Posts tagged Tìm hiểu công nghệ

Mạng xã hội có bao nhiêu loại và cái nào phổ biến nhất

Mạng xã hội có rất nhiều loại phục vụ nhiều nhu cầu. Có những mxh phổ biến toàn cầu, nhưng có loại nổi tiếng theo từng lĩnh vực riêng biệt. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết sau.

Các loại mạng xã hội – social network là gì?

Các loại hình mạng xã hội social network không bao giờ cố định, vì tại nước ngoài phát triển một nền tảng MXH không khó. Bạn có đủ hạ tầng là bạn triển khai.

Nhưng ở Việt Nam, bạn sẽ phải xin giấp phép khá vất vả. Mục đích và mô hình hoạt động thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển và mục đích hình thành. Tuy nhiên, về cơ bản, có các loại hình social network phổ biến sau:

2 - Mạng xã hội có bao nhiêu loại và cái nào phổ biến nhất

1. Mạng xã hội hỗn hợp

Người dùng chia sẻ mọi thứ từ status, hình ảnh, bài viết, video, link web… Ví dụ về mạng xã hội dạng này là: Facebook, G+, Vk… còn Myspace của Mỹ lụi tàn vì những kẻ mới gia nhập. 

2. Mạng xã hội hình ảnh

Tập trung vào việc đăng tải nội dung hình ảnh. Đại diện điển hình cho MXH này là: Pinterest, Instagram, Flickr.

3. Mạng xã hội chia sẻ Video

Chỉ hỗ trợ chia sẻ video. Đại diện điển hình cho loại này là: Youtube, Vimeo, Vine. 

4. Mạng xã hội chia sẻ âm nhạc

Đại diện là Souncloud, Musical.ly, Spotify.

5. Mạng xã hội chia sẻ thông tin

Chắc bạn đã từng nghe qua: Digg, Reddit, Del.icio.us. 

6. Mạng xã hội chuyên môn

LinkedIn, Slideshare là nơi những con người chuyên nghiệp và chuyên gia tìm đến.

7. MXH trên bản đồ

Thế giới có Foursquare. Việt Nam ít dùng cái này do check in trên Facebook đã làm quá tốt.

Mạng xã hội gắn liền với ứng dụng chat Cài ứng dụng trên điện thoại bạn sẽ có 1 trang để chia sẻ như loại hỗn hợp. Điển hình là các ứng dụng Line, Kakao Talk.

8. Mạng xã hội nền tảng blog như Yahoo 360

Các trang nổi bật hiện giờ là WordPress, Blogger (Blogspot) của Google, Tumblr của Yahoo.

9. Mạng xã hội nền tảng tiểu blog (micro-blog)

Thế giới chỉ có Twitter là nổi bật. Dạng này khá kén người dùng. Weibo cũng là dạng tiểu blog mô phỏng lại Twitter của Mỹ, chỉ dành cho Trung Quốc. 

10. Mạng xã hội kết nối sở thích

Việt Nam có VOZ bá đạo. Còn có Tinhte, DDTH cũng là điển hình cho dạng này. Foody là mạng ẩm thực đình đám. Nước ngoài có Meetup, Yelp và Classmate.

11. Mạng xã hội cho dân thiết kế gửi gắm tác phẩm của mình

Tìm tới Behance của chính Adobe phát triển hay DevianArt

12. Mạng xã hội chỉ dùng để hỏi đáp (Q/A)

Quora đang phát triển nhưng Yahoo Answer vẫn còn rất mạnh. Update 2021 Yahoo Answer hay còn biết với tên gọi Yahoo hỏi đáp đã đóng cửa.

13. Vậy lập trình viên thì vào đâu? Thử với Github hay Geeklist nhé!

Top 7 các mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới là gì?

  • Facebook: với số lượng người dùng hơn 1 tỷ trên toàn thế giới. Sự phát triển của Fb đã tiêu diệt rất nhiều MXH tại địa phương như Orkut, Zing Me, Friendster.
  • VKontakte: Chỉ phổ biến tại Nga hoặc các nước SNG trước đây thuộc Liên Xô cũ.
  • Twitter: Cạnh tranh quyết liệt với Facebook tại thị trường Mỹ và đứng đầu tại Nhật Bản.
  • Tiktok đang làm mưa gió trên thế giới với những đoạn video ngắn. Là 1 sản phẩm từ Trung Quốc.
  • Facenama: chỉ dành cho công dân Iran. Sau cuộc bạo loạn của sinh viên, giờ đây social network nước ngoài khó mà hoạt động tại quốc gia Hồi giáo này.
  • QZone: Chỉ xuất hiện tại Trung Quốc
  • Odnoklassniki: Một thương hiệu lạ chỉ có tại vùng Trung Á.

3 - Mạng xã hội có bao nhiêu loại và cái nào phổ biến nhất

Nguồn: Pixabay

Hy vọng qua bài viết Các loại mạng xã hội social network là gì và cái nào phổ biến nhất? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé.

Tìm hiểu Ví tiền điện tử là gì, có an toàn không, dùng như thế nào?

Ví điện tử là gì, có an toàn hay không? Ví điện tử dùng như thế nào? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ốc tai điện tử là gì – Filehippo là gì và dùng để làm gì

Ví tiền điện tử là gì?

Ví là nơi để chứa tiền. Còn ví tiền điện tử hay thường gọi ngắn hơn là ví điện tử thì nó là 1 loại lưu trữ tiền của bạn trên các thiết bị điện tử. Hiểu đơn giản là trên smartphone của bạn.

Thay vì phải mang ví tiền vật lý. Thì chỉ cần mang điện thoại có cài ứng dụng ví điện tử là có thể trả tiền này nọ được.

Hiện nay thì ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều ví điện tử khác nhau có thể kể đến như: Momo, Zalo Pay, AirPay, Grab by Moca, Payoo,…

Ví điện tử có an toàn không?

Câu trả lời là tương đối an toàn. Còn câu đảm bảo là ko, vì sản phẩm công nghệ cỡ nào cũng có thể có rủi ro bị tấn công khai khác lổ hổng. Tất nhiên việc này không hề dễ dàng, cho nên tỷ lệ gặp rủi ro phải nói là rất nhỏ. Chẳng ví điện tử mà lại làm ẩu việc bảo vệ sản phẩm ví điện tử của mình cả.

Vì dính tới tiền bạc, uy tín của họ. Nếu khách hàng mà mất tiền từ ví của họ thì ai dám dùng ví điện tử của họ nữa. Do đó về vấn đề an toàn của ví điện tử bạn có thể xem như an tâm.

Ngoài ra để có thể vận hành 1 ví điện tử. Thì để được sự chấp nhận của nhà nước thì ví điện tử đó phải đạt các yêu cầu bảo mật được đặt ra.

5 - Tìm hiểu Ví tiền điện tử là gì, có an toàn không, dùng như thế nào?
Tìm hiểu ví tiền điện tử là gì, có an toàn không, dùng như thế nào?

Ví điện tử dùng như thế nào?

Ví điện tử tích hợp rất nhiều dịch vụ bên trong nó như chi trả hóa đơn, trả tiền góp, đóng tiền, đóng tiền nước, đóng tiền Internet, đóng tiền bảo hiểm, mua vé xem phim, đặt thức ăn,…

Nói chung mỗi ví điện tử sẽ có những ưu điểm, ưu đãi nổi bật khác nhau. Tùy vô nhu cầu của bạn, bạn có thể sử dụng linh hoạt nhiều ví điện tử để tận dụng các chương trình khuyến mãi do các ví điện tử tung ra.

Cách dùng ví điện tử thì rất đơn giản cụ thể như sau

Tải ứng dụng ví điện tử bạn cần sử dụng và cài đặt trên điện thoại của bạn. Lưu ý điện thoại smartphone sử dụng hệ điều hành Android hoặc Ios.

Sau đó đăng ký tài khoản ví điện tử. Đa số các ví điện tử đều dễ đăng ký cả. Trừ một số ví như cái Zalo Pay. Mình đăng ký xong, bắt phải xác thực tài khoản qua số CMND. Mình chán không dùng luôn. Ít ra cũng phải cho người ta dùng thử giới hạn chức năng. Chứ chưa gì đã đòi thông tin.

Sau khi đã có tài khoản ví điện tử và đăng nhập vào ví điện tử thành công thì tiếp theo bạn cần là:

Có 1 tài khoản ngân hàng có đăng ký Internet Banking. Sau đó tiến hành liên kết ví điện tử của bạn với tài khoản ngân hàng có đăng ký Internet Banking bằng cách đăng nhập vào tài khoản ngân hàng trên ứng dụng ví điện tử đó. Và đồng ý liên kết.

Ngoài ra thì bạn 1 số ví điện tử có hình thức là liên kết qua thẻ ATM của bạn. Phổ biến là các loại thẻ nội địa do các ngân hàng Việt Nam phát hành. Tuy nhiên đều mình ko thích ở điện tử hiện nay. Là cá nhân mình thấy hầu như chẳng ví điện tử nào có đủ tất cả các ngân hàng cả.

Như Grab by Moca thì có Timo. Mình nhận lương qua thẻ Timo. Nên liên kết qua đây rút tiền mua đồ ăn hay đặt xe rất dễ dàng. Tuy nhiên mình nếu mình cần thanh toán bảo hiểm hay là mấy vụ đóng tiền trả góp chẳng hạn thì bên Grab by Moca chưa có vụ này.

Nên mình phải dùng Momo, mà bên Momo lại chưa hổ trợ bên Timo. Thế là mình lại phải liên kết tài khoản bên Vietcom rồi liên kết với ví điện tử Momo.

Các bạn thấy đấy mới 2 cái ví điện tử thôi mà đã mệt vậy rồi. Nên hiện nay nếu nói rằng tập trung tiền vào ví điện tử nào đó thì mình sẽ ko làm. Chỉ khi nào cần mình mới chuyển tiền vào thôi.

Chứ tiền trong ví điện tử hiện nay thì vẫn chưa tiện dụng như tiền trong ATM đâu. Chẳng qua để hưởng các ưu đãi thì phải nạp vào ví điện tử mà thôi.

Cám ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn biết thêm Ví điện tử là gì và dùng để làm gì. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác.

Tìm hiểu Máy in 3D là gì và thông tin về giá, nhựa, công nghệ liên quan?

Máy in 3D hay 3D printing đang trở thành một sản phẩm trình diễn phổ biến tại các triển lãm về công nghệ. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu chút thông tin cơ bản qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ốc tai điện tử, điện cực ốc tai là gì và hoạt động ra sao – Máy trợ thính là gì

Máy in 3D là gì?

Máy in 3D là máy in các sản phẩm theo hình ảnh trong bộ nhớ bằng vật liệu có khả năng kết dính theo từng lớp một.

Như tên gọi của nó, máy in 3D (3D printing) nghĩa là in 3 chiều một sản phẩm đúng như hình ảnh đã có sẵn. Còn việc kết dính vật liệu dựa theo công nghệ vật liệu đắp lớp (Addictive manufacturing).

Vật liệu chủ yếu là nhựa PLA hoặc nhựa ABS. Hiện nay, người ta có thể trộn bê tông theo thành phần đặc biệt để có thể in ra cả một tòa nhà mà chi phí chỉ có 10.000 USD.

Máy in 3D mới rộ lên tại Việt Nam từ 2015, trước đó giới công nghệ tiếp xúc nhiều nhưng ít phổ biến. Họ thường dùng in sản phẩm mẫu hoặc phụ tùng máy móc. Về lịch sử, máy in 3D hay vật liệu đắp lớp đã có từ những năm 80 của thế kỷ trước.

7 - Tìm hiểu Máy in 3D là gì và thông tin về giá, nhựa, công nghệ liên quan?

Lợi ích từ máy in 3D

  • Chế tạo sản phẩm nhanh mọi lúc mọi nơi. Thậm chí trong quốc phòng đang cân nhắc ứng dụng việc tạo súng ngay tại chiến trường. Các phi hành gia còn in cả phụ tùng thay thế vật liệu hỏng trên không gian mà không cần chờ chuyến tàu vũ trụ tiếp theo, thường mất hơn nửa năm.
  • Tạo sản phẩm trình diễn demo với chi phí thấp nhất thậm chí làm một công trình xây dựng với chi phí không thể rẻ hơn được do nhân công chưa cần tới 10 người.
  • Công đoạn sản xuất có thể giản tiện đi rất nhiều và diện tích cho sản xuất có thể thu hẹp lại.
  • Thiết bị gia dụng sẽ đa dạng hơn và sát nhu cầu hơn nếu có đầy đủ hình ảnh của sản phẩm.

Công nghệ máy in 3D bao gồm những gì?

Công nghệ máy in 3D bao gồm các thành phần chính như:

Mạch điện tử điều khiển thường là mạch có tên là Arduino. Có cả hội chuyên tìm hiểu về lập trình và ứng dụng cho máy in 3D tại Việt Nam. Mạch này dễ bị nhiễu nên hạn chế chạm tay vào. Sau này người ta làm máy in gia cố thêm phần che để hạn chế rủi ro vô tình chạm vào mạch.

Ngôn ngữ lập trình: thường dùng ngôn ngữ C++.

Phần cơ khí và điện: Dây dẫn nguyên liệu, đầu phun, mô tơ, dây cua roa, khung thép.

Tại Việt Nam, có nhiều nhóm chuyên làm và phổ biến ngôn ngữ lập trình cho các máy in 3D. Cộng đồng khá lớn và lượng kiến thức chia sẻ đủ để bạn tự làm chủ một máy in.

Giá trung bình của một máy in 3D là bao nhiêu?

Giá trung bình máy có thể dùng cho mọi mục đích là tầm 10.000.000 đồng. Tất nhiên, nguyên liệu sẽ phải tính riêng, nhựa PLA hay ABS thì không mắc lắm đâu khi giá dầu đã quá rẻ.

Còn nếu muốn đầu tư lớn, đặt hàng từ Amazon của Mỹ thì giá dao động từ 220 USD đến 300 USD. Về Việt Nam thì giá máy cao nhất cũng tầm 12 triệu.

Với giá như vậy thì vừa đủ để cho bạn thử nghiệm tạo ra sản phẩm mơ ước hoặc kinh doanh sản phẩm đã hoàn chỉnh tại nhà. Diện tích sản xuất cỡ cái bàn học, 3 m2 dư sức cho sản phẩm bé cỡ bàn tay.

Video quay quá trình hoạt động của một máy in 3D phổ biến

Máy in 3D là vật trưng bày phổ biến trong các buổi triển lãm liên quan đến công nghệ. Clip dưới đây được quay tại NVH Thanh Niên với phần đầu là một máy in 3D đang hoạt động. Nhựa sử dụng là ABS và nhiều thành phẩm đã in hoàn chỉnh.

https://www.facebook.com/mashable/videos/vb.18807449704/10154991052664705/?type=2&theater

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Máy in 3D là gì và thông tin về giá, nhựa, công nghệ liên quan? đã có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về Máy in 3D. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết PG là gì và Nghề PG là làm gì nhé.

Tìm hiểu CSS là gì và dùng để làm gì?

CSS là gì? Css có công dụng gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về CSS qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: HTML là gì – Origin là gì – Steam là gì – Ship COD là gì

CSS là gì?

CSS là viết tắt của từ Cascading Style Sheets. Hiện nay thì hầu như bất kỳ một website nào trên Internet cũng có sử dụng CSS trong website đó dùng ít hay nhiều.

Vậy CSS đóng vai trò như thế nào và dùng để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp ở bên dưới nhé.

Tìm hiểu CSS là gì và dùng để làm gì?

CSS dùng để làm gì?

CSS dùng để thay đổi trình bày, bố cục, màu sắc, phông chữ của các ngôn ngữ đánh dấu…. Trong đó sử dụng CSS nhiều và phổ biến nhất là HTML. Bởi vì việc sử dụng CSS kết hợp với HTML thì người viết sẽ không cần lúc nào cũng phải định dạng lại 1 nội dung cho nhiều trang HTML khác nhau.

Ví dụ:

Nếu như bình thường để hiển thị màu sắc hay thay đổi font cho từng trang. Bạn phải vô từng trang mà tùy chỉnh lại style của thẻ đó trong HTML.

Cụ thể như sau:

Mình muốn định dang toàn bộ thẻ p trong html có nền màu vàng. Bình thường thì mình sẽ phải tùy chọn như sau:

<p style=”background-color:yellow”> Nội dung</p> việc này áp dụng cho toàn bộ tất cả thẻ p ở tất cả các trang của mình.

Trong đó <p> và </p> là thẻ đóng và mở. style là để bắt đầu tùy chỉnh việc hiển thị của thẻ này. background-color: là để chọn là sẽ chỉnh màu nền. Yellow là màu vàng.

Còn nếu với HTML thì bạn sẽ không cần phải lúc nào cũng phải điền style=”background-color:yellow cho từng thẻ p có trong Web bạn nữa. Bạn chỉ cần cấu hình như sau cho file css:

p
{
background-color:yellow;
}

Sau đó tùy chọn cho file css này sẽ được hiển thị vào tất cả các trang HTML là xong. Đây chỉ là 1 cách để áp dụng CSS mà thôi.

Ngoài ra CSS còn có thể sử dụng bằng nhiều cách khác nhau nữa như thay đổi con trỏ chuột, thanh cuộn trên Web, bo tròn ảnh, tạo ra các hiệu ứng trên website…..

Như gần đây có đợt các trang báo đồng loạt để giao diện đen trắng để tưởng niệm những người đã mất trong dịch bệnh. Đó cũng là 1 cách css lại trang web chuyển từ có màu sắc qua đen trắng.

CSS là 1 thứ bạn phải biết để đi theo con đường về làm Web. Cho dù bạn không chuyên, nhưng cũng cần phải biết 1 ít vì không phải lúc nào cũng có người để chỉnh sửa những CSS đơn giản cho bạn.

Nếu bạn quan tâm CSS có thể tìm hiểu tại đây

http://www.w3schools.com/css/

Ngoài ra nếu bạn biết cách sử dụng và làm tốt về CSS, HTML thì có thể tìm cho mình 1 việc làm liên quan đó là nhân viên cắt html css.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu CSS là gì và dùng để làm gì đã giúp bạn tìm hiểu về CSS là gì. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này

Tìm hiểu HTML là gì, viết tắt của từ gì và dùng để làm gì?

HTML là gì? HTML là viết tắt của từ gì và HTML dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Internet Banking là gì – SMS Banking là gì – Domain là gì

HTML là gì, viết tắt của từ gì?

HTML là viết tắt của cụm từ HyperText Markup Language. Có thể dịch là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. HTML là nền tảng để hiển thị Web. Cho dù Web bạn viết bằng ngôn ngữ lập trình gì đi nữa, thì cũng phải đảm bảo xuất ra HTML cho trình duyệt từ phía người sử dụng có thể đọc và hiển thị được nội dung.

Ngoài HTML ra 1 trang web cần phải có thêm CSS, Javascript, hình ảnh… cho sinh động. Bạn có thể hiểu đơn giản HTML giống như khung xương của con người vậy. Còn hình ảnh, CSS, Javascript…. là những thứ như tóc tai, da thịt,….

HTML chủ yếu là các thẻ đóng và mở. Trừ một số trường hợp đặc biệt thì không có vụ này như thẻ <br> chẳng hạn.

Ví dụ:

Thẻ P là thẻ Paragraph. Paragraph có nghĩa dòng.

Thì cấu trúc như sau:

<p>nội dung</p>

<p> là mở thẻ p còn </p> là đóng thẻ p lại. Bên trong 2 thẻ này là nội dung để hiển thị.

Bạn có thể tìm hiểu về thẻ p và cách sử dụng ở đây: http://www.w3schools.com/html/html_paragraphs.asp

Tìm hiểu HTML là gì và dùng để làm gì?

HTML dùng để làm gì?

HTML dùng để hiển thị, tạo 1 trang web đơn giản. Đối với những ai học lập trình web thì phải trải qua việc học HTML rồi mới bắt đầu đi vào các ngôn ngữ lập trình như Web như PHP, ASP,…. Những ai theo nghề SEO hoặc đang tìm hiểu về SEO cũng phải hiểu 1 ít về HTML. Vì HTML có dính đến và thẻ liên quan đến việc SEO.

Cụ thể có thể kể đến như thẻ title, thẻ h1…. Đây là những thẻ qua trọng để các search engines có thể hiểu được nội dung trang web đang nói về gì. Do đó việc tìm hiểu về các thẻ HTML là 1 phần những người học SEO nên biết qua. Phần này HTML có thể xem thuộc về phần SEO Onpage.

Trước đây khi HTML5 (HTML5 là để nói về phiên bản của HTML, hiện nay mới nhất là 5.1) còn chưa phổ biến, thì việc chèn video, audio vào web thường khá phức tạp. Thường phải yêu cầu các thiết bị có cài flash mới xem được những nội dung này trên web. Từ khi xuất hiện HTML5 đã dần dần thay thế vị trí của flash.

Hiện nay hầu như bạn có thể xem video nghe nhạc thoải mái mà không cần phải cài đặt flash. Nguyên nhân là do các trang web đã sử dụng HTML5 và các toàn bộ trình duyệt đã hổ trợ HTML5, chỉ trừ khi bạn sử dụng những phiên bản trình duyệt quá cũ mà thôi.

Nếu như bạn quan tâm muốn tìm hiểu tự học về HTML thì có thể vào đây để học nhé: http://www.w3schools.com/html/

Còn nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về lịch sử, quá trình phát triển thì hãy vào đây xem nhé: https://en.wikipedia.org/wiki/HTML

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu HTML là gì, viết tắt của từ gì và dùng để làm gì đã giúp bạn tìm hiểu về HTML là gì. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết CSS là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu bảo mật xác minh – xác thực 2 bước là gì?

Bảo mật, xác minh, xác thực 2 bước, 2 lớp là gì? Tại sao cần phải sử dụng bảo mật 2 lớp cho các tài khoản của mình. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về bảo mật 2 bước qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Cách nạp tiền Viber – Viber là gì – Startup là gì – VIP là gì

Xác minh 2 bước là gì?

Xác minh 2 bước hay xác thực 2 lớp, bảo mật 2 lớp là những tên gọi khác nhau của Two-factor authentication hay còn được gọi 2FA . Đây là một cách để làm gia tăng an toàn bảo mật cho tài khoản bằng cách thêm 1 lớp bảo mật nữa.

Tìm hiểu bảo mật xác minh - xác thực 2 bước là gì?

Xác minh 2 bước hoạt động ra sao:

Cách thức hoạt động của bảo mật 2 bước là khi bạn đã nhập đầy đủ, chính xác tên đăng nhập và mật khẩu và truy cập vào tài khoản của bạn. Nếu như bình thường không có sử dụng bảo mật 2 bước thì tài khoản của bạn sẽ truy cập vào bình thường.

Như vậy thì chỉ cần bạn lộ mật khẩu và tên đăng nhập là bất kỳ ai cũng có thể vào tài khoản của bạn mà phá. Trước đây khi bảo mật 2 bước chưa được sử dụng rộng rãi, vào thời điểm Yahoo còn thịnh hành thì chỉ cần lộ mật khẩu, tên đăng nhập là xong phim cái tài khoản Yahoo.

Tài khoản sẽ bị vô phá banh chành, xóa sạch danh sách bạn bè chat, email, đổi mật khẩu. Bản thân mình năm xưa, cũng đành ngậm ngùi mất tài khoản Yahoo vì sử dụng máy tiệm net bị cài Keylogger. Bởi thông tin tài khoản do ông anh họ đăng ký giúp với những thông tin gõ đại cho có nên không thể mà khôi phục lại.

Còn giờ đây hầu như các dịch vụ trên mạng Internet nổi tiếng đều đã có cung cấp bảo mật 2 bước cho tài khoản như Google, Facebook, Yahoo, Microsoft, Dropbox,….

Một khi đã bật lên thì khi đăng nhập vào tài khoản sẽ bị hỏi thêm 1 bước nữa. Yêu cầu nhập mã OTP để xác thực là chủ của tài khoản thì mới có thể vào tài khoản và sử dụng.

Mã xác thực OTP hiện nay có thể nhận qua các cách thức sau:

– Qua Email

– Qua tin nhắn SMS

– Qua cuộc gọi vào điện thoại

– Qua trình tạo mã được cài đặt trên Smartphone như Google Authenticator, Microsoft Authenticator, Authy,…

– Qua khóa bảo mật (Một thiết bị cắm qua cổng USB dùng để xác thực đăng nhập. Hiện nay thì mình chỉ thấy Google hổ trợ phương thức này.)

– Qua các phương thức khác….

Để dễ hình dung hơn về xác minh 2 bước. Hãy xem qua ảnh bên dưới nhé:

Đây là tài khoản facebook của mình

8 - Tìm hiểu bảo mật xác minh - xác thực 2 bước là gì?

Khi đã nhập đầy đủ thông tin để đăng nhập vào tài khoản thì sẽ bị chặn lại hỏi mã OTP. Ở đây mã OTP là 6 con số.

9 - Tìm hiểu bảo mật xác minh - xác thực 2 bước là gì?

Nếu nhập chính xác thì mình sẽ vào được tài khoản Facebook của mình. Còn ngược lại thì phải chịu dừng bước ở đây.

Còn đây là tài khoản Google mình cũng đã bật xác minh 2 bước. Khi đăng nhập vào sẽ bị hỏi mã xác thực OTP:

10 - Tìm hiểu bảo mật xác minh - xác thực 2 bước là gì?

Đối với Google thì cung cấp nhiều cách để nhận mã xác minh 2 bước:

11 - Tìm hiểu bảo mật xác minh - xác thực 2 bước là gì?

Ở đây mình bật hầu như gần hết các cách để nhận mã xác minh 2 bước của Google. Chỉ trừ cách xác minh qua Google prompt và Khóa bảo mật là mình không có thiết bị để có bật được.

Như vậy khi một khi mình đã bật xác minh 2 bước này. Thì kể cả mình nếu như quên mang theo thiết bị để nhận mã xác minh thì mình cũng khỏi vô được tài khoản của mình luôn.

Lời khuyên của mình là bạn hãy nên bật ngay xác minh 2 bước cho tài khoản của bạn để tránh những rủi ro xảy ra. Khi bật xác minh 2 bước thì nên sao lưu lại mã vạch QR code để có mất điện thoại, hay điện thoại hư hỏng bạn có thể quét lại. Vì cũng có nhiều trường hợp điện thoại bị mất, hư phải cài đặt lại nên không còn mã xác thực để vào nữa.

Bạn hãy nhìn qua những hậu quả khi mất email qua bài viết Tại sao phải bảo mật Email. Để mà sớm bật xác minh 2 bước cho mình. Nếu không tự bảo vệ tài khoản Email cho mình thì có ngày bạn sẽ giống như những chủ tài khoản Google phải lên tìm sự trợ giúp của diễn đàn Google tìm lại tài khoản vì bị kẻ xấu lấy mất tài khoản:

https://productforums.google.com/forum/?hl=vi#!topicsearchin/hotro-vi/category$3A(gmail-inbox-vi)

Có trường hợp thì lấy lại được do cung cấp đầy đủ về tài khoản. Cũng có những trường hợp, những thông tin gì liên quan đến tài khoản cũng không nhớ nên cũng đành ngậm ngùi mà mất tài khoản vì không chứng minh là chủ tài khoản.

Chủ yếu do không chịu nhập số điện thoại, thông tin chính xác vào email. Chắc do đọc mấy bài viết trên mấy tờ báo, tối ngày cứ nói về lộ thông tin này nọ mà sợ. Nên nhập bậy bạ, cho đến khi mất thì toàn thông tin nhập cho có lấy gì mà nhớ để chứng minh mà lấy lại tài khoản.

Cho dù bạn lấy lại được thì mình đảm bảo cái tài khoản của bạn đã bị phá banh chành. Nếu là Email thì xóa sạch email, nếu là Facebook thì giả danh bạn đi mượn tiền đăng bậy bạ những thông tin lên….

Hiện nay thì mình thấy 2 tài khoản quan trọng mà người Việt Nam hay dùng đó là tài khoản Google và tài khoản Facebook. Để bật xác minh 2 bước cho 2 tài khoản bạn hãy vào đây để bật nhé:

Đối với tài khoản Google: https://www.google.com/landing/2step/

Đối với tài khoản Facebook: https://www.facebook.com/settings?tab=security&section=approvals&view

Mình mong những ai đọc qua bài viết này sẽ bật xác minh 2 bước cho tài khoản để tránh những kẻ xấu đánh cắp tài khoản của bạn.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu bảo mật xác minh – xác thực 2 bước là gì đã giúp bạn biết tầm quan trọng của xác minh 2 bước. Hẹn gặp ở bài viết Noel là ngày bao nhiêu nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu Vé điện tử – E ticket là gì?

Vé điện tử là gì? Vé điện tử có gì khác biệt vé thông thường? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về vé điện tử qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tên miền là gì – Http và Https là gì – Địa chỉ IP là gì – Trình duyệt web là gì

Vé điện tử – E ticket là gì?

Vé điện tử hay trong tiếng Anh còn gọi là electronic ticket viết tắt là e-ticket. Đây là 1 dạng vé nhầm thay thế cho vé giấy trước đây. Như tên gọi vé điện tử của nó vé này được nhận qua các thiết bị điện tử. Thường là 1 tập tin (file) văn bản hoặc pdf để gửi cho người mua vé qua Email.

Sự ra đời của vé điện tử là nhầm để tiết kiệm chi phí cho việc in ấn vé giấy. Ngoài ra việc ra đời vé điện tử sẽ làm cho việc bán vé được thuận tiện hơn. Người mua vé không buộc phải lên tận nơi để mua và lấy vé về.

Hoặc thanh toán tiền và chờ người giao vé. Với vé điện tử khi bạn thanh toán xong sẽ nhận được vé qua các thiết bị điện tử như Email, Fax, Tin nhắn SMS,….

Vé điện tử ngày nay được sử dụng nhiều nhất trong lãnh vực hàng không. Hiện nay toàn bộ thành viên của IATA (International Air Transport Association) đây là Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đều đã sử dụng vé điện tử.

Nên khi mua vé máy bay hiện nay bạn sẽ nhận được vé máy bay điện tử.

Ngoài ra vé điện tử còn được sử dụng ở lãnh vực khác như vé tàu, vé ca nhạc, vé thể thao,….

Ở Việt Nam thì hiện nay khi bạn mua vé máy bay sẽ nhận được vé điện tử rồi. Như bên dưới đây là vé điện tử của Vietnam Airlines của mình.

Vé điện tử

Những thông tin quan trọng mình đã che mờ rồi. Nhìn vào ảnh chổ mà mình bôi màu vàng RESERVATION CODE phía sau là mã đặt chổ đã được mình làm mờ vì lý do đây là thông tin quan trọng.

Bạn chỉ cần đọc hay cho người làm thủ tục xem mã đặt chổ của bạn để họ làm thủ tục cho bạn lên máy bay. Thậm chí, bạn chỉ cần nhớ mã đặt chổ này thôi là cũng đủ rồi.

Nhìn vào hình ở trên bạn có thể thấy biết được thông tin của chuyến bay này như thời gian bay, thời gian hạ cánh, địa điểm đi và đến, hạng vé máy bay là Economy, máy bay là loại Airbus, số hiệu máy bay là bao nhiêu, Mã sân bay là gì…

Như mã sân bây Tân Sơn Nhứt là SGN. Nếu có thời gian rảnh mình sẽ có bài viết tổng hợp mã sân bay trên thế giới.

Trước đây, thì những thông tin này sẽ được in ra giấy và đưa cho khách hàng. Còn bây giờ thì thông tin này được gửi qua email của mình khi đặt vé. Mình chỉ cần mang file này bỏ vô điện thoại rồi đưa cho nhân viên làm thủ tục là được.

Nếu mình sử dụng điện thoại không có khả năng đọc file pdf. Thì mình sẽ đem file này ra tiệm để in ra giấy và đưa cho người làm thủ tục xem.

Tìm hiểu vé điện tử là gì?

Ưu điểm của vé điện tử so với vé giấy thông thường:

Vé điện tử dễ dàng quản lý hơn so với vé giấy. Như ở nước ngoài để soát vé nhanh, thì trên vé có in mã vạch để quét thay vì phải xem bằng mắt thông thường.

Như vậy người sử dụng họ có thể lưu vé  trong điện thoại rồi đưa nhân viên soát vé để họ quét là được. Đỡ tốn thời gian hơn.

Như mình thấy có 1 số rạp chiếu phim hiện nay khi đặt mua xem phim online, sẽ được gửi vé qua email khi đến rạp chỉ cần đưa điện thoại cho người soát vé quét là được.

Do được quản lý tự động, nên nếu gặp tình trạng vé giả thì 1 ai dùng vé giả để quét sẽ bị báo ngay vì thông tin vé giả chưa có trong hệ thống lưu trữ.

Thì lúc đó dễ dàng loại được vé giả ra. Nếu vé giả được làm giả thông tin như 1 vé thật thì hệ thống sẽ phát hiện ra 1 vé được sử dụng ra vào nhiều lần. Từ đó sẽ kiểm tra được những người dùng vé giả.

Như vậy ưu điểm đầu tiên là thuận lợi cho người sử dụng, cũng như việc quản lý vé.

Tiết kiệm chi phí in ấn vé. Do không phải in vé ra giấy nên nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm được việc in ấn vé cho khách hàng của mình.

Cách lấy vé máy bay điện tử Vietnam Airline, Vietjet, Jetstar, …

Nếu bạn tự mua vé trực tiếp trên trang web của hãng. Hay thông qua 1 bên thứ 3 nào khác. Khi mua xong, sẽ có email gửi tới địa chỉ email bạn đã điền.

Trong email đó sẽ có chứa vé điện tử mà bạn vừa mua nhé.

Do hãng đổi giao diện miết. Nên bạn nào mua mà tìm không ra chổ lấy vé thì hú mình nhé.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Vé điện tử – E ticket là gì đã giúp bạn tìm hiểu sơ lược về vé điện tử là gì. Hẹn gặp ở bài viết Boarding Pass là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu Tên miền – Domain là gì và dùng để làm gì?

Tên miền là gì? Domain là gì? Tên miền, Domain có công dụng và dùng để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này cùng ngôi nhà kiến thức nhé.

Có thể bạn quan tâm: Http là gì – Trình duyệt web là gì – Mã OTP là gì – ZIP code là gì

Tên miền – Domain là gì?

Tên miền là tên gọi trong tiếng Việt của từ Domain trong tiếng Anh. Hiện nay tất cả domain – tên miền trên thế giới đều được tổ chức phi lợi nhuận là ICANN ở Mỹ quản lý.

Mỗi khi bạn đăng ký sử dụng 1 tên miền nào mới, bạn sẽ thấy phải tốn 1 khoản chi phí nho nhỏ cho ICANN (ICANN là viết tắt của từ Internet Corporation for Assigned Names and Numbers đây là một tổ chức quản lý tên miền trên toàn thế giới.).

Đây là khoản phí bắt buộc phải trả mỗi khi đăng ký tên miền, trừ khi có 1 số chương trình khuyến mãi mà nơi đăng ký tên miền họ miễn phí cho bạn luôn phí này.

Hiện nay những tên miền có đuôi như sau được gọi là Top-level Domain hay còn thường được viết tắt là TLD hay TLDN. Top-level Domain là domain có vị trí cao nhất trong hệ thống tên miền hiện nay là những domain quốc gia (.vn, .us, .uk, .cn,. ..), domain cấp cao chung (.com, .net, .info, .edu, . org, .gov, .mil, .int), ….

Sau này có thời gian rảnh mình sẽ viết 1 bài giải thích ý nghĩa của từng đuôi domain như .com là viết tắt của từ gì và có nghĩa gì. Nếu bạn quan tâm những domain nào là Top-level Domain thì hãy ghé vào đây để xem nhé: http://www.iana.org/domains/root/db

Như ngôi nhà kiến thức hiện nay đang sử dụng .com. Như vậy ngôi nhà kiến thức đang sử dụng domain thuộc về Top-level Domain.

Hiện nay, hầu như ai cũng dùng dạng Top-level Domain là chủ yếu bởi vì nó sẽ ngắn gọn hơn dạng Second-level domain. Second-level domain là dạng domain như dạng .com.vn, edu.vn, gov.vn…. Dạng này thường được gắn với domain quốc gia ở phía sau.

Việc gắn này cũng khiến cho người sử dụng dễ dàng xác định được website này thuộc nước nào. Như thấy Website nào mà sử dụng .vn là biết của Việt Nam chúng ta rồi.

Tìm hiểu Tên miền - Domain là gì và dùng để làm gì?

Tên miền dùng để làm gì?

Tên miền được dùng để xác định một hoặc nhiều địa chỉ IP trên mạng Internet. Ví dụ như địa chỉ IP của trang Microsoft.com hiện nay là 23.96.52.53 .

Như vậy nếu như không có tên miền bạn sẽ phải nhớ 1 địa chỉ gồm những con số mình vừa đưa ở trên là 23.96.52.53 chỉ để truy cập vào trang Microsoft mà thôi. Mà đây mới chỉ là IPv4, hiện nay có những trang lớn như Google đã chuyển sang dùng IPv6 thì sẽ càng khó nhớ hơn.

Ngoài ra ra chưa kể những yếu tố như khi chuyển Server hay Hosting cho trang web sang nhà cung cấp khác thì địa chỉ IP sẽ bị thay đổi. Người sử dụng sẽ gặp rắc rối vì không biết địa chỉ IP mới của Website là gì?

Do đó tên miền được ra đời để nhầm khắc phục những nhược điểm này. Người sử dụng chỉ cần nhớ tên miền để truy cập vào Website đó. Như Google.com, Ngoinhakienthuc.com, Microsoft.com… là có thể truy cập vào Website mà không cần biết địa chỉ IP của website đó là bao nhiêu. Vì khi truy cập vào tên miền sẽ được các máy chủ DNS phân giải ra địa chỉ IP.

Những lúc bạn không truy cập được vào Facebook thì hướng dẫn ở trên mạng là đổi DNS là để có thể phân giải được địa chỉ IP của facebook.

Vì có thể máy chủ DNS của các nhà cung cấp mạng Internet Việt Nam đang cố tình chặn facebook nên người dùng truy cập vào sẽ không phân giải ra địa chỉ IP. Do đó cách vào facebook khi bị chặn phổ biến nhất là đổi DNS sang dùng DNS khác như của DNS của Google.

DNS của Google là:

8.8.8.8 và 8.8.4.4

DNS của Open DNS là:

208.67.222.222 và 208.67.220.220

Nếu bạn có trí nhớ tốt thì chắc cũng đã biết có lần DNS của Google đã bị tấn công và thay đổi trang google.com.vn thành hình 1 anh hacker đang chụp ảnh tự sướng. Đó là do Hacker đó đã thay đổi địa chỉ IP của Google sang địa chỉ IP khác. Nên khi truy cập vào Google.com sẽ chuyển qua trang của Hacker.

Tên miền còn nắm 1 vai trò rất quan trọng về thương hiệu. Như thương hiệu Google thì hầu các đuôi tên miền khác liên quan đến Google như .net, .org điều bị mua cả. Việc mua này nhầm để tránh người khác lợi dụng thương hiệu và bán lại domain nhầm chuộc lợi.

Vì những tên miền liên quan đến thương hiệu rất có giá  trị, nên có rất nhiều đầu cơ tên miền để nhầm mua bán kiếm lời. Như những tên miền liên quan đến dự án bất động sản, vé máy bay, các tập đoàn, công ty lớn….

Ngoài ra trước đây thời kỳ Google còn chưa phát triển thuật toán đủ thông minh. Việc xếp hạng từ khóa còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố có chứa từ khóa trong tên miền rất lớn.

Ví dụ:

Như mình muốn SEO từ khóa là vé máy bay. Trước đây đa số sẽ thi nhau mua những domain có từ khóa vemaybay ở trong tên miền. Như vemaybay.com, vemaybay.com.vn, vemaybay.net, vemaybay.com.vn, vemaybaygiare.com,….

Tóm lại miễn có từ khóa trong tên miền là 1 yếu tố cần thiết để SEO từ khóa trước đây. Nhưng hiện nay thì yếu tố này gần như không còn ảnh hưởng nữa. Nên việc săn các tên miền có chứa từ khóa không còn hot như xưa nữa.

Hiện nay hầu như là chọn tên miền theo yếu tố thương hiệu là chính. Như Ngôi nhà kiến thức với domain ngoinhakienthuc.com là 1 thương hiệu do mình chọn.

Theo thói quen phổ biến, thì tên miền .com hiện nay vẫn là phổ biến nhất. Ngoài ra còn vô số các loại tên miền khác, hiện nay bạn có thể dễ dàng đăng ký tên miền qua các nhà cung cấp dịch vụ tên miền ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Như domain ngoinhakienthuc.com này mình mua ở nhà cung cấp Godaddy. Hiện nay nhà cung cấp cấp này đã hổ trợ tiếng Việt nên bạn dễ dàng mua thao tác hơn trước kia toàn tiếng Anh. Tuy nhiên, giá đăng ký cũng như gia hạn của Godaddy cũng đắt hơn như những cung cấp khác.

Nếu bạn muốn mua domain ở các nhà cung cấp nước ngoài thì bạn nên lựa chọn Namesilo để có giá rẻ hơn. Và trước khi mua bạn nên Google tìm Coupon giảm giá để tiết kiệm thêm chi phí mua domain. Tuy nhiên để mua được ở các nhà cung cáp nước ngoài thì bạn phải sử dụng thẻ thanh toán quốc tế hoặc Paypal để thanh toán.

Còn nếu như bạn thích trả tiền mặt hay qua thẻ thanh toán nội địa, thì bạn nên đăng ký ở Việt Nam qua các nhà cung cấp như PA, Mắt bão, Nhân hòa, Z….

Một domain có thể tạo ra vô số subdomain để làm những web khác nhau. Ví dụ nếu như bạn để ý thì như trang Yahoo.com là trang chính. Họ tạo thêm subdomain là mail.yahoo.com để phục vụ về email cho người sử dụng.

Ngoài ra còn nhiều subdomain khác của họ để cung cấp những dịch vụ khác dịch vụ chat với địa chỉ là: messenger.yahoo.com

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Tên miền – Domain là gì và dùng để làm gì đã giúp bạn tìm hiểu sơ lược về tên miền – domain là gì. Hẹn gặp ở bài viết Vé điện tử là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu giao thức Http và Https là gì, là viết tắt của từ gì?

Giao thức Http là gì? Giao thức Https là gì? Http khác gì với Https ? Công dụng của 2 giao thức này dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ IP là gì – Western Union là gì – Mã xác thực OTP là gì – SEM là gì

Http là gì, là viết tắt của từ gì?

Http là viết tắt của từ HyperText Transfer Protocol trong tiếng Anh. Đây là một giao thức được sử dụng trong www dùng để truyền tải dữ liệu giữa Web server đến các trình duyệt Web và ngược lại. Giao thức này thường sử dụng cổng 80 hay còn gọi là port 80 là chủ yếu.

Cụ thể như sau:

Khi bạn gõ vào 1 địa chỉ vào trình duyệt Web, lúc này trình duyệt Web sẽ gửi 1 yêu cầu qua giao thức Http đến Web server. Web server và sẽ nhận yêu cầu này và trả lại kết quả cho trình duyệt Web.

Nếu bình thường thì thấy đầy đủ giao diện trang web dưới dạng HTML. Đây là dạng được Web server xử lý và trả về cho người truy cập. Còn gọi là Http 200 tức là thành công.

Còn nếu bạn truy cập mà thấy lỗi 404 hay http 404 tức là lỗi không tồn tại địa chỉ bạn đang truy cập. Ngoài ra còn khi dùng trình duyệt truy cập Web bạn sẽ thường gặp các thông báo lỗi khác nhau như sau:

Lỗi 401: lỗi này bạn truy cập vào nơi yêu cầu xác thực. Nhưng bạn không vượt qua được sẽ có lỗi này.

Lỗi 404: lỗi không tìm thấy địa chỉ web.

Lỗi 500: nếu bạn nhìn thấy những lỗi có số từng 500 trở đi thì những lỗi này thường do Web server bị lỗi mà gây ra. Nếu bạn truy cập 1 trang web mà thấy lỗi này thì có nghĩa web của họ đang có vấn đề. Chứ không phải do trình duyệt bạn bị lỗi đâu.

Tìm hiểu về giao thức Http và Https là gì?

Https là gì, là viết tắt của từ gì?

Https là viết tắt của từ HyperText Transfer Protocol Secure trong tiếng Anh. Thực ra Https là giao thức Http có sử dụng thêm SSL (Secure Sockets Layer) để mã hóa dữ liệu trong lúc truyền tải dữ liệu nhầm gia tăng thêm tính an toàn cho việc truyền dữ liệu giữa Web server và trình duyệt Web. Giao thức Https thì sử dụng cổng 433 để truyền dữ liệu.

Hiện nay thì việc sử dụng giao thức Https chủ yếu được dùng cho các trang web có giao dịch trực tuyến sử dụng thẻ thanh toán đơn hàng.

Việc sử dụng Https nhầm để đảm bảo an toàn cho giao dịch, tránh những rủi ro bị lấy mất thông tin thể trong quá trình thanh toán. Như thẻ thanh toán quốc tế mà lộ ra thông tin thì xem như có người sử dụng tiền giúp rồi.

Chính Google cũng đã phát động chương trình Https everywhere, và đánh giá web sử dụng giao thức https là 1 tín hiệu để Google xếp hạng từ khóa. Việc này cũng khiến rất nhiều trang Web thi nhau chuyển qua dùng giao thức https để nhầm Seo cho tốt hơn.

Nếu bạn để ý thì hầu như các trang web tin tức ở Việt Nam cũng chưa chuyển qua Https vì giao thức này sẽ chậm hơn Http và khiến cho người truy cập cảm giác khó chịu vì truy cập vào web có cảm giác chậm. Tuy nhiên hiện nay thì Chrome sắp có cảnh báo với những website sử còn sử dụng http. Nên trước sau gì trang web nào cũng phải chuyển qua Https mà thôi.

Để có thể sử dụng giao thức Https thì phải mua chứng chỉ SSL mới sử dụng được. Còn không thì sẽ gặp tình trạng hiển thị là kết nối không riêng tư trên trình duyệt Chrome.

Ngoài ra nếu bạn không muốn bỏ chi ra mua SSL thì có thể dùng chứng chỉ SSL miễn phí do Let’s Encrypt cung cấp. Tuy nhiên chứng chỉ miễn phí này lại không tương thích với hệ điều hành XP từ SP3 trở xuống. Nếu web nào sử dụng thì xem như là người dùng dưới hệ điều hành XP dưới SP3 là không thể truy cập được vào web bạn nữa.

Công dụng của Http và Https dùng làm gì?

Http và Https đều là giao thức để truyền dữ liệu từ Web server đến trình duyệt web của người truy cập và ngược lại. Tùy vào mục đích sử dụng trang web mà chủ website quyết định rồi sẽ sử dụng Http hay Https.

Lưu ý:

Hiện nay thì nay thì hầu như các trang web về tin tức, không có sử dụng thanh toán trực tuyến, cần bảo mật thông tin thì hầu như đều sử dụng Http. Lý do là để người đọc tin tức có thể truy cập vào nhanh nhất có thể.

Còn sử dụng Htttps đối với những trang cần đảm bảo, bảo mật thông tin. Thường là các trang bán hàng trực tuyến có sử dụng thẻ, thông tin như email, tài liệu, thẻ ngân hàng,…

Hiện nay, thì ai sử dụng trình duyệt Chrome để truy cập web. Thì những trang web sử dụng giao thức Http sẽ có biểu tượng tròn và có dấu chấm than ở phía trong. Còn các trang Https sẽ có ổ khóa màu xanh. Đây cũng là 1 hình thức nhắc nhở đến cho người dùng, nhầm để tránh truyền những thông tin quan trọng qua các trang web sử dụng Http.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu giao thức Http và Https là gì, là viết tắt của từ gì, đã giúp bạn tìm hiểu sơ lược về 2 giao thức Http và Https. Hẹn gặp ở bài viết Tên miền là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Tìm hiểu về địa chỉ IP là gì và dùng để làm gì?

IP là gì? Địa chỉ IP là gì và có công dụng, dùng để làm gì? IP tĩnh và IP động là gì? Sự khác biệt của 2 loại IP này? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về IP qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Western Union là gì – OTP là gìKeylogger là gì

IP là gì?

IP là viết của một từ trong tiếng Anh là Internet Protocol. Đây là một giao thức Internet. Đây là một bộ giao thức trong mạng máy tính. Công dụng của Internet Protocol là một giao thức hướng dữ liệu và được dùng sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong mạng máy tính.

Tìm hiểu về địa chỉ IP là gì và dùng để làm gì?

Địa chỉ IP là gì?

Địa chỉ IP hay trong tiếng Anh gọi là IP address hay viết đầy đủ là Internet Protocol address. Đây là 1 địa chỉ được dùng trên mạng máy tính và mạng Internet đảm bảo không 1 địa chỉ nào giống nhau vào 1 cùng thời điểm trên Internet. Công dụng của địa chỉ IP  được dùng để cho các thiết bị nhận diện vào trao đổi dữ liệu với nhau. Hiện nay thì phổ biến nhất có 2 loại địa chỉ IP là địa chỉ IPv4 và IPv6.

Hiện nay, thì địa chỉ IPv4 đang dần cạn kiệt  số lượng địa chỉ là 232 tức là có khoảng hơn 4 tỷ địa chỉ IP hiện nay đã sử dụng gần hết. Do số lượng thiết bị kết nối Internet ngày càng gia tăng. Do đó tương lai sẽ sử dụng phổ biến là IPv6 đây là bản thay thế cho IPv4 với số lượng địa chỉ lên đến 2128  do đó số lượng rất là khổng lồ so IPv4.

Bạn có thể hiểu địa chỉ IP này đơn giản như địa chỉ nhà bạn cho dễ hiểu.

Ví dụ:

Như hiện nay địa chỉ Dinh Độc Lập là 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Thành, Quận 1, TPHCM. Như vậy thì khi bạn đưa địa chỉ này thì người ta sẽ tìm đến đúng Dinh Độc Lập.

Địa chỉ IP cũng như vậy đây là địa chỉ dùng để xác định bạn ở đâu trên IP. Khi bạn lắp mạng Internet cho nhà bạn, thì địa chỉ IP của bạn sẽ do nhà mạng cấp phát. Bạn có thể kiểm tra xem địa chỉ của bạn là bao nhiêu? Bằng cách vô trang này để xem nhé: https://www.whatismyip.com/ Ngoài ra còn nhiều cách để xem nữa.

Địa chỉ IP dùng để làm gì?

Địa chỉ IP dùng như 1 địa chỉ trên Internet để người dùng có thể kết nối đến. Một địa chỉ IP trên mạng Internet có thể được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau.

Ví dụ:

Như là 1 địa chỉ để truy cập trang web khi mà chưa có gắn tên miền domain vào.

Như bình thường bạn gõ Google.com sẽ hiển thị ra trang web google . Còn nếu như Google chưa mua tên miền Google.com thì bạn có thể gõ địa chỉ ip là 216.58.199.110 vào trình duyệt web để truy cập trang Google. Qua cổng hay port 80.

Đây chỉ là trong số những công dụng của địa chỉ IP mà thôi. Vì ở những cổng khác nhau hay còn gọi là port thì có thể sử dụng để cho các dịch vụ khác nhau trên Internet.

Cụ thể 1 vài port tiêu biểu cho các dịch vụ Internet như sau:

Port 21: Dành cho FTP là một dạng để truyền file qua mạng Internet

Port 22: Thường dùng cho SSH

Port 23: Thường dùng cho Telnet

Port 25: Thường dùng cho SMTP

Port 80: Thường dùng cho Website

Port 443: Port cho web đã dùng SSL

…..

Nếu hiểu đơn giản thì Địa chỉ IP là địa chỉ nhà. Còn Port là những căn phòng trong nhà của bạn vậy đó. Như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ….

Hiện nay thì có 2 loại IP được dùng là IP tĩnh và IP động.

IP tĩnh là gì?

IP tĩnh hay còn gọi là Static IP đây là địa chỉ IP cố định không thay đổi. Địa chỉ IP này thường phải mua và tốn phí duy trì. Bởi vì địa chỉ IP cố định sẽ giúp các dịch vụ hoạt động suôn sẻ không phải cấu hình lại địa chỉ mỗi khi địa chỉ IP thay đổi.

Ví dụ:

Như mình đã nói trên địa chỉ IP của trang Google là  216.58.199.110 vậy nếu không cố định sẵn mà hôm này lại đổi qua địa chỉ khác thì người sử dụng sẽ bị gián đoạn không truy cập được. Gần như mỗi khi thay đổi hosting thì những chủ trang web đều phải cấu hình cập nhật địa chỉ IP mới vào domain còn không thì sẽ không truy cập được.

IP động là gì?

IP động hay còn gọi là Dynamic IP đây là địa chỉ IP thay đổi liên tục không cố định. Địa chỉ IP động thường được các nhà mạng sử dụng nhầm cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho các khách hàng của mình.

Do tính chất luôn thay đổi nên thường có vụ Reset modem để nhà cung cấp mạng Internet cấp 1 địa chỉ IP mới mỗi khi bị chặn IP do download nhiều hoặc do những nguyên nhân khác.

Lưu ý:

Do việc truy cập Internet đều thông qua IP. Nên những việc bạn làm qua IP đều phải qua nhà mạng bạn đang sử dụng. Nếu bạn làm những việc vi phạm pháp luật thì cũng rất dễ bị truy ra bạn ở đâu.

Còn đối với những hacker họ sẽ có thừa sức cũng như khả năng để không bị theo dõi đơn giản qua IP được.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu về địa chỉ IP là gì và dùng để làm gì, đã giúp bạn tìm hiểu sơ lược về địa chỉ IP. Hẹn gặp ở bài viết Tìm hiểu về giao thức Http và Https là gì nhé. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này.

Bạn có thể thêm thông tin về IP tại đây nhé:

https://en.wikipedia.org/wiki/IP_address