bạn vào link sau nhé:

Dành cho thiết bị dùng Android:

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.accuweather.android

Dành cho thiết bị dùng IOS:

https://apps.apple.com/vn/app/accuweather-weather-forecast/id300048137

Đánh giá chung: Nên dùng, độ chính xác cao.

Weather.com – Trang dự báo thời tiết được Google lấy dữ liệu đưa ra

Thường thì mình lười ghé vô mấy trang web để coi dữ liệu thời tiết lắm. Thường sẽ search Google để coi thời tiết như thế nào.

Như từ khóa quen thuộc mình hay search là: thời tiết sài gòn theo giờ. Và mình để ý thì dữ liệu được Google đưa ra được lấy từ trang Weather.com này nghĩ đây là 1 nguồn uy tín để tham khảo.

Còn đây là thông tin của trang này mình lấy từ Wikipedia ra

The Weather Channel là một kênh truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh cơ bản của Mỹ, phát sóng chương trình dự báo thời tiết và tin tức liên quan đến thời tiết và các phân tích, cùng với phim tài liệu và các chương trình giải trí liên quan đến thời tiết.

Ngoài chương trình trên kênh truyền hình cáp, TWC cũng cung cấp những dự báo cho các đài phát thanh trên mặt đất và vệ tinh, báo chí, các trang web, và duy trì cập nhật trực tuyến tại weather.com và thông qua một bộ những ứng dụng trên điện thoại di động thông minh và máy tính bảng.

3 - Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

Cái quan trọng nhất mình chú ý là sự xuất hiện của IBM trên trang này. Theo thông tin có được thì dữ liệu thời tiết được lấy từ IBM ra. Mà IBM thì là 1 trong những ông lớn về mảng máy tính và dữ liệu trên thế giới. Nên độ chính xác là khỏi phải bàn rồi.

Như đây là trang về thời tiết tại Sài Gòn

https://weather.com/vi-VN/weather/today/l/e4f3028ded4eaa85aa504baa51acd7b6df7932ebc68c9d7aff1c838d1178f42c

Dành cho thiết bị dùng Android:

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.accuweather.android

Dành cho thiết bị dùng IOS:

https://apps.apple.com/us/app/id295646461?mt=8

Đánh giá chung: Nên dùng, độ chính xác cao. 

Windy.com – Dự báo gió bão và tốc độ đường đi

Một trang dự báo thời tiết ra đời năm 2014. Dự án được khởi tạo bởi Ivo – người Cộng Hòa Czech, một người yêu thả diều, lái trực thăng và nhiều hoạt động liên quan đến gió.

Dữ liệu được web sử dụng là của ECMWF (European Centre for Medium-Range Weather Forecasts), GFS (Global Forecast System) – mô hình dự báo thuộc Cục khí tượng quốc gia Hoa Kỳ –  National Weather Service (NWS).

Ngoài ra, nếu bạn hiểu về các thuật ngữ thời tiết, trang này còn cung cấp nhiều thông số phức tạp khác.

Đánh giá chung: quá nhiều nên sẽ rối với người không chuyên. Hình ảnh tạm ổn. Ngốn dung lượng ram khá lớn và sẽ làm nóng máy nếu để lâu.

4 - Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

Ventusky.com – Dự báo nhiệt độ và còn hơn thế nữa

Lại một đại diện nữa đến từ Cộng Hòa Séc. Có sẵn cả tiếng Việt cho bạn xem và rê chuột tới đâu là có thông số chính xác theo giờ.

Muốn tra thì quá đơn giản để xem thời tiết toàn thế giới! Muốn coi thành phố hay tỉnh nào cứ việc rê chuột phóng to bản đồ Việt Nam ra. Bạn sẽ đo được nhiệt độ của vùng đó hiện tại. Và con mấy tia trắng trắng chuyển động liên tục là luồng gió đấy các bạn.

Đánh giá chung: ít thông tin và đủ cái người không chuyên quan tâm. Thực ra bạn chỉ có thể coi nhiệt độ, gió, mưa hoặc mây rồi tự đoán ra xu thế thời tiết. Chứ còn thông số liên quan áp suất, độ cao thì cần chuyên môn.

Đánh giá cá nhân: trong cơn bão số 12 năm 2017, trang này dự đoán đúng tâm bão nhất so với Windy. Nếu bạn muốn xem có thể kéo ngược thời gian lại xem và so sánh.

5 - Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

PDC Disater – Dự báo thảm họa thiên nhiên

Đây là trang theo dõi và cảnh báo thảm họa thiên nhiên đủ các thể loại từ dịch bệnh, động đất, lũ lụt và cả bão tố.

Trang này không có nhiều ứng dụng hay cập nhật theo thời gian thực. Khi nào có số liệu thì mới cập nhật lên. Nhưng lợi điểm là dự báo đường đi của bão rất chính xác.

Tại sao ư?! Vì đây là cơ quan dự báo thảm họa Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Với số liệu quá khứ đồ sộ và vệ tinh theo dõi liên tục. Bạn sẽ rất cần đến nó nếu muốn đi du lịch đến vùng nào nguy hiểm.

Web theo dõi: https://disasteralert.pdc.org/disasteralert/

Đánh giá chung: Trang này dự báo đường đi của bão tốt và thích hợp cho ai muốn theo dõi nơi bị thảm hỏa có thể vào cứu trợ được chưa.

6 - Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay

Hy vọng qua bài viết Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay đã có thể giúp bạn biết nắm bắt thời tiết khu vực mình sống. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Tìm hiểu dịch vụ J/Secure™ của JCB là gì?

J/Secure 🔒 là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này này nhé!

Có thể bạn quan tâm: Western Union là gì – Mã số PIN thẻ ATM là gì

J/Secure™ là gì?

J/Secure™ hay thường được gọi là J/Secure là tính năng bảo mật 2 lớp của thẻ thanh toán quốc tế JCB. Dịch vụ này được ra đời vào năm 2004.

Chương trình xác thực J/Secure™ của JCB cho các giao dịch không xuất trình thẻ đã và đang bảo vệ các chủ thẻ JCB khỏi trộm cắp danh tính từ năm 2004. J/Secure™ tăng tính bảo mật cho thương mại trực tuyến bằng cách thêm một bước nhận dạng quan trọng, cho phép chủ thẻ trực tiếp xác thực thẻ của mình với nhà phát hành thẻ.

Đây là một dịch vụ dùng cho việc xác thực giao dịch trực tuyến (online) của các chủ sở hữu thẻ JCB. Dịch vụ J/Secure™ này chỉ có thể sử dụng khi các trang thanh toán có dấu hiệu logo của dịch vụ J/Secure™ mà thôi.

Để giao dịch an toàn với thẻ tín dụng quốc tế, các hãng thẻ thanh toán quốc tế đã bổ sung tính năng báo mã otp để phòng chống cướp thông tin thẻ để thanh toán bất hợp pháp. Bằng cách thêm vào 1 phương thức xác thực khi thanh toán trực tuyến.

Trong bài này thì phương thức đó là J/Secure của thẻ JCB.

J/Secure™ là một dịch vụ có chức năng tương tự như là dịch vụ 3D Secure bên thẻ Visa,  Mastercard Securecode của thẻ Mastercard và American Express SafeKey của thẻ American Express.

Hiện nay thì ở Việt Nam, thì theo quan sát và tìm hiểu thì có vẻ như dịch vụ J/Secure™ này chưa được cung cấp cho các chủ thẻ JCB ở Việt Nam. Những trang thương mại điện tử cũng chưa chấp nhận JCB nhiều nên cũng vắng bóng J/Secure™.

Update 2020, Mình thấy bên OCB có hướng dẫn về J/Secure nên mình nghĩ phương thức này đã được xuất hiện ở Việt Nam rồi nhé.

Như đây là hướng dẫn về J/Secure trên website của họ. Mình lấy về

Nhằm tăng cường tính bảo mật và an toàn trong giao dịch trực tuyến, Ngân hàng Phương Đông OCB xin trân trọng thông báo về việc triển khai dịch vụ xác thực giao dịch thẻ trực tuyến đối với Thẻ tín dụng và Thẻ ghi nợ OCB – JCB, chi tiết như sau:

+    Bước 1: Chủ thẻ OCB JCB vào trang thương mại điện tử chọn hàng hóa/dịch vụ cần mua.
+    Bước 2: Nhập các thông tin thanh toán theo yêu cầu trên màn hình website.
+    Bước 3: Nếu website có J-Secure, sau khi nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, chủ thẻ sẽ được tự động chuyển đến trang xác thực giao dịch của OCB để nhập mã xác thực giao dịch. Mã xác thực được OCB gửi qua SMS/email (theo số điện thoại/email mà chủ thẻ đã đăng ký).
+    Bước 4: Sau khi chủ thẻ nhập mã xác thực, hệ thống OCB kiểm tra mã xác thực do chủ thẻ vừa nhập:
–    Trường hợp mã xác thực đúng: hệ thống xác thực thành công và tự động trở về trang thanh toán trực tuyến, giao dịch được xử lý và hoàn tất quá trình thanh toán.
–    Trường hợp mã xác thực không đúng (KH nhập sai mã xác thực): hệ thống báo lỗi và từ chối xử lý giao dịch.8 - Tìm hiểu dịch vụ J/Secure™ của JCB là gì?

Cách thức hoat động của dịch vụ J/Secure™

Khi bạn sử dụng thẻ JCB card để giao dịch trực tuyến thì khi thanh toán bạn sẽ cần nhập tên chủ thẻ, số thẻ, tháng năm hết hạn của thẻ JCB, Số CAV2 rồi tiếp tục là sẽ thanh toán được.

Một cửa sổ hiện lên để hỏi bạn mật khẩu dịch vụ J/Secure™. Mật khẩu này chính là mật khẩu của dịch vụ MyJCB. Nghĩa là bạn phải có mật khẩu của MyJCB. Bạn nhập đúng mật khẩu này, hệ thống xử lý xác nhận chủ thẻ và nếu đúng là bạn dùng. Thông tin xác nhận cũng gửi cho nhà bán hàng.

Bởi vì như vậy, nên đã xuất hiện dịch vụ J/Secure™ nhầm để gia tăng an toàn cho chủ tài khoản. Với dịch vụ J/Secure™thì nay người sử dụng thẻ JCB sẽ có thêm 1 lớp bảo vệ khi thanh toán trực tuyến online.

Dịch vụ J/Secure™ này cũng không gọi là an toàn tuyệt đối cho người sử dụng thẻ JCB. Bởi vì dịch vụ J/Secure™ này chỉ xuất hiện khi bạn thanh toán trên các trang web có biểu tượng J/Secure™. Tức là những trang này có sử dụng dịch vụ J/Secure™ để xác thực giao dịch trực tuyến.

Còn đối với những trang không sử dụng dịch vụ xác thực J/Secure™ thì dịch vụ J/Secure™ sẽ không hoạt động. Do đó J/Secure™ cũng xem như không có tác dụng đối với những trang này. Bởi vì vậy, bạn vẫn nên giữ thẻ JCB cẩn thận chứ đừng tự tin quá vào dịch vụ J/Secure™ này là an toàn tuyệt đối.

Thường thì mã bảo mật J/Secure sẽ được gửi qua tin nhắn SMS điện thoại hay Email của bạn((theo số điện thoại/email mà chủ thẻ đã đăng ký với ngân hàng phát hành thẻ JCB của bạn) khi bạn thanh toán trực tuyến tại trang có hổ trợ hình thức này.

9 - Tìm hiểu dịch vụ J/Secure™ của JCB là gì?

Dịch vụ J/Secure™ có tốn phí không, có cần đăng ký không?

Thường những dịch vụ là dịch vụ miễn phí do bên thẻ thanh toán quốc tế cung cấp. Và tùy trang mới hoạt động được hay không nữa. Nên nhìn chung là dịch vụ này không tốn phí và không cần phải đăng ký vì mặc định hầu như có cả sẵn rồi.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu dịch vụ J/Secure™ là gì đã giúp các bạn hiểu thêm về cơ chế hoạt động bảo vệ chủ thẻ JCB của J/Secure™. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Paypal là gì và Cách sử dụng Paypal để thanh toán?

Bạn đang tìm câu trả lời Paypal là gì 👛? Paypal có tính năng như thế nào? Hoặc cách sử dụng hay thanh toán qua paypal như thế nào? Hãy ghé vào ngôi nhà kiến thức để tìm lời giải đáp.

Có thể bạn quan tâm: Thẻ debit và credit là gì  – Prepaid card là gì

Như ở bài viết trước thẻ American Express card – JCB card – Discover card là gì mình đã từng nhắc đến Paypal, hôm nay mình sẽ viết về nó.

Paypal là gì?

Paypal là công ty hoạt động trong lãnh vực thương mại điện tử. Paypal là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet. Với paypal bạn không cần ra ngân hàng để chuyển tiền qua séc hay qua các dịch vụ khác như Western Union.

Nói dễ hiểu thì bạn cứ hiểu Paypal giống như mấy cái ví điện tử hiện nay ở Việt Nam như Momo, Grab by Moca, Airpay,…Khác biệt là nó ở đẳng cấp quốc tế, hầu như các trang web quốc tế đều sử dụng nó cả.

Đi ra nước ngoài cũng có chổ sử dụng luôn. Còn mấy cái ví điện tử Việt Nam thì chỉ dùng được trong nước mà thôi.

Paypal với ưu điểm hoạt động qua Internet rất nhanh gọn và chính sách tốt bảo mật tốt nên rất nhiều sử dụng. Paypal vận hành nhờ nguồn thu nhập từ việc thu phí thông qua thực hiện việc thu phí xử lý thanh toán cho các hãng hoạt động trực tuyến, các trang đấu giá, và các khách hàng doanh nghiệp khác.

Để có tài khoản paypal bạn cần phải có một địa chỉ email để đăng ký. Còn để sử dụng thanh toán bằng paypal thì bạn phải có thẻ thanh toán quốc tế như thẻ Visa – Mastercard hay các loại thẻ thanh toán quốc tế khác được Paypal chấp nhận để nhận vào tài khoản Paypal của bạn.

Mục đích của việc này cũng để verify (xác minh) tài khoản Paypal của bạn luôn.

Paypal là gì

Như đây là giới thiệu Paypal trên trang chủ của họ:

An tâm thanh toán

Không có chi phí ẩn

logos | No Fees

Bạn không tốn chi phí nào khác để thanh toán với PayPal, ngoài khoản phí khi bán hàng/dịch vụ hoặc yêu cầu thanh toán.

Gửi trả hàng Miễn phí

logos | shipping_refund

Bạn đổi ý về một món hàng đã mua? Chỉ việc gửi trả và nhận tiền hoàn lại lên đến 20 USD để gửi trả hàng.

Nhận Thưởng

logos | credit_card

Chúng tôi phối hợp cùng các ngân hàng trong và ngoài nước để bạn có thể dùng (các) thẻ ưu tiên của mình và tích lũy điểm thưởng.

Luôn được bảo vệ

logos | buyer_protection

Mua sắm với PayPal an toàn hơn nhờ tính năng Bảo vệ Bên mua, tính năng giám sát chống gian lận 24/7 và bảo mật đẳng cấp thế giới.

Vậy Paypal có tính năng như thế nào?

Paypal có tính năng như một người trung gian hay gọi một cách khác là cổng thanh toán trực tuyến. Paypal cũng có thể xem như là ví điện tử của bạn. Bạn hoàn toàn có thể gửi tiền vào hay rút tiền ra dễ dàng.

Ví dụ khi bạn mua hàng trực tuyến trên mạng thường thì bạn sẽ nhập thông tin thẻ của bạn vào và thanh toán thế là xong. Nhưng nếu trang web đó bị hack và thông tin thẻ của bạn bị lộ ra ngoài, chắc chắn tài khoản của bạn sẽ không cánh mà bay đi 1 số tiền không ít.

Hiểu được điều đó paypal sẽ là nơi trung gian,  bạn nhập thông tin thẻ vào tài khoản Paypal của bạn. Khi cần thanh toán bạn chọn thanh toán qua Paypal, đăng nhập vào tài khoản Paypal của bạn và mua.  Lúc đó Paypal sẽ tự rút tiền trong thẻ mà bạn đã nhập vào và thanh toán cho tài khoản Paypal của shop nơi bạn mua hàng. Như vậy bạn sẽ không bị lộ thông tin thẻ.

Nếu mua hàng trên ebay và thanh toán bằng Paypal thì bạn còn có thể yêu cầu Paypal lấy lại tiền bạn đã thanh toán nếu người bán chưa gửi hàng cho bạn trong bao nhiêu ngày. Đây là lợi ích mà dùng thẻ thanh toán trực tiếp không hề có.

Thậm chí nếu bạn bị hack tài khoản và chuyển tiền cho tài khoản khác. Bạn có thể yêu cầu Paypal lấy lại tiền cho bạn. Tuy nhiên thủ tục thì cũng không hề đơn giản.

Cách sử dụng Paypal để thanh toán

Về vấn đề nạp tiền cho tài khoản Paypal cái này bạn không cần phải làm. Bởi vì Paypal tại thời điểm hiện tại không cho người dùng Việt Nam có thể tự nạp tiền vào tài khoản. Do đó bạn phải nhập thẻ thanh toán quốc tế của bạn vào.

Sau khi nhập thẻ thành công tức là đã verify paypal rồi thì Paypal sẽ tự liên kết với thẻ của bạn. Về cách verify paypal và cách đăng ký và tạo tài khoản Paypal thì có thể nếu như mình có thời gian đủ thì mình sẽ viết còn không các bạn có thể search google để tìm hướng dẫn.

Lời khuyên là hãy tìm trên youtube để có video trực quan hơn. Mỗi khi cần thanh toán hay sử dụng đến tiền Paypal sẽ tự rút tiền từ tài khoản của bạn ra. Đây là cách mình đang dùng.

Mình có thấy 1 video khá đầy đủ từ đăng ký đến việc add thẻ vào. Bạn có thể xem qua ở đây nhé:

Ngoài cách này ra bạn có thể tìm trên Google để liên hệ với những người bán tiền Paypal để mua. Khi bạn mua thì họ sẽ chuyển tiền từ Paypal của họ qua cho bạn. Lúc này tài khoản Paypal của bạn sẽ là nơi chứa tiền.

Sử dụng paypal thì cũng tương tự như bạn sử dụng Internet banking mà thôi. Bạn có thể chuyển, rút cho tài khoản Paypal khác hay thanh toán mua hàng trực tuyến nếu nơi bán có hổ trợ Paypal.

Như hôm qua mình mới mua hàng trên 1 trang nước ngoài và thanh toán qua Paypal cho lẹ và để an tâm nếu có rủ ro thì mình có thể khiếu nại đòi tiền lại đc.

Đây ảnh chụp tài khoản Paypal của mình. Như mình đã nói ở phía trên, người dùng Việt Nam chưa thể tự nạp tiền vào tài khoản Paypal được. Nên bạn thấy số dư Paypal của mình chả có đồng nào.

10 - Paypal là gì và Cách sử dụng Paypal để thanh toán?

Hoạt động gần đây thì hôm qua mình có mua trên trang web Banggood đơn hàng hết 20.39$. Phía bên tay trái là liệt kê 2 cái thẻ được mình add vào tài khoản. Khi mình dùng Paypal thanh toán, nó sẽ hỏi mình muốn dùng thẻ nào để thanh toán.

Còn đây là ảnh chụp chi tiết đơn hàng hôm qua mình mua và chọn thanh toán qua Paypal.

Bạn có thể thấy những chổ mình chỉ mũi tên. Là mình thanh toán qua thẻ Visa dạng ghi nợ có số đuôi là 9801. Tỷ giá đô quy ra VND lúc thanh toán cho 20,39$ là hết 492,588 VNĐ.

Quan trọng nhất là ở chổ báo cáo vấn đề. Nếu giao dịch này có vấn đề bạn có thể vào đó khiếu nại. Đây là chổ ăn tiền nhất Paypal so với việc sử dụng thẻ thanh toán trực tiếp.

Vì tiền của bạn sẽ do bên Paypal nắm, nếu như người bán lừa bạn, bạn có bằng chứng thì có thể lấy lại tiền thông qua Paypal.

11 - Paypal là gì và Cách sử dụng Paypal để thanh toán?

Cách thanh toán Paypal thì dễ lắm. Khi bạn mua hàng ở đâu đó tới lúc thanh toán bạn hãy  chọn phương thức. Lúc này nếu bạn chưa đăng nhập Paypal. Sẽ yêu cầu bạn đăng nhập vào. Sau khi bạn đăng nhập xong, sẽ hiển thị lựa chọn thanh toán bằng thẻ nào hay số dư có trong Paypal.

Chỉ cần bạn đồng ý là thanh toán xong ngay. Tiền trong thẻ của bạn sẽ bị Paypal rút ra thanh toán. Còn nếu tài khoản Paypal bạn có số dư sẽ bị trừ theo giá trị đơn hàng bạn mua. Như vậy là xong, nói chung đơn giản như bạn sài ví điện tử ở Việt Nam thôi.

Cám ơn bạn đã dành thời gian theo để đọc bài viết Paypal là gì và Cách sử dụng Paypal để thanh toán. Hy vọng qua bài viết này đã giải đáp cho bạn thắc mắc Paypal là gì, có chức năng ra sao… Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Tìm hiểu ATM là gì và Thẻ ATM là thẻ gì?

ATM là gì? Thẻ ATM là gì? Hay ATM viết tắt của chữ gì? Nếu đó là những thắc mắc của bạn, thì hãy để ngôi nhà kiến thức chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết này.

ATM là gì?

ATM là viết tắt của Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine trong tiếng Anh. ATM hay Automated Teller Machine, Automatic Teller Machine dịch ra tiếng Việt thì có nghĩa là máy rút tiền tự động.

Nghĩa Automated Teller Machine, Automatic Teller Machine này được hiểu phổ biến ở Mỹ, Úc, Singapore, Ấn Độ, Cộng hòa Maldives, Sri Lanka.

Ngoài ra ATM còn có thể hiểu như Automated Banking Machine ở Canada. Dịch ra tiếng Việt sát nghĩa thì có hơi khó nghe một tý là Máy ngân hàng tự động.

máy rút tiền tự động ATM

Công dụng của ATM thì như mình đã giải nghĩa về từ ATM ở trên. Thì đây là một máy rút tiền tự động. Còn bạn tò mò hơn về máy ATM thì hãy qua bài viết này nhé: Máy ATM là gì và cha đẻ của máy ATM là người nước nào?

Điều này có nghĩa là bạn có thể rút tiền bất cứ khi nào bạn cần mà không phải vào ngân hàng để rút tiền. Và để sử dụng bạn cần có thẻ và mã pin thẻ ATM. Hãy cùng tìm hiểu tiếp về Thẻ ATM là gì nhé?

Thẻ ATM là gì?

Thẻ ATM là thẻ do ngân hàng làm cho khách hàng của họ. Thẻ này tên gọi gộm chung của 2 loại thẻ là thẻ thanh toán quốc tếthẻ thanh toán nội địa. Trong 2 loại thẻ thanh toán quốc tế và nội địa thì mỗi loại thẻ đều có 3 loại thẻ nữa là thẻ trả trước prepaid card, thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card.

Nhìn cái ảnh này cho dễ hình dung nhé. Chứ diến tả ra cũng hơi lủng củng.

13 - Tìm hiểu ATM là gì và Thẻ ATM là thẻ gì?

Hiểu đơn thì thẻ ATM là cái thẻ bạn có thể cho vào máy ATM ở trên để giao dịch. 

Thẻ ATM là loại thẻ do các ngân hàng hay tổ chức tài chính cấp. Loại thẻ này có 2 dạng là loại thẻ từ và thẻ sử dụng chip để lưu trữ thông tin về thẻ như số tài khoản, ngày hết hạn, tên chủ thẻ,… Trong đó thẻ từ loại phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam.

Tuy nhiên loại thẻ này lại là loại thẻ dễ bị sao chép nhất và không bảo mật bằng thẻ chip.

Có thể nhận dạng thẻ chip và thẻ từ: Rất đơn giản thẻ chip thì trên thẻ sẽ có một miếng màu vàng nhìn như thẻ sim điện thoại vậy. Còn thẻ từ chỉ là 1 dãy từ màu đen. Thông cảm tác giả không có các thẻ nào dùng chip cả nên không có ảnh minh họa được.

Trước đây, do thẻ thanh toán quốc tế vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam. Có khi còn chưa vào Việt Nam, nên hầu như thẻ ngân hàng được phát hành là thẻ thanh toán nội địa. Dần dần, người dân hiểu nhầm sang thẻ ATM là thẻ nội địa.

Vì thời điểm đó làm gì có phổ biến thẻ thanh toán quốc tế mà biết. Những thương hiệu thẻ thanh toán quốc tế như Visa – Mastercard hay Amex… còn chưa vào hay chưa phổ biến nữa. Nên cái tên thẻ ATM sẽ khiến rất nhiều người cho gần đó là thẻ thanh toán nội địa. Thực tế thì không phải như vậy nhé..

Có thể bạn chưa biết: Thẻ ATM đầu tiên được phát vào năm 1967 và 1969 bởi Barclays ở Luân đôn và ngân hàng Chemical ở Long Island, New York.

ATM là gì và Thẻ ATM là thẻ gì?

Thẻ ATM có kích thước chuẩn là 85.60 × 53.98 mm. Kích thước này theo chuẩn ISO/IEC 7810 ID-1. Đây kích thước chung cho các loại thẻ hiện nay. Kích thước này áp dụng cho thẻ thanh toán nội địa và thẻ quốc tế luôn.

Về vật liệu làm thẻ thì hiện nay phổ biến nhất vẫn là các dạng thẻ nhựa. Đối với các loại thẻ VIP thì vật liệu làm bằng kim loại nhìn rất sang trọng quý phái.

Trên thẻ ATM thường có in 1 dãy số, tên chủ thẻ, tên đơn vị phát hành thẻ, tên của thẻ,…

Công dụng hay tác dụng của thẻ ATM là để rút tiền hay chuyển khoản hay dùng để thanh toán hóa đơn qua các máy ATM. Thường thì nếu làm cho các công ty hay cơ quan xí nghiệp thì tiền lương sẽ được chuyển vào thẻ ATM chứ không nhận trực tiếp.

Khi làm thẻ ATM bạn sẽ được cấp thẻ ATM, số tài khoản, tên chủ tài khoản, chi nhánh ngân hàng của bạn( cái này tùy ngân hàng), Mã Pin. Nếu bạn có đăng ký internet banking, thì sẽ có thêm tên tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào trang web của ngân hàng, để kiểm tra tiền, chuyển khoản hay thanh toán mua hàng online.

Nếu bạn đăng ký SMS banking thì số điện thoại của bạn đăng ký sẽ nhận được thay đổi khi biến động tài khoản như tiền chuyển vô, bị trừ,….

Mình sẽ có một bài viết hướng dẫn cách làm ATM sau nhé.

Những loại máy ATM Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay thì theo mình quan sát có 2 loại mà bạn thường gặp.

Loại 1 Phổ thông thường gặp

Máy ATM cơ bản chỉ có các chức năng cơ bản rút tiền và truy vấn số dư. Chuyển khoản này nọ mà thôi. Loại này không có chức năng nạp tiền.

Loại 2 CDM các máy ATM có khả năng nạp tiền

Máy ATM này thì hiện đại hơn, tích hợp nhiều chức năng hơn. Như bạn có thể nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM luôn.

Như TP Bank họ có máy ATM hay đúng hơn gọi là CDM. Bạn có thể giao dịch với nhân viên TPBank qua máy đó. Bạn có thể mở tài khoản và nhận ngay thẻ qua máy ATM này luôn.

Hướng dẫn cách rút tiền trong thẻ ATM qua máy ATM

Cách rút tiền thì cũng dễ dàng thôi. Quan trọng bạn phải có thẻ, và tới cái máy ATM để rút tiền nhé. Sau đây là các bước thực hiện.

Bước 1 Bạn hãy đưa thẻ ATM vào khe đọc thẻ

Lưu ý hãy nhìn trên thẻ có dấu mũi tên. Bạn hãy đưa đúng mũi tên ở mặt trên vào khe đọc thẻ nhé.

Bước 2 Lựa chọn ngôn ngữ nếu có

Tùy vô máy ATM bạn sử dụng có loại sẽ hỏi ngôn ngữ. Có loại thì không. Nếu có hỏi thì bạn chọn Tiếng Việt cho dễ nhé.

Bước 3 Nhập mã PIN của thẻ ATM bạn vào

Mã PIN ATM thông thường là 4 con số. Một số ngân hàng phát hành thẻ thì cái này lên 6 con số. Bạn hãy nhận nhập chính xác vào nhé. Nhập chính xác hết thì nhấn Enter để tiếp tục.

Lưu ý: Nếu bạn lỡ nhập sai thì đừng có nhấn Enter nhé. Hãy nhấn nút Clear để nhập lại đúng Mã PIN là được. Nhập đúng rồi thì Enter.

Không nên nhập sai quá 3 lần, máy sẽ giữ thẻ ATM của bạn lại. Hay dân tình còn gọi là nút thẻ không nhả.

Lúc nhập thì hãy che chắn để tránh bị các camera kẻ xấu gắn để lấy mã PIN của bạn.

Bước 4 Chọn loại giao dịch

Sau khi nhập thành công mã PIN. Lúc này máy sẽ chuyển qua màn hình khác. Bạn cần lựa chọn việc bạn sắp làm là gì. Sau đây là những cái ATM hay hiện ra.

  • Rút tiền mặt
  • Tra cứu số dư tài khoản
  • Đổi mã pin
  • Chuyển khoản
  • Thanh toán hoá đơn

Tùy máy ATM, tùy ngân hàng mà sẽ có những tùy chọn khác nhau. Nhưng cái chung là rút tiền thì máy nào cũng có. Mà đây cũng là mục đích chính của bạn thôi.

Bước 5 Lựa chọn tài khoản thanh toán

Nếu bạn chọn rút tiền thì máy ATM sẽ yêu cầu bạn chọn loại tài khoản để tiến hành giao dịch như: Tài khoản thanh toán (tài khoản mặc định tài khoản thẻ), tài khoản thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm….

Mặc định thì bạn cứ chọn tài khoản thanh toán hay tài khoản thẻ nhé. Chọn xong là tới bước nhập số tiền mà rút thôi.

Bước 6 Bạn hãy nhập số tiền cần rút

Thường thì các ATM sẽ hiển thị các mốc tiền để bạn có thể chọn nhanh để rút như 100k VND,  200k VND, 500k VND, 1 triệu VND, 2 triệu, 3 triệu, 5 triệu… Số tùy chọn (Số khác).

Bạn hãy chọn Số tùy chọn(Số khác) nhập số tiền bạn cần rút. Sau đó nhấn Enter và tiếp tục hiển thị là có muốn in hóa đơn không. Bạn cần thì Enter tiếp là được.

Nếu bạn rút cây ATM khác ngân hàng với thẻ bạn dùng thì thường chỉ rút tôi đa 1 lần được 3 triệu mà thôi. Còn rút đúng máy của ngân hàng phát hành thẻ cho bạn, thì bạn có thể rút 5 đến 10 triệu có khi còn nhiều hơn.

Sau đó bạn chờ tý để máy xử lý.

Lưu ý: Là bạn phải có tiền trong thẻ mới rút được nhé. Không có tiền thì rút bằng niềm tin. Trừ thẻ tín dụng thì mình không nói =.=!

Bước 7 Nhận tiền và thẻ

Tùy vô máy ATM, có máy sẽ nhả thẻ ra trước và trả tiền sau. Có máy thì nhả tiền và thẻ vẫn giữ trong máy.

Đối với loại máy nhả thẻ ra, thì bạn lưu ý lúc nhả thẻ ra thì hãy lấy ngay nhé. Để lâu máy nuốt thẻ vô lại đó. Lấy thẻ xong chờ tý là tiền ra thôi.

Còn với loại thẻ đang giữ thẻ, thì tiền sẽ ra. Và sẽ in hóa đơn nếu bạn có chọn. Xong nó sẽ hỏi bạn muốn giao dịch tiếp không. Nếu tiếp thì Enter để rút tiếp. Không thì Cancel lấy lại thẻ nhé.

Lưu ý: Nhớ kiểm tra lại tiền bạc, thẻ trước khi rời máy ATM nhé. Có gì còn khiếu nại qua hotline ở trên máy ATM.

Tổng hợp và giải đáp một số thắc mắc về thẻ ATM:

Mã số, dãy số in nổi, ghi trên thẻ ATM là gì?

Đây là mã số do ngân hàng đặt ra đối với thẻ thanh toán nội địa. Mã số này là số thẻ của bạn chứ không phải số tài khoản của bạn nên bạn không thể gửi tiền vào tài khoản dựa vào in trên thẻ.

Số này được tạo ra do một nguyên tắc mà chỉ nguyên tắc mà các ngân hàng thống nhất với nhau. Nói chung mã số ghi trên thẻ này bạn có thể không cần quan tâm đến nó nếu bạn không mua hàng online tại Việt Nam. Và ngược lại nếu là thẻ quốc tế thì con số rất quan trọng đấy.

P/s: Hiện nay thì số thẻ nội địa có thể dùng để chuyển tiền nhanh nhé. Sử dụng số thẻ trên thẻ nội địa để chuyển tiền đảm bảo nhanh hơn so với chuyển tiền qua số tài khoản.

Cụ thể như sau:

– Để thanh toán mua hàng online trên các trang nước ngoài bằng thẻ quốc tế ta cần phải nhập các thông tin sau để thanh toán là: Tên chủ thẻ, mã số thẻ, số CVV được in mặt sau của thẻ( có loại thẻ thì in đằng trước), thời hạn hết hạn của thẻ hay còn gọi là Valid thru.

Ảnh minh họa về vị trí của số CVV trên thẻ Visa và Mastercard

Số cvv trên thẻ visa và mastercard

Xem thêm: CVV là gì

– Do đó nếu thẻ bạn mà làm thẻ nội địa thì không cần quan tâm. Còn thẻ quốc tế thì hãy quan tâm và giữ thẻ cho kỹ nhé. Kẻo có người sử dụng thẻ giùm bạn đấy. Vì thẻ quốc tế chỉ cần mấy thông tin được in trên thẻ là đủ để sử dụng mua hàng online rồi.

Mã số PIN thẻ ATM là gì?

Mã PIN đây là viết của từ personal identification number trong tiếng Anh. Dịch ra tiếng  Việt thì PIN có nghĩa là mã số nhận dạng cá nhân. Mã số này được ngân hàng cung cấp đưa thẻ cho bạn. Bạn nên ra cây ATM cho thẻ vào và nhập mã PIN được cung cấp sau đó đổi mật khẩu cho an toàn.

Thường thì tuy các ngân hàng khác nhau mã Pin sẽ có độ dài khác nhau. Như có nơi sử dụng mã PIN chỉ gồm 4 số, có ngân hàng lại sử dụng mã pin đến 6 số. Lưu ý nếu đổi mã Pin thì phải ráng mà nhớ mã Pin vừa đổi.

Nếu bạn mà quên và nhập sai mã pin quá 3 lần là bị nuốt thẻ vô máy ATM. Lúc đó lại phải mất thời gian và tiền bạc để lấy lại. Mã PIN này cũng dùng để nhập khi bạn cà thẻ qua máy POS.

Số dư tài khoản atm là gì?

Đây là số tiền có trong thẻ của bạn. Một số ngân hàng có yêu cầu số dư tối thiểu như 50 ngàn đồng. Có nghĩa là bạn bắt buộc phải để lại 50 ngàn đồng trong thẻ mà không thể nào rút được. Có thể xem như tiền đặt cọc. Khi bạn hủy không dùng nữa sẽ được lấy lại tiền này.

Ngày hiệu lực thẻ atm là gì?

