Các loại hình điểm giao dịch đặc thù của Ngân hàng Việt Nam

4 - Các loại hình điểm giao dịch đặc thù của Ngân hàng Việt Nam

Bạn hay nghe Chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng, hai loại này là mô hình kinh doanh phân cấp đặc thù chỉ có ngành ngân hàng mới có. Hãy cùng Ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về các loại hình này nhé.

Điểm giao dịch ngân hàng là gì?

Điểm giao dịch ngân hàng là các đơn vị kinh doanh mà ngân hàng đặt tại địa phương. Đơn vị kinh doanh này thường là Chi nhánh, văn phòng đại diện và còn có một số loại hình đặc thù của Việt Nam như: Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch.

Các loại hình này thay đổi qua từng thời kỳ và dựa theo mục tiêu đưa dịch vụ ngân hàng đến gần với người dân hơn. Tại Việt Nam, người có giao dịch với ngân hàng chưa đáng kể. Thói quen dùng tiền mặt rất lớn. Lớn đến mức các trang thương mại điện tử nào không có hỗ trợ ship COD thì chắc khó mà tồn tại.

Tại các nước khác, Ngân hàng chỉ có chi nhánh tại địa phương. Chi nhánh chịu trách nhiệm kinh doanh tại địa bàn đó. Ở nước ngoài, ngân hàng thường dùng hình thức văn phòng đại diện, liên doanh với ngân hàng địa phương hoặc lập công ty TNHH Một thành viên.

5 - Các loại hình điểm giao dịch đặc thù của Ngân hàng Việt Nam

Các loại hình điểm giao dịch ngân hàng tại Việt Nam

Hội Sở

Có thể coi như là văn phòng của một tổng công ty với nhiều công ty con, chi nhánh, công ty liên kết… Để phòng ngừa rủi ro, Hội Sở không được tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh. Tùy cơ cấu từng ngân hàng mà có số lượng phòng ban hỗ trợ khác nhau, nhiều phòng chung 1 khối. Các khối phổ biến là:

  • Khối kinh doanh: Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp (lớn, SME), Dịch vụ thẻ ATM… Còn startup rủi ro lắm nên chưa ngân hàng nào dám nhảy vào. Trong khối này có cả phòng ban phụ trách R&D để đưa sản phẩm phù hợp với đối tượng sử dụng.
  • Khối quản trị rủi ro: giám sát về rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và ra cảnh báo, hoặc ra tỷ lệ rủi ro chấp nhận cho toàn hệ thống hoặc địa phương.
  • Khối Tiền tệ: chuyên về giao dịch lớn, liên ngân hàng, đầu tư trái phiếu chính phủ…
  • Khối công nghệ: chăm lo mạng toàn hệ thống, core banking, giao dịch điện tử…
  • Khối Vận hành: chăm lo về hành chính, nhân sự, đào tạo và có thể nắm tuyển dụng của toàn hệ thống.
  • Khối truyền thông hay marketing: thường trong khối kinh doanh sẽ có nhân viên lo marketing hay truyền thông rồi. Nếu khối này nằm riêng sẽ lo chung cho thương hiệu và hình ảnh của toàn ngân hàng.
  • Khối Tài chính – Kế toán, cũng có thể là khối Tài chính hay Quản trị tài chính: Khối này làm công tác kế toán, báo cáo thống kê, hoạch định dòng tiền, nguồn tiền.

6 - Các loại hình điểm giao dịch đặc thù của Ngân hàng Việt Nam

Sở giao dịch (Transaction Center)

SGD đã bị loại bỏ khỏi hệ thống theo quy định mới nhất. Ban đầu nó cũng là 1 đơn vị kinh doanh độc lập như 1 Chi nhánh, sau đó nó là đơn vị kinh doanh thay Hội Sở.