Cái này cái Issue date được in mặt trước của thẻ ATM bạn. Cái này đối với thẻ nội địa mình chỉ thấy in là tháng và năm phát hành thẻ thôi. Bạn sẽ cần thông tin này nếu như bạn thanh toán online bằng thẻ nội địa này.

Mình có nghe nói là thẻ thanh toán nội địa cũng có hết hạn. Nên bạn cũng có thể xem cái này để tính ra thời gian để đi làm lại thẻ.

Rất tiếc là mấy cái thẻ nội địa của mình làm toàn là loại không có thời hạn cả, chưa gặp cái nào có thời hạn để khẳng định chắc chắn hơn.

Valid thru trên thẻ ATM là gì?

Valid thru là thời gian hết hạn của thẻ. Cái Valid thru này chỉ có mặt trên các thẻ thanh toán quốc tế mà thôi. Như các thẻ Visa, Mastercard,…. Còn thẻ nội địa không có cái này đâu.

Dãy số in trên thẻ ATM là gì?

Dãy số được in trên thẻ của bạn. Đây chính là số thẻ. Bạn sẽ cần thông tin này để thanh toán online.

Nếu như là thẻ nội địa, thì bạn có thể đưa dãy số in trên thẻ này cho người cần chuyển tiền cho bạn. Tiền sẽ vô rất nhanh so với việc chuyển qua số tài khoản.

Thẻ phụ ATM là gì?

Thẻ này tương tự như thẻ chính, có thể dùng để rút tiền hay quẹt thẻ. Thường là thẻ giữa vợ chồng, gia đình với nhau.

Như chồng làm thêm 1 thẻ phụ cho vợ có thể dùng tiền trong thẻ của mình mà không cần phải lấy thẻ của chồng.

ATM CDM là gì?

Đây là loại cây ATM mới nhiều chức năng hay các cây ATM thông thường. Có thể nạp tiền thông qua cây ATM này mà không cần phải vô ngân hàng nạp hay người ai đó chuyển khoản vào.

Rút tiền atm khác ngân hàng được không?

Vào thời điểm năm 2021 khi mình cập nhật lại bài viết này. Thì bạn rút tiền ATM khác ngân hàng vô tư nhé. Bởi vì thẻ ở Việt Nam gôm về liên minh Napas hết rồi. Nên bạn thoải mái rút ở bất kỳ ATM nào cũng được.

Lưu ý thẻ Visa, Mastercard, JCB gì đó thì phải nhớ rút đúng ngân hàng nhé. Ngân hàng khác thì vẫn tốn phí ác lắm. Rút vẫn được mà xong sẽ sót tiền thôi

Hy vọng qua bài viết ATM là gì và Thẻ ATM là thẻ gì đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết tiếp theo của mình về cách làm thẻ ATM nhé.

Tìm hiểu mạng xã hội Facebook là gì, dùng để làm gì?

Facebook hay FB là gì, dùng để làm gì? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp thắc mắc facebook là gì và lịch sử nguồn gốc sự ra đời của facebook.

Có thể bạn quan tâm: Google là gì – Pinterest là gì  – Twitter là gì

Facebook là gì, dùng để làm gì?

Facebook hay còn viết tắt là FB là mạng xã hội hàng đầu trên thế giới hiện nay và đứng số 1 tại Việt Nam. Mạng xã hội có nghĩa là nơi kết nối mọi người ở mọi nơi lại với nhau. Nơi các thành viên tương tác với nhau như chat, tải hình ảnh, video lên, bình luận…

Facebook đã xoá tan mọi khoảng cách địa lý giống như mạng Internet. Bạn dễ dàng kết bạn bè khắp nơi trên thế giới. Tài khoản mà không có bạn bè, còn được gợi ý để gửi lời kết bạn nữa kìa.

Tên của thương hiệu này được cập nhật vào từ điển tiếng Anh như 1 động từ, tương tự Google. Bạn có thể kiểm chứng bằng google translate với 1 ví dụ chắc ai cũng cảm thấy nhột.

If the boss knew how much time you spent shopping online or Facebooking, do you think he or she would be happy?

Tạm dịch: Nếu ông chủ mà biết bạn phí thời gian cho mua sắm trực tuyết và lượt Facebook thì bạn nghĩ họ có vui không?

 

facebook-la-gi

Facebook hiện nay gồm những chức năng sau:

– Chat bạn có dễ dàng trò chuyện với bạn bè mọi lúc mọi nơi chỉ cần có mạng Internet để lên là được.

– Khả năng tìm kiếm bạn bè dễ dàng. Bạn có thể dễ dàng tìm được bạn bè qua địa chỉ email hoặc số điện thoại, thậm chí nếu bạn không biết thì chỉ cần có bạn chung vẫn tìm được. Hoặc có thể tìm bằng cách search tên họ mà cách này thường khó tìm được.

– Đủ các trò chơi giải trí. Do đó có một số người chủ yếu dùng facebook chỉ để chơi game mà thôi.

– Tận dụng làm nơi bán hàng. Như lập fanpage chạy quảng cáo để quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình.

– Khả năng tag hình ảnh, nhận diện khung mặt thông minh.

– Hẹn hò dành cho người để trạng thái độc thân

– Chia sẻ vị trí với bạn bè.

– Bán hàng trên trang hồ sơ cá nhân của bạn.

– Khả năng tương tác giữa bạn bè lẫn nhau rất cao. Ví dụ như kết bạn và theo dõi người đó thì người đó làm gì bạn cũng có thể xem được.

– Tạo nhóm, Fanpage cho mục đích nào đó.

– ….

Facebook của nước nào?

Facebook là 1 công ty của Mỹ nhé. Người sáng lập ra là Mark Zuckerberg. Hãy đọc thêm lịch sử ở bên dưới.

Lịch sử nguồn gốc ra đời của facebook:

Mark Zuckerberg người sáng lập ra facebook. Vào năm 2003-2005, Mark Zuckerberg đã viết một thứ gọi là Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003. Thứ này được được dùng để bình chọn xem ai là người hot nhất bằng cách sử dụng hình ảnh từ 9 nhà và để 2 hình kế bên và yêu cầu người sử dụng chọn ai là người hot hơn(nóng bỏng).

Tất nhiên để có thể lấy được thông tin hình ảnh để làm so sánh này Mark Zuckerberg đã tấn công vào hệ thống mạng của trường Harvard và copy lấy những hình ảnh của sinh viên.

Kết quả Facemash đã thu hút được 450 lượt truy cập và 22000 lượt xem hình ảnh trong 4 giờ đầu tiên hoạt động.

Tất nhiên việc xâm nhập trái phép của Mark Zuckerberg là vi phạm an ninh, xâm phạm bản quyền và xâm phạm quyền tự do cá nhân và phải đối mặt với việc đuổi học. Nhưng sau đó Zuckerberg đã được hủy bỏ các cáo buộc.

Ở học kỳ tiếp theo, Zuckerberg thành lập The Facebook, ban đầu đặt tại thefacebook.com, vào ngày 4 tháng 2 năm 2004. Đây chính là tiền thân của facebook ngày hôm nay. Căn phòng nhỏ trong Kí túc xá của đại học Havard là nơi khai sinh ra mạng xã hội khổng lồ này. Tên đầu tiên của MXH này cũng khá củ chuối: The Facebook.

Có lẽ nó hơi hàn lâm kiểu Harvard. Và tên này bỏ chữ The đi sau khi có nhà đầu tư thiên thần là Peter Thiel.

Facebook là gì

Tuy nhiên, 6 ngày sau khi trang thefacebook.com được đưa ra, ba người là Cameron Winklevoss, Tyler Winklevoss và Divya Narendra cáo buộc Zuckerberg vì đã cố ý lừa họ tin tưởng rằng sẽ giúp họ xây dựng một mạng xã hội được gọi là HarvardConnection.com.

Họ tuyên bố ông đã sử dụng những ý tưởng của họ để xây dựng một sản phẩm cạnh tranh.  Cả 3 phàn nàn với tờ báo The Harvard Crimson và tờ báo bắt đầu một cuộc điều tra. Họ sau đó đã đệ đơn kiện chống lại Zuckerberg, tuy nhiên sau đó giải quyết trong năm 2008 sau khi Zuckerberg đã cho họ 1,2 triệu cổ phiếu tương đương 300 triệu $ tại IPO của Facebook.

Và trong năm 2005, chính là sự ra đời của Facebook.com hiện nay.

Sau khi quyết định bỏ đi chữ the phía trước. Và để sở hữu tên miền Facebook.com đã phải bỏ 200 ngàn $ để mua.

Doanh thu chính của Facebook ngày nay đến từ quảng cáo. Ngoài ra còn từ ứng dụng trò chơi khi người chơi mua một vật phẩm nào đó thì bắt buộc nhà sản xuất game phải triết khấu lại cho facebook một số % nhất định.

Con đường trở nên khổng lồ của Facebook (Facebook milestone)

  • 2004: tung ra sản phẩm cho sinh viên Harvard.
  • 2006 – 2008: phát triển và hoàn thiện trang profile cá nhân. Phát triển mảng quảng cáo.
  • 2010: Phát triển Fan Page
  • 2011: ra mắt giao diện Timeline. Một trong những tranh cãi dữ dội thời ấy giữa người dùng và Facebook.
  • 2012: Mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD; Lên sàn chứng khoán (IPO)
  • 2013: cải thiện chức năng tìm kiếm graph search với mong muốn cạnh tranh với gã khổng lồ Google.
  • 2014: Thâu tóm WhatsApp với giá 16 tỷ USD để bắt kịp thị trường ứng dụng chat. Cùng năm, thâu tóm luôn Oculus để phát triển thiết bị giả lập 3D, VR…
  • 2015: đạt 1 tỷ người dùng hoạt động mỗi ngày. Bổ sung tính năng shop cho Fan Page.
  • 2016: Giới thiệu trang thương mại điện tử tại một số thị trường trọng điểm (marketplace). Tung clip giới thiệu tiện ích ảo diệu của Messenger trong việc giao dịch, thanh toán. Việt Nam chưa có xuất hiện các dịch vụ này. Hãy chờ xem họ sẽ làm được gì?

Facebook ngày nay:

Hiện nay ở Việt Nam, hầu như ai cũng có cho mình 1 tài khoản facebook. Thậm chí có người còn vô số tài khoản. Kéo là sự phát triển mua bán online qua facebook. Các fanpage, group được lập ra với nhiều mục đích khác nhau như bán hàng, quảng bá bản thân thương hiệu,…

Tuy nhiên cũng không ít những người lợi dụng để chiếm đoạt tài khoản của người khác nhầm làm lợi cho bản thân. Nhưng dùng tài khoản chiếm đoạt được để mượn tiền nhờ vả nạp điện thoại…

Ngoài ra nhiều công ty đã phải cấm sử dụng facebook trong giờ làm việc bởi vì. Hầu như facebook đã tạo ra 1 thói quen vô hình thỉnh thoảng phải vào kiểm tra rồi mới được. Do đó rất tốn thời gian và ảnh hưởng đến công việc.

Cái này thì bản thân tác giả cũng trong diện này, cho dù cái facebook chả có gì mà cứ thỉnh thoảnh phải vào xem có gì lạ.

Ngoài ra các bạn có thể tìm bộ phim có tên là THE SOCIAL NETWORK để tìm chi tiết về facebook nhé. Đây là bộ phim được dựng lên để nói về facebook.

Nói chung sự ra đời của Facebook không đẹp như phim. Facebook ra đời kết nối nhiều người trở thành bạn với nhau. Nhưng những người sáng lập Mạng xã hội này đã không thể ngồi lại với nhau. Một bên chỉ muốn kết nối sinh viên Harvard, một bên là Mark Zuckerberg muốn kết nối trong và ngoài Harvard.

Vụ kiện nổ ra, và để dàn xếp êm xuôi. Những khoản tiền bồi thường của nhà đầu tư được cho Mark để thu xếp. Nhưng cuối cùng thì, cả 4 người chả ai nhìn mặt nhau. Nếu bạn cho rằng kinh doanh là công việc lãng mạn thì hãy quên nó đi.

Nó đắng chả thua gì câu chuyện Facebook ra đời. Nếu bạn là dân chạy quảng cáo Facebook thì mình đảm bảo, bạn sẽ gọi tên Mark và chửi hắn mỗi ngày vì những lý do ngưng quảng cáo, khóa tài khoản tào lao của Facebook. Nói chung mảng chăm sóc khách hàng chạy quảng cáo Facebook thua xa Google.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng mạng xã hội Facebook

  1. Tính riêng tư rất kém nếu bạn không biết thiết lập chính sách hiển thị nội dung đúng đắn. Bạn có thể set hiển thị từng bài đăng để không ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của mình. Trừ khi bạn đang muốn trở thành 1 influencer, thế thì hãy tạo nhiều nick hơn.
  2. Đừng đăng hình ai đó làm profle hay lấy trùng tên. Bạn có thể bị báo cáo và Facebook khóa tài khoản của bạn.
  3. Check in sau khi đã rời nơi đó hoặc sắp rời khỏi đó. Vì tội phạm có thể theo dấu bạn. Nhớ lưu ý thứ nhất cho việc đăng check in cá nhân.
  4. Có thể tắt chức năng báo nhìn thấy khi chat với các ứng dụng mở rộng của trình duyệt.
  5. Thông tin facebook của bạn có thể được thu thập để
  6. Facebook sẽ chia sẻ nội dung theo những nội dung bạn tương tác nhiều nhất. Muốn biến Facebook thành ngôi nhà kiến thức thì hãy share những cái tích cực, trí tuệ, sáng tạo…
  7. Báo cáo xấu (report) những trang cá nhân, fan page không lành mạnh để tăng uy tín trang cá nhân. Sau này sẽ khó bị bạn xấu report.
  8. Chuẩn bị sẵn hình CMND, thẻ căn cước đề phòng bị kẻ gian hãm hại report khóa mất nick. Vì thế, hãy dùng tên thật từ đầu.
  9. Nhiều trào lưu được bùng nổ hoặc khai sinh trên trang mạng xã hội này như: First7jobs, PPAP, Nhà là nơi, tha thu, confession, Việt Nam nói là làm
  10. Mỗi hoạt động của bạn khi like, share, comment và tag nên cân nhắc cẩn thận, như là uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.
  11. Không nên dùng số điện thoại di động để đăng nhập, phương thức này rất rủi ro và dễ bị lỗi khi bạn đăng ký dùng dịch vụ bằng tài khoản Facebook.

Và còn nhiều nữa, bạn sẽ thấy được khi sử dụng MXH lớn nhất thế giới này.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu mạng xã hội Facebook là gì, dùng để làm gì đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi facebook là gì và dùng để làm gì.

Ở bài viết tiếp theo mình sẽ tổng hợp những thắc mắc trong việc sử dụng facebook qua bài viết Tổng hợp các từ cần phải biết khi sử dụng facebook và một bài viết khác Cách vào facebook khi bị chặn. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết của mình.

Bài viết được viết và tham khảo, chọn lọc nội dung dựa vào nguồn từ

http://en.wikipedia.org/wiki/Facebook

Email – Địa chỉ Email là gì và dùng để làm gì?

Ngày nay, mỗi chúng ta chắc hẳn không nhiều thì ít ai cũng sở hữu cho mình một địa chỉ email. Vậy Email là gì? Vậy Email xuất hiện từ khi nào? Hiện có bao nhiêu nhà cung cấp email miễn phí trên thế giới? Địa chỉ email là gì, công dụng của email ra sao? Hãy để chúng tôi ngôi nhà kiến thức giải đáp cho bạn những thắc mắc này.

Có thể bạn quan tâm: Hệ thống định vị toàn cầu GPSGiờ Am và Pm 

Email ngày nay rất phổ biến. Hầu như khi bạn đăng ký bắt kỳ một tài khoản ở một trang web nào điều bắt buộc phải có địa chỉ email. Chẳng hạn như facebook (Tìm hiểu facebook là gì?) bạn sẽ phải sử dụng chính email đăng ký đó làm tên đăng nhập. Hãy cùng tìm hiểu email là gì nhé?

Email là gì và dùng để làm gì?

Email hay E-mail là từ được viết tắt của từ electronic mail trong tiếng Anh. Email dịch ra tiếng Việt có thể gọi là thư điện tử. Được sử dụng giới hạn vào năm 1960 chỉ trong các máy chủ nội bộ.

Ray Tomlinson được ghi nhận là người phát minh ra email. Vào năm 1971, ông đã phát triển hệ thống đầu tiên có thể gửi thư giữa những người dùng trên các máy chủ khác nhau trên và sử dụng dấu @ để liên kết tên người dùng với máy chủ đích. Vào giữa những năm 1970, đây là hình thức được công nhận là email.

Email được phổ biến từ năm 1993. Từ email này có ý nghĩa là thư điện tử, đúng như tên gọi của nó thư này chỉ có thể sử dụng trên các thiết bị điện tử. Như điện thoại, máy tính bảng, máy tính,… Chứ không phải như thư bình thường.

Mà ta bắt buộc phải có thiết bị điện tử để có thể soạn để gửi và nhận thư. Tất nhiên hiện nay thì mấy thiết bị điện tử này phải có kết nối Internet thì Email mới gửi đi được nhé. Không thì chỉ soạn email gửi và chờ có kết nối mạng Internet mới gửi thư đi được.

Có một điều có thể khiến bạn bất ngờ. Email được ra đời trước khi có mạng Internet. Như mình đã nói ở trên là thời điểm năm 1960 email được gửi trong cùng máy chủ. Tức là nội bộ chơi với nhau không thể gửi ra ngoài cho người khác được.

Thuở ban đầu email rất đơn điệu. Không có nhiều nội dung đa phương tiện như bây giờ đâu. Lúc đó chỉ toàn là chữ với chữ. Còn bây giờ nếu bạn nhận email thì sẽ thấy đủ thứ màu mè hoa lá hẹ, hình ảnh lung linh.

Video về lịch sử của email

Ưu điểm của email:

Sự nhanh chóng, tiện lợi của email là điều không phải bàn cãi. Bạn có thể gửi thư từ Việt Nam đến bất cứ một nơi nào trên thế giới nhanh chóng. So với thư thông thường thì đây rất tiện lợi. Và quan trọng nhất là không phải tốn tiền mua tem, không tốn tiền đi mua bao thư.

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra email (thư điện tử) bất kỳ lúc nào chỉ cần có mạng là được. Có một khái niệm bạn cần biết là có những dạng email nội bộ. Dạng email này chủ yếu để trao đổi thông tin liên lạc nội bộ trong công ty tránh bị lộ thông tin quan trọng ra ngoài.

Nhược điểm của email:

Không có được sự trân trọng như thư viết tay. Bạn có tỏ tình ai qua email không? Chắc chắn là không. Đã viết thư tình thì viết tay mới thể hiện thành ý.

Nói chung những việc cần bày thành ý. Email hiện nay vẫn chưa thay thế được thư tay. Cảm giác lưu trữ 1 bức thư viết tay vẫn tốt hơn so với việc lưu trữ 1 bức thư điện tử vô hồn.

Bị spam rác khá nhiều. Chưa kể các email lừa đảo tối ngày. Ai nhẹ bóng vía sẽ bị hù hay bị lừa đảo. Chẳng hạn, email bảo bạn trúng xe Sh, hay có ai gửi tiền cho bạn. Kèm theo là 1 đường link để truy cập. Mục đích là dụ bạn truy cập để lây lan mã độc hay lừa đảo các thông tin của bạn.

Địa chỉ email là gì

Địa chỉ Email là gì và dùng để làm gì?

Địa chi email tức là địa chỉ của thư điện tử, tức là viết đầy đủ địa chỉ email của bạn ra. Như hiện tại, mỗi căn nhà đều có số địa chỉ nhà. Thì địa chỉ email cũng giống thế. Chỉ khác là tên email được đặt thoải mái nếu chưa có ai lựa chọn. Chứ không bị gò bó theo như số nhà.

Địa chỉ email thì sẽ có cấu trúc như sau: tên email@domain

Cụ thể ta có email có tên email là ABC và ABC này được tạo ở tên miền có tên là DEF.COM chẳng hạn.

Thì địa chỉ email sẽ có là ABC@DEF.COM. Ngoài ra bạn có thể tạo bất kỳ địa chỉ email nào với tên khác nhau ví dụ DEF@DEF.COM, FAG@DEF.COM.

Tóm lại các phần phía trước @ thì ta có thể đặt thoải mái.

Ví dụ như abc@gmail.com là 1 địa chỉ email do gmail cung cấp bởi vì có phần đuôi là @gmail.com.  Nếu đổi đuôi sang dạng khác như @yahoo.com chẳng hạn lúc đó ta có abc@yahoo.com là 1 địa chỉ email khác.

Giữa địa chỉ abc@gmail.com và abc@yahoo.com là 2 địa chỉ hoàn toàn khác nhau không hề dính dáng đến nhau. Do đó khi đăng ký tài khoản email lưu ý vụ kỹ này. Hai cái email này chỉ giống cái phần đầu thôi. Còn bản chất vẫn là 2 địa chỉ email riêng biệt. Giống như có đường Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn và cũng có đường Trần Hưng Đạo ở 1 tỉnh thành khác tại Việt Nam mà thôi.

Biết được địa chỉ email thì ta mới có thể gửi email đến chính xác người cần nhận nhé. Chứ không biết địa chỉ email thì giống như không biết địa chỉ nhà lấy gì mà gửi.

Ngày nay, email gắn liền với rất nhiều các tài khoản. Ví dụ tài khoản facebook, tài khoản ngân hàng, tài khoản game, tài khoản diễn đàn, tài khoản mạng xã hội và vô số các loại tài khoản mà bạn cần phải truy cập phải Internet để truy cập vào.

Hầu như các dịch vụ trực tuyến, khi bạn đăng ký tài khoản sẽ cần email để đăng ký. Nếu bạn lỡ quên mật khẩu thì có thể đặt lại mật khẩu. Và mật khẩu mới sẽ được gửi về chính địa chỉ bạn đã đăng ký. Do đó giữ tài khoản email rất quan trọng.

Lỡ mà bạn làm mất thì sẽ kéo theo vô số tài khoản khác bị ảnh hưởng theo. Đó là lý do mình có viết thêm bài Tại sao phải bảo mật Email?

Môt số khái niệm thuật ngữ bạn cần biết khi sử dụng email:

Mail server là gì?

Mail server là nơi để có thể nhận và gửi hay lưu trữ email. Ta cần một nơi đóng vai trò làm nơi lưu trữ, gửi và nhận email. Ngoài ra mail server sẽ là nơi để quản lý các tài khoản email thuộc mail server đó.

Ví dụ:

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ email miễn phí. Như yahoo mail với đuôi @yahoo.com và nhiều đuôi khác như @yahoo.com.vn,…

Các đuôi này nhầm phục vụ cho các quốc gia riêng biệt. Google thì cung cấp dịch vụ email miễn phí với đuôi là @gmail.com. Microsoft thì có rất nhiều đuôi khác nhau như @live.com, @outlook.com, @msn.com, @hotmail.com,…

Đây là 3 nhà cung cấp dịch vụ email miễn phí hàng đầu trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên nếu bạn ở Việt Nam thì mình khuyên bạn nên sử dụng các đuôi email như sau: @yahoo.com, @gmail.com. Vì 2 đuôi này rất phổ biến tại Việt Nam so với các đuôi của microsoft như mình nêu phía trên.

Smtp là gì?

Simple Mail Transfer Protocol đây là từ đầy đủ của SMTP. Nếu dịch theo nghĩa tiếng Việt có thể hiểu đây là một giao thức để truyền tải thư đơn giản. Giao thức này sử dụng cổng 25. Giao thức này được sử dụng chủ yếu ở các chương trình gửi nhận email(Mail client) được cài trên máy tính hay điện thoại, máy tính bảng.

Một số chương trình phổ biến gồm Thunder bird, Outlook… SMTP ở mail client được dùng để gửi email đi.

CC và BCC là gì?

Carbon copy và Blind carbon copy chính là từ đầy đủ của CC và BCC. Công dụng của 2 mục CC trong email là dùng để gửi cho nhiều người cùng lúc. Còn BBC cũng tương tự như thế.

Nhưng BBC hơn CC ở chổ là người gửi nếu chọn gửi bằng CC thì người nhận họ sẽ biết người gửi đã gửi mail đến những địa chỉ email nào nữa. Còn ở BBC thì người nhận sẽ chỉ thấy mỗi mình là người nhận thư.

Ví dụ trong thực tế:

Các email marketing(Email dùng cho mục đích để quảng cáo tiếp thị dịch vụ sản phẩm của họ) thường sử dụng dạng gửi BCC để cho khách hàng có tâm lý tin tưởng là dịch vụ đó quan tâm đến mình. Nhưng thật ra họ gửi 1 lúc rất nhiều người

Push mail là gì?

Push mail là chế độ cập nhật email gần như tức thì. Đây là một dạng khi mail server mới. Nó sẽ lập tức gửi một bản sao đến máy của bạn. Push mail khác với Pull mail, vì Pull mail chỉ hoạt động khi bạn truy cập vào ứng dụng nó mới đi cập nhật email.

Email hosting là gì?

Email hosting là dịch vụ email riêng không phải với các đuôi email phổ biến như @gmail.com @yahoo.com,…. Email hosting khác với các email miễn phí.

Các email hosting là các email được tạo ra để phục vụ cho công việc của công ty. Các email thường có đuôi là tên miền của công ty.

Ví dụ mình đang làm cho proship.vn thì email cá nhân của mình có dạng abc@proship.vn. abc phía trước là mình ví dụ thôi. Thực tế email mình tên khác, mình mà ghi ra thật có khi bị mấy phần mềm spam nó gửi email te tua. Nên mình ghi tượng trưng thế thôi.

Email address là gì?

Email address chính là địa chỉ email của bạn. Ví dụ ngoinhakienthuc@hotmail.com là 1 địa chỉ email. abc@gmail.com là 1 địa chỉ email.

Ví dụ thực tế:

Giả dụ công ty microsoft có tên miền là microsoft.com. Như vậy có khả năng sẽ có những email như tranvana@microsoft.com, abc@microsoft.com. Những email này thể hiện đẳng cấp của công ty hơn so với các email miễn phí gmail hay yahoo.

Email address chính là địa chỉ đầy đủ của email. Như tác giả tạo một địa chỉ gmail như toivancodon@gmail.com. Khi đăng nhập gmail tác giả chỉ cần gõ toivancodon và mật khẩu là có thể truy cập được hộp thư.

Tuy nhiên để người khác gửi được vào gmail của bạn. Bạn cần phải ghi thật chính là toivancodon@gmail.com thì mới nhận được email. Chứ nếu bạn chỉ ghi toivancodon thì sẽ không nhận được email. Tương tự với các dịch vụ yahoo và microsoft cũng thế. Bạn cần phải lưu ý tuyệt đối đến phần phía sau @.

Nhập địa chỉ email là gì?

Tức là bạn điền đầy đủ cái email của bạn vào chổ đó.

Ví dụ:

toivancodon@gmail.com

toivancodon@yahoo.com

2 dạng trên là 2 cái địa chỉ email đó. Thường thì dân mình ai cũng có tài khoản Google tức là gmail cả.

Xác nhận địa chỉ email là gì?

Khi bạn điền email đăng ký gì đó. Thường sẽ có 1 email được gửi về cái địa chỉ email bạn đã điền. Bạn phải vô email đó, trong đó có kèm 1 đường liên kết để xác thực tài khoản của bạn.

Junk email, bulk mail, spam là gì?

Junk mail, Bulk mail, Spam mail 3 từ này nói chung là để phân loại các thư rác. Các thư rác là những thư nhầm mục đích quảng cáo hay lừa đảo được gửi hàng loạt và bị đưa vào đây. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị nhận nhầm và đưa vào đây.

POP3, IMAP là gì?

POP3, IMAP đây là 2 giao thức để nhận email về máy qua mail client. Điểm khác nhau chính là POP3 sẽ tải email về máy tính, điện thoại, thiết bị bạn cài đặt POP3.

Còn IMAP sẽ ánh xạ( nói nôm na là hiển thị y chang như hộp mail của bạn trang web) về máy bạn. Mọi thứ làm máy bạn sẽ ảnh hưởng hộp thư của bạn. Còn POP3 thì không bị ảnh hưởng.

Alternate email nghĩa là gì?

Alternate email là là mail dự phòng, mail phụ, thay thế được sử dụng trong trường hợp bạn quên mật khẩu. Thì sẽ gửi mail vào đây để bạn tìm lại mật khẩu.

Chữ subject trong email là gì?

chữ này có ý nghĩa là tiêu đề của lá thư điện tử. Có thể hiểu đơn giản là nêu mục đích của lá thư.

Đây chỉ là một số từ phổ biến được tác giả tổng hợp. Sẽ bổ sung thêm trong tương lai nhé.

Email và Gmail có phải là một, có gì khác nhau?

Email là tên gọi chung của tất cả các dịch vụ email trên thế giới từ có phí đến miễn phí. Từ email nội bộ cho đến email công cộng.

Còn Gmail là 1 dịch vụ email công cộng miễn phí do Google cung cấp. Bạn có thể xem qua bài viết về Gmail là gì để hiểu thêm.

Do đó nếu hiểu thì Email là cha của Gmail. Gmail chỉ 1 trong vô số con của Email mà thôi.

Ngày nay hay có sự lẫn lộn giữa email và gmail chủ yếu là gmail quá nhiều người sử dụng. Nên họ cứ tưởng email là gmail.

Thực ra ngoài gmail của Google vẫn còn rất nhiều email của các nhà cung cấp khác nữa. Như bạn để bạn để ý, mấy công ty lớn hay mấy trang báo lớn, địa chỉ email để liên hệ của họ có bao giờ dùng địa chỉ có dạng gmail bao giờ đâu.

Cách đăng ký tài khoản email mới

Để đăng ký 1 tài khoản email mới. Mình khuyến ngại bạn nên dùng Gmail cho dễ nhé.

Đầu tiên hãy truy cập vào trang này:

https://www.google.com/intl/vi/gmail/about/

Sau đó hãy nhấn vào nút tạo tài khoản để tạo tài khoản email cho bạn. Sẽ ra khung để bạn nhập thông tin như thế này.

14 - Email - Địa chỉ Email là gì và dùng để làm gì?

Bạn cần lưu ý nhất ở phần tên người dùng và mật khẩu. Chọn tên người dùng phù hợp với bạn và đặt mật khẩu làm sao đủ khó mà bạn vẫn nhớ nhé. Một số lúc sẽ cần phải nhập cả số điện thoại di động để nhận tin nhắn SMS để xác minh đăng ký tài khoản email nhé.

Ví dụ về tên người dùng:

Mình tên Trần Gia Thuận chẳng hạn. Thì mình sẽ thường đăng ký tên người dùng có dạng là giathuan@gmail.com hay trangiathuan@gmail.com. Lý do, tên thể hiện chủ email là ai, sau này đi làm việc hay xin việc cũng tiện. Còn thích tên tiếng Anh hay tên gì khác thì cứ vô tư nhé. Cái này lời khuyên của bản thân mình thôi.

Nhiều bạn bè mình lúc còn trẻ đăng ký đăng ký mấy cái tên email linh tinh. Kiểu cobekute gì đó, lúc xin việc toàn phải đi tạo cái email khác để gửi mail xin việc. Chứ cái địa chỉ email cũ xì teen quá khó mà lọt được vào mắt nhân sự vì nó tạo ra cảm giác không nghiêm túc.

Mình sẽ có bài viết riêng, có video hình ảnh cụ thể các bước để đăng ký một tài khoản email cho mình sau nhé. Chứ bài này mà thêm vô nữa thì dài dòng lắm với cũng lạc đề nữa.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn biết được Email – Địa chỉ Email là gì và dùng để làm gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết. Ở bài viết tiếp theo tác giả sẽ viết bài hướng dẫn cách đăng ký tạo mới địa chỉ email.

Bài viết được viết và tham khảo, chọn lọc nội dung dựa vào nguồn từ

http://en.wikipedia.org/wiki/Email

Hệ thống định vị toàn cầu Gps – Glonass – Galileo – Beidou là gì?

GPS là gì? Glonass là gì? Có thể bạn từng nghe qua hệ thống định vị toàn cầu Gps hoặc các hệ thống định vị khác như Glonass, Galileo, Bắc Đẩu, IRNSS, QZSS . Vậy những hệ thống định vị toàn cầu này là gì và chúng được dùng để làm gì? Tại sao lại có nhiều hệ thống định vị như thế trên thế giới? Hãy để ngôi nhà kiến thức giải đáp thắc mắc này giúp bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ www là gì – Hacker là gì

Hệ thống định vị toàn cầu là gì, dùng để làm gì?

Hệ thống định vị toàn cầu là tên gọi chung các hệ thống định vị trên thế giới hiện nay. Hệ thống định vị toàn cầu có tên tiếng Anh là Global Navigation Satellite System thường được viết tắt là GNSS.

Hiện nay, các hệ thống định vị trên thế giới hiện nay gồm có: Gps của Mỹ, Glonass của Nga, Galileo của Châu Âu, IRNSS của Ấn Độ, Bắc Đẩu hay còn gọi là Beidou của Trung Quốc), QZSS của Nhật Bản.

Hệ thống định vị được dùng cho các mục đích sau: định vị trên xe hơi, định vị điều hướng máy bay, tàu thuyền, leo núi, không gian vũ trụ, xác định vị trí để dẫn đường… Ngoài ra việc các nước phát triển hệ thống định vị toàn cầu như thế không chỉ phục vụ cho mục đích dân sự nói trên mà còn cho các mục đích quân sự.

Chẳng hạn định vị tọa độ của địch, xác định tọa độ để thả bom công kích này nọ. Khi chiến tranh nếu mà xảy ra, nếu bạn lệ thuộc về hệ thống định vị của nước nào đó, chẳng may họ cố tình tắt không để bạn sử dụng thì coi như tiêu rồi.

Do đó hầu như các nước lớn, có tiềm lực quân sự điều phát triển hệ thống định vị riêng của mình ngoài mục đích phục vụ dân sự còn để cho việc quốc phòng quân sự để không lệ thuộc vào bất kỳ hệ thống của một nước nào cả.

Hệ thống định vị toàn cầu ngày nay được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Từ chỉ dẫn đường đi cho tới xác định vị trí. Trên các mẫu xe tự lái, giúp những người mù đường có thể đi lại dễ dàng nhờ luôn định dạng vị trí trên bản đồ.

Giả định những hệ thống mà đồng loạt gặp trục trặc thì đảm bảo thế giới sẽ hỗn loạn ngay vì rất nhiều hệ thống, con người đang sử dụng làm việc liên quan, dính dáng tới nó.

Mà khi nhắc đến hệ thống định vị toàn cầu thì đa số chúng ta sẽ nghĩ ngay đến GPS. Vậy GPS là gì? GPS là của nước nào? Tại sao nó lại được dùng phổ biến như thế? Hãy cùng tìm hiểu tiếp về GPS là gì ở bên dưới nhé.

GPS là gì?

GPS là hệ thống định vị toàn cầu do Mỹ phát triển và vận hành. GPS chính là viết tắt từ Global Positioning System. Hệ thống này được phát triển vào năm 1978, tên trước đây của nó là Navstar

Nó là một hệ thống bao gồm rất nhiều các vệ tinh. Từ lúc ra đời cho đến nay đã có 69 vệ tinh được phóng lên. Nhưng hiện nay, số lượng vệ tinh hoạt động chỉ còn 30 vệ tinh. Hai vệ tinh đang được thử nghiệm hoặc dùng để dự phòng thay thế các vệ tinh bị hư hỏng.

Một vệ tinh ở tình trạng không hoạt động tốt. Số lượng vệ tinh đã bị thay thế hoặc không còn hoạt động nữa là 34. Và có 2 vệ tinh thất bại trong khi phóng lên vũ trụ.

Sự ra đời của Gps ban đầu nhầm phục vụ cho quân sự. Sau này được mở rộng để sử dụng cho thiết bị dân sự. Điều hướng dẫn đường trên toàn cầu. Chính nhờ sự chính xác trong việc định vị vị trí của mình nên có nhiều thiết bị tích hợp Gps.

Phổ biến nhất là điện thoại, vì để bản đồ trên điện thoại có thể xác định chính xác vị trí người sử dụng đang ở cần phải sử dụng định vị. Nên hầu như điện thoại có sử dụng được bản đồ đều có định vị Gps trên thiết bị đó cả.

Điều này khiến Gps ngày càng trở nên phổ biến, càng nhiều người biết tới. Ở Việt Nam hầu như khi nhắc Gps ai cũng đều biết đó như hệ thống định vị toàn cầu mà không biết còn có các hệ thống định vị của các nước khác.

Gps là gì

 

Gps thì sử dụng vệ tinh để định vị trí. Cụ thể để xác định được vị trí của bạn cần phải có 4 vệ tinh. Và để nhận đủ 4 vệ tinh cần tốn thời gian. Đôi khi không xác định được do bị cản trở. Nên do đó có sự phát triển A-Gps trên các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị định vị cầm tay một phiên bản nâng cấp của Gps.

Vậy A-Gps có ưu điểm gì? A-Gps có những ưu điểm sau đây. Định vị cực nhanh, không lo bị các vật cản trở sóng vệ tinh. Bằng cách truyền dữ liệu đến các trạm trung gian. Từ đó có tính khoảng cách từ vị trí truyền dữ liệu đến các trạm trung gian.

Có thể xác định vị vị trí nhanh chóng. Tuy nhiên để định vị A-Gps thiết bị bắt buộc phải truyền dữ liệu nền buộc phải dùng wifi, gprs, 2g, 3g, 4g,… Đây cũng là nhược điểm vì không có mạng thì không định vị được. Bản thân tác giả vẫn thích Gps cổ điển hơn vì ra ngoài trời, lựa nơi thông thoáng là có thể định vị được.

Video giải thích về GPS và cách hoạt động của GPS:

GLONASS là gì?

Glonass là hệ thống định vị toàn cầu do Xô Viết trước đây phát triển, giờ là Xô Viết đã tan rã nên chỉ còn là Nga.

Glonass có tên đầy đủ là Globalnaya navigatsionnaya sputnikovaya sistema hoặc GLObal NAvigation Satellite System

Mục đích rõ ràng là Nga không muốn bị lệ thuộc vào Gps của Mỹ. Tất nhiên rồi, 2 nước đối chọi nhau suốt mà thì làm sao để mình lệ thuộc đối phương được.

Tuy gọi là đối trọng của Gps nhưng thực ra hệ thống Glonass của Nga có số lượng hoạt động ít so với Gps. Cụ thể  hiện nay có 24 vệ tinh Glonass đang hoạt động so với 30 của Gps. Tổng cộng đã có 132 vệ tinh được phóng lên.

Nhưng đã có 12 vệ tinh thất bại khi phóng lên. Số vệ tinh không còn hoạt động đã cho về hưu là 92 cái và phóng lên như không sử dụng được là 4 cái.

Hiện nay hầu như các điện thoại thông minh(smartphone) đều có tích hợp Glonass kèm với Gps để tận dụng hết khả năng định vị của 2 hệ thống. Hệ thống nào định vị gặp trục trặc thì sử dụng hệ thống định vị còn lại để định vị.

Galileo là gì?

Galileo đây là tên hệ thống định vị do Châu Âu phát triển. Được lấy theo tên của nhà thiên văn học, vật lý học, triết học người Ý Galileo. Người với câu nói nổi tiếng rằng trái đất quay quanh mặt trời vào thời điểm mà tất cả mọi người đều tin trái đất mới là trung tâm và mặt trời, mặt trăng hay các hành tinh khác để phải quay quanh trái đất.

Hệ thống định vị Galieleo được lập ra để nhầm không phụ thuộc vào Gps của Mỹ và Glonass của Nga. Đây là hệ thống miễn phí phục vụ tất cả mọi người. Hệ thống định vị này dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2019.

Vào thời điểm mình sửa lại bài viết này. Thì hệ thống này đã hoạt động với tổng cộng 22 vệ tinh đang hoạt động. Chỉ sau các hệ thống định vị: GPS, Beidou, Glonass mà thôi.

Video về hệ thống định vị Galileo và cách thức hoạt động

Hiện nay vào năm 2020 hệ thống định vị Galileo đã có trên tỷ người dùng.

Hệ thống định vị Bắc Đẩu Beidou là gì?

Beidou tên gọi tiếng Việt là Bắc Đẩu đây là hệ thống định vị do Trung Quốc phát triển. Để phục vụ họ, giống như các hệ thống khác. Lý do ra đời để tránh lệ thuộc vào một hệ thống định vị của một nước nào. Ngoài ra Trung Quốc còn dự định sẽ phát triển hệ thống định vị toàn cầu Compass vào năm 2020.

Tuy nhiên hiện nay hệ thống này chưa phủ khắp toàn cầu. Hiện nay nhiều điện thoại xuất xứ từ Trung Quốc đã có tích hợp hệ thống định vị Beidou này. Các hãng điện thoại Trung Quốc ở đây có thể kể đến như Xiaomi, Oppo, Huawei,…. Tất nhiên không phải dòng nào có cũng nhé. Không mất công lại bảo mình chém gió.

Video về hệ thống định vị Bắc Đẩu Beidou của Trung Quốc

Ngoài ra còn có các hệ thống định vị của Nhật Bản là QZSS và Ấn Độ là IRNSS.

QZSS là gì?

QZSS là hệ thống định vị của Nhật Bản. QZSS là viết tắt của từ Quasi-Zenith Satellite System. Bạn nào quan tâm về hệ thống định vị này có thể xem thông tin ở đây:

https://en.wikipedia.org/wiki/Quasi-Zenith_Satellite_System

Nhìn qua thì chưa thấy đủ sức đối đầu với các hệ thống định vị mình kể trên vì hiện nay mới có 4 vệ tinh hoạt động mà thôi. Có lẽ theo đánh giá cá nhân của mình, hệ thống này của Nhật họ làm ra chủ yếu để phục vụ cho chính họ mà thôi. Chứ hiện tại họ chưa có ý định mở rộng ra để cho người dùng toàn cầu có thể sử dụng hệ thống định vị của họ.

Nếu bạn quan tâm hơn về QZSS thì hãy vào đây để xem video nhé. Do họ không cung cấp mã nhúng video nên mình không thể cho video hiển thị luôn trong bài được.

https://nettv.gov-online.go.jp/eng/prg/prg5309.html

IRNSS là gì?

IRNSS là hệ thống định vị của Ấn Độ. IRNSS là viết tắt từ Indian Regional Navigation Satellite System. Xét về số lượng vệ tinh đang hoạt động thì có 7 cái. Hệ thống định vị IRNSS của Ấn Độ này hơn nhiều so với hệ thống định vị QZSS của Nhật Bản.

Tuy nhiên nếu so sánh với các hệ thống định vị toàn cầu khác như GPS, Glonass, Galileo, Beidou thì số lượng vệ tinh đang hoạt động của IRNSS còn kém xa.

https://en.wikipedia.org/wiki/Indian_Regional_Navigation_Satellite_System

Video về hệ thống định vị IRNSS

Kết luận tuy có nhiều hệ thống định vị trong bài viết. Nhưng hiện nay thì chỉ có 4 hệ thống định vị toàn cầu đang cung cấp là Gps, Glonass, Beidou, Galileo. Các hệ thống còn lại đang trong quá trình hoàn thiện hoặc chỉ phục vụ một khu vực, một đất nước nào đó mà thôi.

Có lẽ tương lai, vì những mục đích khác nhau sẽ xuất hiện thêm những hệ thống khác nữa. Nhưng hiện nay, sự thống trị của Gps là vẫn chưa thể có hệ thống định vị nào soán ngôi được cả.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài Hệ thống định vị toàn cầu Gps – Glonass – Galileo – Beidou là gì?. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về các hệ thống định vị hiện có trên thế giới. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Bài viết được viết và tham khảo, chọn lọc nội dung dựa vào nguồn từ

https://en.wikipedia.org/wiki/Galileo_(satellite_navigation)

http://en.wikipedia.org/wiki/Global_Positioning_System

http://en.wikipedia.org/wiki/GLONASS

Tìm hiểu 5 nguyên tắc để duy trì một cuộc họp ảo

Hầu hết các cuộc tụ tập ảo khiến các nhóm rơi vào tình trạng “hôn mê”. Để tránh một bài trình bày thụ động và thu hút thảo luận, hãy thử các quy tắc sau cho cuộc họp ảo lẫn họp “thật”.

Có thể bạn quan tâm: Cách viết một email cơ bản và chuyên nghiệp

1. Quy tắc 60 giây

Đầu tiên, không ép buộc thành viên dự họp phải đưa ra giải pháp vấn đề cho đến khi họ cảm thấy có vấn đề. Làm điều gì đó trong 60 giây đầu tiên để giúp họ trải nghiệm nó. Bạn có thể chia sẻ các số liệu thống kê gây sốc hoặc khiêu khích, giai thoại hoặc tương tự làm kịch tính hóa vấn đề.

Ví dụ:

Chủ trì cuộc họp có thể chia sẻ một thống kê cho thấy doanh số giảm sút. Anh ta có thể chia sẻ một câu chuyện (có thể hư cấu) về một khách hàng đã ngừng mua vì nhân viên hỗ trợ không tốt. Hay tấm gương thành công của một đội nhóm tiêu biểu, hoặc câu chuyện ví von về sự thành công nhờ đội ngũ ăn ý.

Cho dù bạn sử dụng chiến thuật nào, mục tiêu của bạn là đảm bảo các nhóm thấu hiểu vấn đề (hoặc cơ hội) trước khi bạn cố gắng giải quyết nó.

2. Quy tắc trách nhiệm trong cuộc họp

Khi mọi người ra đời làm việc, họ làm việc để xác định vai trò của họ.

Ví dụ:

  • Khi bạn vào rạp chiếu phim, bạn vô thức xác định vai trò của mình là người xem. Bạn tớ đó để được giải trí.
  • Khi bạn vào phòng tập thể dục, bạn là một hội viên. Bạn ở đó để rèn luyện sức khỏe.

Rủi ro lớn nhất trong các cuộc họp ảo là cho phép người dự vô thức đảm nhận vai trò dự thính, không ý kiến. Nhiều người đã tự xác định vai trò này này khi nhận được lời mời họp. Để ngăn chặn việc tự gán vai trò này, hãy tạo một kinh nghiệm về trách nhiệm được chia sẻ sớm trong bài thuyết trình của bạn.

Đừng làm điều đó bằng cách nói: “Được rồi, tôi muốn đây là một cuộc trò chuyện, không phải là một bài thuyết trình. Tôi cần tất cả các bạn tham gia.”

Điều đó hiếm khi hiệu quả. Thay vào đó, hãy tạo cơ hội cho họ nhận trách nhiệm có ý nghĩa. Điều này được thực hiện tốt nhất bằng cách sử dụng quy tắc tiếp theo.

3. Không nơi nào để ẩn quy tắc

Nghiên cứu cho thấy một người dường như bị đau tim trên tàu điện ngầm ít có khả năng nhận được sự giúp đỡ khi có càng nhiều người trên tàu. Các nhà tâm lý học xã hội gọi hiện tượng này là sự khuếch tán trách nhiệm. Nếu mọi người có trách nhiệm, thì không ai cảm thấy có trách nhiệm.

Tránh điều này trong cuộc họp của bạn bằng cách giao cho mọi người những nhiệm vụ mà họ có thể chủ động tham gia để không có nơi nào để che giấu. Xác định một vấn đề có thể được giải quyết nhanh chóng, gắn mọi người vào nhóm hai hoặc ba (tối đa).

Cung cấp cho họ phương tiện để liên lạc với nhau (nền tảng công nghệ họp thống nhất). Nếu bạn trên nền tảng cuộc họp ảo cho phép các nhóm thể hiện sáng tao, hãy sử dụng chúng một cách tự do.

Cung cấp cho họ một khung thời gian hạn chế để thực hiện một nhiệm vụ ngắn gọn và có quy trình rõ ràng. Chẳng hạn, ba phút sau khi trình bày xong phiên của mình, chủ trì họp có thể nói một lời giới thiệu vắn tắt cho phần trình bày sau như:

  • Ai sẽ trình bày phần tiếp theo. Chức vụ, nhiệm vụ hoặc người thật việc thật (như video phỏng vấn khách).
  • Vấn đề trình bày, nhấn vào điểm chính mà mọi người sẽ được giải quyết: vấn đề giảm doanh thu, nhân sự thiếu hụt, chiêu trò của đối thủ…
  • Trách nhiệm, quyền lợi, phần thưởng và tương lai sáng lạn… cùng cam kết thực sự từ các thành viên dự họp.

4. Quy tắc MVP – Giới hạn số slide trình bày

Không có gì hạ gục tốt những người dự họp bằng slide này đến slide khác, slide đầy số liệu với các gạch đầu dòng vô tận. Không quan trọng là người dự thông minh hay trí tuệ rao sao. Nếu mục tiêu là mọi người tham gia tích cực, bạn phải pha lẫn các sự kiện và câu chuyện để trình bày.

Bạn cũng phải ra giới hạn số slide trình bày, hay còn gọi là nguyên tắc Minimum Viable PowerPoint (MVP). Nói cách khác, cuộc họp nên mang lại lượng dữ liệu hợp lý và vừa đủ. Đừng lồng thêm một slide không có thông tin cho mục đích đệm hoặc tạm nghỉ.

Một lợi ích phụ của quy tắc này là nó buộc bạn phải thu hút người tham dự. Nếu bạn có quá nhiều slide, bạn cảm thấy bị quá sức để vượt qua chúng. Nếu người trình bày chỉ có 18 phút nói, thì 15 slide là quá nhiều. Anh ta trình bày vấn đề chỉ trong một hoặc hai slide. Sau đó sử dụng bất kỳ slide bổ sung nào để hoàn thành trình bày theo 3 quy tắc trên.

5. Quy tắc 5 phút

Đừng kéo dài lâu hơn 5 phút mà không đưa ra một vấn đề khác cho nhóm. Những người tham gia đang khắp nơi và âm ỉ với hàng tá những phiền nhiễu hấp dẫn. Nếu bạn không duy trì liên tục sự kỳ vọng về ý nghĩa của cuộc họp, họ sẽ rút lui vào vai trò quan sát viên đó. Bạn sẽ phải vất vả hơn để đưa họ trở lại.

Ví dụ:

Trong bài thuyết trình dài 15 phút của mình, người chủ trì nên có 2-3 lần tóm tắt ngắn gọn vấn đề rõ ràng và có ý nghĩa. Anh ta có thể kết thúc phần trình bày của mình với một danh sách các tùy chọn do nhóm tạo. Sau đó đem bỏ phiếu để xác định quan điểm của nhóm về việc bắt đầu từ đâu.

Sưu tầm và lược dịch từ Havard Business Review

16 - Tìm hiểu 5 nguyên tắc để duy trì một cuộc họp ảo

Frictionless payment là gì và lợi ích của nó?

Frictionless payment là gì?

Loại bỏ bớt quy trình giao dịch cho khách hàng là điều quan trọng đối với nhiều tổ chức. Nhất là khi họ cố gắng duy trì tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh khốc liệt. TechTarget định nghĩa thanh toán không quẹt thẻ hoặc thương mại không quẹt thẻ là:

frictionless payment

Frictionless payment là phương pháp sử dụng dữ liệu từ các thiết bị, ứng dụng và trang web để tích hợp các cơ hội mua hàng một cách đơn giản và liền mạch nhất có thể vào các hoạt động tự nhiên hàng ngày của người tiêu dùng.

Thanh toán không quẹt thẻ liên quan đến cả thanh toán trực tuyến lẫn ngoại tuyến. Và nó hướng đến loại bỏ rào cản mua hàng một cách tối thiểu nhất. Nói một cách đơn giản, họ làm cho việc mua dễ dàng hơn cho người mua và việc bán dễ dàng hơn cho người bán vì:

  • Giảm việc bỏ giỏ hàng;
  • Tăng doanh thu;
  • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

Các hình thức thanh toán không quẹt thẻ frictionless payment đang có

Phương thức thanh toán ngày càng phổ biến này sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Ví di động và thẻ thanh toán không tiếp xúc đang thay thế quy trình thanh toán truyền thống. Vì thế, người mua hoàn tất giao dịch mua hàng nhanh chóng hơn.

Có 3 hình thức thanh toán không quẹt thẻ được ghi nhận hiện nay:

  1. Ứng dụng mua hàng của các trang thương mại điện tử. Như công nghệ Just Walk Out của Amazon, người mua hàng chỉ quẹt mã ngay cửa vào của cửa hàng Amazon Go và lấy đồ đi ra. Hệ thống thông tin, camera sẽ ghi nhận và tính tiền khi người đó cầm món hàng nào bước ra. Hiện ở Việt Nam chưa có mô hình nào tương tự. Nhưng bạn có thể lưu thông tin thẻ trên ứng dụng và mua bất kỳ món hàng nào khi cần.
  2. Ví di động lưu trữ số hóa thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thông tin thẻ thưởng trên thiết bị di động của bạn, cho phép bạn mua hàng mà không cần có thẻ vật lý.
  3. Thẻ thanh toán không tiếp xúc cho phép bạn đưa thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ gần thiết bị thanh toán để thanh toán mà không cần vuốt hoặc sử dụng đầu đọc thẻ chip. Lợi ích cho cả người tiêu dùng và thương nhân, thẻ thanh toán không tiếp xúc xử lý thanh toán nhanh hơn đáng kể so với công nghệ EMV.

Hy vọng qua bài viết Frictionless payment là gì và lợi ích của nó? đã giúp các bạn hiểu thêm về công nghệ thanh toán mới đang là xu hướng của toàn cầu. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết kế tiếp nhé.

Nguồn: BlmtechnologyPaymenthighway

Tìm hiểu công nghệ NFC là gì và cách sử dụng như thế nào?

NFC là công nghệ gì, dùng để làm gì, cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Công nghệ Mã vạch – Barcode là gì và có tác dụng gì

Công nghệ NFC là gì?

NFC là từ 1 từ tiếng Anh viết tắt của Near-Field Communication nếu dịch sang tiếng Việt thì có hiểu là công nghệ giao tiếp tầm ngắn hay công nghệ giao tiếp gần gì cũng được. Mà dịch thế nghe không suôn và kém sang. Nên hầu như ai cũng gọi là NFC vừa rất gọn là dễ đọc nữa.

NFC là 1 công nghệ không dây tương tự giống Bluetooth. Tuy nhiên về phạm vi hoạt động thì nó không được xa như Bluetooth đâu. Và công nghệ này thường chỉ xuất hiện trên các điện thoại tầm trung cho đến cao cấp. Không như Bluetooth thì hầu như các smartphone hiện nay đều có Bluetooth cả.

Còn NFC thì không hầu như smartphone tối thiểu là phải từ phân khúc tầm trung cho đến cao cấp mới có công nghệ này. Hiện nay thì NFC còn có trên các thiết bị đeo tay như đồng hồ thông minh Smart watch nữa chứ không phải chỉ smartphone.

NFC sử dụng sóng radio để truyền và nhận dữ liệu. Để hoạt động thì cần có 2 thiết bị gồm: Thiết bị nguồn (initiator) và thiết bị đích (target). Thiết bị nguồn sẽ là thiết bị được trang bị nguồn phát năng lượng để tạo ra các làn sóng radio cung cấp năng lượng cho thiết bị đích.

Lưu ý

Khoảng cách truyền dữ liệu của NFC là rất nhỏ. Nên hầu như phải áp sát thiết bị NFC vào cái cần kết nối.

NFC hình như không có khả năng truyền qua vật cản là kim loại. Bởi vì điện thoại mình có NFC, nhưng chẳng kết nối được với tai nghe có hổ trợ NFC bằng cách chạm đc.

Tai nghe NFC

Mình thử bỏ ốp kim loại trên điện thoại mình ra thì lại kết nối dễ dàng. Ko biết các ốp cao su, nhựa có bị thế không. Chứ ốp lưng kim loại là mình thấy nó không chơi được với NFC rồi.

Thêm 1 mẹo để biết chạm ở đâu mới đúng mới có thể kết nối NFC. Là bạn cứ nhìn cái thiết bị cần kết nối. Chổ nào có chữ N như ảnh trên kia. Mình khoang đỏ đó, là bạn áp điện thoại bạn vào chổ là kết nối được.

Công dụng của công nghệ NFC là gì?

Sau đây là những công dụng mà NFC được dùng phổ biến

Tìm hiểu công nghệ NFC là gì và cách sử dụng như thế nào?

NFC dùng để truyền dữ liệu

dùng cho việc truyền tải các tập tin như văn bản, hình ảnh, âm thanh,. video… giữa các chiếc điện thoại. Người dùng chỉ cần bật NFC trên điện thoại của mình và chạm điện thoại của mình vào điện thoại khác đã bật NFC là là dữ liệu sẽ được chuyển qua, không cần kết nối Wifi, 3G, 4G, 5G….

NFC dùng để kết nối với các thẻ NFC

Thẻ NFC là những thẻ nhỏ có chứa bảng mạch NFC được lập trình để cung cấp thông tin khi điện thoại của bạn chạm vào nó. Bạn có thể đọc thêm thông tin về mấy cái thẻ NFC tại đây: https://tinhte.vn/thread/huong-dan-su-dung-the-nfc.1166553/

NFC dùng để thanh toán

Những ông lớn như Google, Apple, Samsung đã phát triển tính năng thanh toán thông qua NFC (Google Wallet, Apple Pay, Samsung Pay). Nếu bạn nhớ thì Samsung Pay từng quảng cáo vụ này. Chạm điện thoại Samsung vào máy POS để thanh toán hóa đơn.

Cái này là áp dụng công nghệ NFC đó. Vì kết nối NFC khoảng cách gần, nên sẽ an toàn hơn so với Bluetooth.

….

Cách sử dụng NFC như thế nào?

Do mình dùng điện thoại Android đó tới giờ. Nên phần bên Iphone các bạn vui lòng tìm kiếm trên mạng xem cách bật nhé. Mình chỉ hướng dẫn bật trên điện thoại Android thôi.

Nếu bạn chắc chắn điện thoại bạn có NFC thì hãy thực hiện nhé. Bạn có thể kiểm tra bằng cách gõ tên điện thoại kèm theo chữ NFC phía sau để coi kết quả coi có không.

Ví dụ

Mình dùng HTC U11 thì sẽ gõ là HTC U11 NFC. Nếu có thì sẽ ra mấy kết quả hướng dẫn hay giới thiệu về NFC trên điện thoại này.

Đối với điện thoại Android thì nhanh nhất là kéo thanh báo xuống và tìm xem có không. Cách thực hiện, thực hiện vút từ trên cùng màn hình kéo xuống để hiện thanh thông báo rồi tìm nhé.

Nhớ vuốt qua lại kiểm ra nhé. Nếu thấy có NFC thì chạm vào để bật lên. Như cái ảnh dưới là mình có mà không bật. (NFC theo cá nhân mình đánh giá nó cũng tốn pin lắm, nên không dùng thì tất cho đỡ hao pin).

Bật NFC trên điện thoại

Nếu bạn không tìm thấy trên thanh thông báo cũng hãy thử vào phần cài đặt trên điện thoại bạn và tìm NFC xem nhé. Vì có khi thanh thông báo của bạn chưa có chọn hiển thị NFC ra thôi. Nếu điện thoại bạn có NFC thì cứ tìm mà bật thôi.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết Tìm hiểu công nghệ NFC là gì và cách sử dụng như thế nào. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Frictionless payment là gì và lợi ích của nó? nhé.

P/s: Nghỉ tết xong, rồi dịch Corona tá lả nên lười viết chứ không phải tác giả hy sinh đâu nhé =))