Chi nhánh (Branch)

Chi nhánh ngân hàng là một đơn vị kinh doanh độc lập với Hội Sở tại địa phương. Theo quy định mới nhất, khi mở rộng kinh doanh tại địa bàn tỉnh, Ngân hàng phải mở Chi nhánh và toàn hệ thống nợ xấu phải dưới 3%. Việc mở Chi nhánh phải được chấp thuận bới NHNN và cả Chi nhánh NHNN tại tỉnh/thành đó.

Chi nhánh cấp II hay III: không còn tồn tại theo quy định hiện hành. Cấp II là phụ thuộc vào chi nhánh cấp I, cấp II phụ thuộc vào cấp III. Nó cũng có thể là đơn vị độc lập. Nhưng loại hình này làm phức tạp thêm sự quản lý. Vì sự phân quyền khó kiểm soát và cách gọi cũng rối rắm. Sau này tất cả đều chuyển thành phòng giao dịch.

Phòng giao dịch (Transaction Office)

Đây là đơn vị kinh doanh phụ thuộc vào Chi nhánh. Thực hiện kinh doanh tất cả loại hình dịch vụ. Theo quy định trước nó chỉ được phép cho vay không quá 2 tỷ. Nhưng đa phần khoản vay quá 2 tỷ sẽ chuyển cho Chi nhánh quản lý trên danh nghĩa. Khi tính lợi nhuận thì PGD vẫn được hưởng.

Quỹ tiết kiệm (depost office hay saving funds)

vừa mới bị loại bỏ theo quy định mới nhất. Đơn vị này không được phép cho vay, nhưng để đáp ứng nhu cầu vẫn có nhân viên tín dụng ngồi trực tại phòng.

Điểm giao dịch và văn phòng đại diện

Hoạt động chủ yếu là dịch vụ và hỗ trợ khách hàng. Không nhận tiết kiệm và cho vay. Điểm giao dịch đã bị loại bỏ. Còn văn phòng đại diện là mô hình thường gặp của các ngân hàng nước ngoài trong thời gian ban đầu tìm hiểu thị trường tại Việt Nam. Bên cạnh đó, văn phòng đại diện làm chức năng hỗ trợ khách hàng của ngân hàng đó ở nước sở tại.

ATM – Automatic Teller Machine

Automatic Teller Machine chính là máy ATM mà bạn thấy hàng ngày khi rút tiền. Mở 1 ATM cũng phải đủ thủ tục như một điểm giao dịch thông thường. Phải đảm bảo an toàn, liên tục trong hoạt động cho khách hàng. Tìm hiểu thêm: Máy ATM là gì

Các quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam

Theo thống kê riêng của Ngôi nhà kién thức, có khoảng 4 quy định liên quan nhất đến việc tổ chức mạng lưới kinh doanh ngân hàng. Các quy định cụ thể như sau:

Thông tư số 21/2013/TT-NHNN: quy định mới nhất là lược bỏ bớt Quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch và siết lại điều kiện mở Chi nhánh và khống chế số lượng phòng giao dịch.

Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN: quy định rõ ràng từng loại hình giao dịch, đã cập nhật máy ATM và POS.

Quyết định số 90/2001/QĐ-NHNN: quy định rõ hơn cho ngân hàng nước ngoài và trong nước. Chỉ mới có chi nhánh và văn phòng đại diện, chưa có ATM. Chia chi nhánh làm nhiều cấp.

Quyết định số 175-NH5/QĐ ban hành ngày 03 tháng 7 năm 1996: quy định khá sơ sài. Chưa cập nhật máy ATM.

7 - Các loại hình điểm giao dịch đặc thù của Ngân hàng Việt Nam

Hy vọng qua bài viết Các loại hình điểm giao dịch đặc thù của Ngân hàng Việt Nam ‎đã giúp các bạn hiểu được các loại hình điểm giao dịch của ngân hàng tại Việt Nam. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tìm hiểu các vị trí nghề nghiệp mà ngân hàng tuyển dụng là gì nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *