Posts tagged Là gì

Tìm hiểu Deadline là gì?

Deadline là gì? Deadline nghĩa là gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm lời giải đáp qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Marketing là gìSpam là gì – Order là hàng gì

Deadline là gì?

Deadline thì bạn có thể hiểu đơn giản là thời hạn cuối cùng để hoàn thành 1 việc gì đó. Thường từ này bạn sẽ chỉ gặp khi bạn đã đi làm. Deadline hay Time limit thì nghĩa giống nhau mà thôi.

Nếu phân tách ra thì dead có nghĩa là chết. Còn line là có thể dịch là vạch hay đường dây. Gộm lại là có thể hiểu là vạch chết hay đường dây chết. Ở đây nếu chạm là chết, chết ở đây là trong công việc nhé. Không phải chết chóc thực tế đâu. Mà ở đây sẽ chết với người giao cho bạn việc mà thôi.

Ví dụ:

Như sếp kêu soạn tài liệu deadline là thứ 2 tuần sau phải có. Bạn đương nhiên phải lo mà soạn trước rồi. Chứ để tới đúng deadline là thứ 2 thì bạn chết chắc với sếp của bạn rồi.

Nhẹ nhàng thì nhắc nhở, nếu như việc không quá quan trọng. Còn mấy việc quan trọng thì có khi kỷ luật, nặng thì bạn ra đi không chừng.

Tìm hiểu Deadline là gì?

Cày Deadline là gì?

Cày Deadline là cắm đầu dồn hết sức lực, trí tuệ để hoàn thành việc gì đó trước thời hạn được giao.

Một số kinh nghiệm ứng phó Deadline của bản thân mình

Số Một

Là phải biết tính toán nhắm xem thời gian sếp đưa ra có hợp lý không? Nếu không thì hãy ý kiến ngay lúc giao. Mục đích để đàm phán, yêu cầu để có thời gian deadline dài hơn. Việc này tránh phải nhận mấy cái cộng việc mà deadline làm ngày làm đêm có khi chẳng kịp.

Số Hai

Nếu đã nhận việc thì phải ưu tiên nó giải quyết nhanh nhất có thể. Những công việc khác, không quan trọng thì hãy dời qua 1 bên. Tập trung nhanh nhất để giải quyết nó. Chứ nếu bạn phân tâm lo nhiều việc, thì sẽ càng tới gần deadline. Lúc này bạn sẽ càng phải dành nhiều thời gian để lo mà cày cho xong.

Số Ba

Nếu đã cố gắng hết sức. Mà nhắm vẫn không kịp deadline thì tranh thủ mà báo sớm. Để sếp còn sắp xếp hoặc cho thêm người hổ trợ. Chứ đừng có tự ôm một mình để ảnh hưởng đến cả công ty. Đi làm là làm việc tập thể, có những việc cá nhân không thể nào hoàn thành trong thời gian ngắn mà đó phải cần nhiều người cùng thực hiện.

Số Bốn

Nếu như trí nhớ của bạn thuộc dạng não cá vàng mau quên thì hãy ghi giấy note dán trước màn hình máy để nhắc nhở bản thân. Sáng vô là đập vô mặt cái việc cần phải làm.

… Khi nào nhớ ra thêm mình sẽ bổ sung thêm. Nói chung từ lúc đi làm tới giờ, mình chưa bị sếp xử vì vụ trễ deadline.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Deadline là gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về Deadline là gì. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Agency là gì và nghĩa thường dùng trong marketing truyền thông? nhé.

Tìm hiểu Spam là gì?

Spam là gì? Spam trong Messenger, Mail, Zalo, Facebook có nghĩa ra sao? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: KPI là gìIOT là gìDMCA là gìFree là gì

Spam là gì?

Spam hay Spamming nếu hiểu đơn giản có thể hiểu Spam nghĩa là rác. Phổ biến nhất các bạn có thể thấy khi bạn vào email của bạn sẽ có phần Spam. Nơi đây thường chứa những thư không có giá trị, những thư giả mạo, quảng cáo….

Còn hiểu chính xác về Spam thì có tạm hiểu là để nói về việc sử dụng các hệ thống truyền thông tin để gửi đi 1 thông tin ngoài ý muốn người nhận(1 thứ gì đó không có giá trị, thường là nội dung quảng cáo) với số lượng lớn.

Phổ biến nhất là các hình thức spam email. rồi spam tin nhắn qua Facebook Messenger, Zalo,…. Không chỉ là quảng cáo, còn có nhiều người còn tận dụng để gửi những tin lừa đảo, nhầm mục đích dụ người nhận được thông tin đó thực hiện theo để họ chiếm đoạt thông tin.

Nói chung hiểu đơn giản thì cứ hiểu Spam có nghĩa là nội dung rác, không có giá trị đi. Người thực hiện Spam gọi là Spammer.

Nguồn gốc chữ Spam này bắt nguồn từ một tên gọi món ăn trong một phác thảo vở kịch của một đạo diễn người Anh. Trong vở kịch, có người khách gọi món và thêm món spam, một thương hiệu thịt đóng hộp cho các món họ gọi. Họ gọi nhiều đến nỗi khách hàng xung quanh cảm thấy khó chịu.

Ngày nay thì có nhiều hình thức có thể gọi là spam. Ví dụ như Spam tin nhắn SMS, Spam chủ đề hay bình luận trên các diễn đàn, Spam cuộc gọi (cái này mình bực nhất, hên thời này đt có vụ chặn số cũng đỡ. Chứ như mà điện thoại bị spam cuộc gọi. Chắc chỉ có nước lật ống nghe điện thoại lên mà thôi)….

Tìm hiểu Spam là gì?
Nguồn ảnh Pixabay

Spam mail là gì?

Spam mail là hành động gửi 1 loạt thư tới hàng loạt người dùng. Mà thường những nội dung email không có giá trị gì cả. Nên có thể xem đây là thư rác. Nếu bạn để ý thì bên Gmail sẽ có phần Spam để chuyên đưa những thư dạng này đây.

Đối với thư này thì lời khuyên là đừng quan tâm đến tiêu đề hay nội dung bên trong đó. Vì đa phần là nội dung lừa đảo, kích thích người xem truy cập vào đường dẫn nào đó để chiếm đoạt, lừa đảo thông tin.

Như đây là 1 email spam. Lừa đảo nhầm dụ người nhận truy cập vào đường dẫn để chiếm đoạt thông tin.

Nơi gửi email thực sự

Bạn nên tham khảo bài viết này để nhận biết email thực hay không nhé: Cách phát hiện kiểm tra Email giả mạo chiếm đoạt thông tin

Spam là gì trong Zalo, Messenger?

Spam ở đây là gửi tin nhắn đến vô số người. Thường là cùng 1 nội dung, như để quảng cáo, quảng bá 1 sản phẩm dịch vụ nào đó. Hoặc là để lừa đảo, chiếm đoạt thông tin người khác đánh vào lòng tham của họ. Lừa đảo thì trong tiếng Anh còn gọi là Scam, cái này mình sẽ có 1 bài viết riêng để nói về nó sau.

Ví dụ

Bạn đã trúng giải thưởng gì đó. Hãy truy cập vào trang này để nhận giải thưởng. Khi truy cập sẽ yêu cầu thông tin cá nhân của bạn. Bạn nhập vô, họ sẽ liên hệ bạn để tiến hành lừa đảo như cần nộp tiền để nhận giải thưởng.

Hay dạng yêu cầu nhập thông tin, họ yêu cầu bạn đăng nhập lại tài khoản của bạn. Mà thường trang đó là trang giả mạo với giao diện giống như trang web của dịch vụ bạn đang dùng. Ví dụ trang đăng nhập giả Facebook, Gmail,…. Khi nhập xong thì xem như bạn đã 2 tay dâng tặng tài khoản của bạn cho kẻ xấu rồi.

Nếu tài khoản có bật xác minh 2 bước thì còn đỡ, mà thường thì mình thấy rất ít người chịu bật cái này. Với 1 lý do quen thuộc, là phiền phức. Đối với mình, thà là phiền còn hơn tài khoản của mình bị mất. Mất cũng chưa là gì, kẻ chiếm đoạt sẽ dùng tài khoản đó để đi lừa đảo bạn bè, người thân của mình. Đối mới là vấn đề quan trọng nhất.

Spam Food hay Spam trong nấu ăn là gì?

Khác với nghĩa Spam ở trên. Spam nếu ở lãnh vực ăn uống, nấu ăn này ở đây chỉ tên 1 thương hiệu đồ ăn đóng hộp mà thôi.

Chi tiết về thương hiệu này bạn có xem ở đây nhé: https://en.wikipedia.org/wiki/Spam_(food)

Cuộc gọi Spam là gì?

Cuộc gọi Spam là các cuộc gọi mà bạn không hề muốn nhận. Chủ yếu là chào gọi bạn mua hàng sử dụng dịch vụ. Thường gặp nhất là mua bảo hiểm, vay vốn tiêu dùng, chào bán khóa học, dịch vụ làm đẹp….

Số điện thoại spam là gì?

Số điện thoại spam là số điện thoại liên tục thực hiện các cuộc goi tới nhiều người khác nhau với mục đích chào bán sản phẩm dịch vụ. Các cuộc gọi này làm phiền người khác nên bị nhiều người gắn nhãn spam cho số điện thoại đó. Hay có thể hiểu là cuộc gọi từ số điện thoại được xem là rác không đáng để nghe máy.

Spammer là gì?

Spammer là người thực hiện hành vụ làm phiền quấy rối, tạo thư rác này nọ, gọi điện thoại….

Lời khuyên

Thường thì cái nội dung Spam sẽ bị nhà cung cấp dịch vụ chặn. Tuy nhiên không phải lúc nào nội dung spam cũng bị chặn. Nếu gặp phải thì bạn nên báo cáo với nhà cung cấp dịch vụ để họ xem xét và ngăn chặn kịp thời.

Việc này không chỉ giúp nhà cung cấp dịch vụ. Mà bạn còn xem như đã giúp nhiều người khác. Chẳng hạn nếu như người đang gửi spam đó gửi đi 1 đường dẫn truy cập 1 website lừa đảo nào đó. Khi bạn report bạn đã giúp ngăn chặn sự phát tán website lừa đảo đó, cũng như giúp giảm bớt số người có thể là nạn nhân của tên đang gửi spam này.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Spam là gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về Spam. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Marketing là gì nhé.

Nếu bạn quan tâm chi tiết hơn về lịch sử của Spam thì vào đây nhé:

https://en.wikipedia.org/wiki/Spamming

 

 

Tìm hiểu KPI là gì và dùng để làm gì?

KPI là gì? Nó là nỗi ám ảnh hay là thách thức để phát triển bản thân? Dùng để khen thưởng hay trách phạt? Các doanh nghiệp tại sao cần nó đến như vậy? Vì đây là vấn đề liên quan đến thực tiễn nhiều, lý thuyết các bạn có thể tham khảo rất nhiều nguồn, ngôi nhà kiến thức chỉ gợi ra vài từ khóa cơ bản để bạn tìm hiểu và áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Nên nhớ, không nên copy y khuôn KPI từ doanh nghiệp khác về doanh nghiệp mình khi chưa hiểu rõ doanh nghiệp.

2 - Tìm hiểu KPI là gì và dùng để làm gì?

KPI là gì?

KPI là viết tắt của Key Performance Indicators, cũng có nơi ghi nhầm là index, chả quan trọng đâu, thật ra nó cũng nói về các con số cả thôi. Các con số này lượng hóa kết quả đạt được của hoạt động doanh nghiệp và kết luận hoạt động đó có hiệu quả hay không. Vì thế tiếng Việt dịch ra hơi dài chút là Chỉ số đo lường hiệu quả công việc.

KPI đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam. Nó giúp doanh nghiệp phân tách quyền hạn, trách nhiệm và chuyên môn hóa công việc nhân viên khá tốt. Tránh tình trạng đùn đẩy hoặc đổ lỗi, cũng như tranh công nếu có lợi nhuận.

Hai cấp độ cơ bản của KPI 

Thực ra tùy quy mô doanh nghiệp mà người ta có thể chia ra nhiều cấp độ. Nhưng về quy mô doanh nghiệp cơ bản chia làm hai để dễ hình dung. Các cấp độ ấy như sau:

  • Cấp độ doanh nghiệp, chiến lược hay cấp cao: đi sâu vào các chỉ số chung của toàn doanh nghiệp như lợi nhuận, doanh thu, số lượng nhân sự…

Ví dụ: người chỉ huy quân đội phải chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Số lần thắng trận sẽ là tham chiếu đánh giá người chỉ huy đó có tài hay không.

  • Cấp độ nhân viên, chiến thuật hay chiến lược: đi sâu vào đánh giá kết quả chuyên môn của nhân viên đó theo từng lĩnh vực như nhân sự, sale, marketing, kế toán…

Ví dụ: người lính theo lệnh họ phải hoàn thành đánh chiếm từng mục tiêu nhỏ, từ các mục tiêu nhỏ mới tiến đánh mục tiêu lớn. Như

– Marketing phải phủ thông tin trên bao nhiêu kênh? Tiếp cận bao nhiêu người?

– Nhân sự tuyển dụng bao nhiêu người, giải quyết chế độ đúng thời hạn hay không?

– Sale mang về bao nhiêu doanh số?

Thiếp lập KPI làm sao để mang lại hiệu quả?

Đầu tiên, đừng đặt nặng KPI là một con số nặng nề.

Thông thường, các tổ chức một cách mù quáng áp dụng các KPI được công nhận trong ngành và sau đó tự hỏi tại sao KPI đó không phản ánh hoạt động kinh doanh của riêng mình và không ảnh hưởng đến bất kỳ thay đổi tích cực nào. KPI thực ra cũng là một công cụ tham khảo, nó phải được thiết kế riêng cho từng doanh nghiệp. Cũng giống như một đơn thuốc có người khỏi bệnh, có người càng nặng thêm do thể trang khác nhau.

Khi bắt đầu xây dựng KPI, bạn nên bắt đầu với những điều cơ bản và hiểu mục tiêu tổ chức của bạn là gì, cách bạn lên kế hoạch đạt được chúng và ai có thể hành động dựa trên thông tin này. Đây phải là một quá trình lặp đi lặp lại liên quan đến phản hồi từ các nhà phân tích, trưởng bộ phận và người quản lý. Khi nhiệm vụ tìm kiếm thực tế này mở ra, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các quy trình công việc nào cần được đo bằng một bảng điều khiển KPI và thông tin đó sẽ được chia sẻ với ai.

Và KPI khi thiết lập nên tuần theo các nguyên tắc sau, người ta thường gọi tắt là SMART trong tiếng Anh. Ý nghĩa từng chữ trong SMART như sau:

  • S là Specific – Cụ thể: KPI đánh giá tổng quát hay cụ thể?
  • M là Measurement – Đo lường được: Đặt ra KPI rồi có lượng hóa bằng con số hay đo lường được cụ thể không?
  • A là Attainable – Có thể đạt được: KPI có thể đạt được hay không, đã kiểm nghiệm thực tế chưa?
  • R là Relevant – Liên quan: KPI có liên quan đến doanh nghiệp hoặc hoạt động cần đo không?
  • T là Timeable – thời hạn thực hiện: Đặt ra thời hạn thực hiện cho KPI.

Những câu hỏi giúp bạn làm rõ KPI doanh nghiệp cần

Để khởi đầu cuộc họp dễ dàng khi bắt đầu bàn về KPI, hãy bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản như sau:

Kết quả mong muốn của bạn là gì?
Tại sao kết quả này lại quan trọng?
Bạn sẽ đo lường tiến bộ như thế nào?
Làm thế nào bạn có thể ảnh hưởng đến kết quả?
Ai chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh?
Làm thế nào bạn biết bạn đã đạt được kết quả của mình?
Bạn sẽ thường xuyên đánh giá tiến độ về kết quả như thế nào?

Ví dụ: giả sử mục tiêu của bạn là tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng khi chạy chiến dịch cho digital marketing trong năm nay. Dưới đây là cách bạn có thể xác định KPI:

Tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 10% trong năm nay
Vì xu thế mua sắm qua internet ngày càng cao, đối thủ đang online hóa hoạt động bán hàng.
Tiến độ sẽ được đo lường khi khách hàng hoàn tất thanh toán.
Bằng cách tăng nội dung trải nghiệm như hình ảnh, video, livestream, quảng cáo…
Giám đốc marketing chịu trách nhiệm về số liệu này
Tổng kết vào 31/12 tỷ lệ chuyển đổi trung bình là 10%
Sẽ được xem xét hàng tháng bằng các công cụ đo lường online như Analytic, Adword, Ahrefs, Số lượng thanh toán thành công…

KPI trong digital marketing hay online marketing thường dùng là gì?

Web: lượt viếng thăm visit, lượt xem view, tỷ lệ xem/viếng thăm, tỷ lệ thoát bounce rate…

Nội dung: tùy kênh sẽ tính theo lượt xem, chia sẻ hay comment.

Adword: click, hiển thị, giá thầu, tỷ lệ chuyển đổi…

Facebook: Like page, like bài đăng, share, comment, inbox.

Chat: inbox, direct message

Seeding: số lượng topic, số lượng trả lời, truy cập web về từ link seeding

Trong một bài viết có lẽ khó nói hết về KPI, Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tương đối cơ bản để triển khai. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết Tìm hiểu KPI là gì và dùng để làm gì? Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Spam là gì nhé.

Internet Archive – Wayback Machine là gì và dùng để làm gì?

Wayback Machine là gì? Internet Archive là gì? Công dụng, tác dụng của 2 cái này dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Free là gì – Cách mở nhiều trang web cùng lúc

Internet Archive là gì?

Internet Archive được xem như là 1 thư viện kỹ thuật số trực tuyến miễn phí. Nơi đây cung cấp hàng triệu cuốn sách, phim ảnh, phần mềm, nhạc, bản lưu của trang web. Đây là 1 trang web ra đời vào năm 1996. Nếu tính đến thời điểm mình viết bài này thì đã là 22 năm rồi. Brewster Kahle và Bruce Gilliat chính là 2 người đã sáng lập ra Internet Archive.

Khẩu hiệu của Internet Archive là Our mission is to provide Universal Access to All Knowledge. Có thể tạm dịch theo ý của mình là Nhiệm vụ của chúng tôi là cung cấp tất cả kiến thức cho người truy cập trên toàn cầu.

Internet Archive hoạt động thì chủ yếu là lưu trữ lại các nội dung kỹ thuật số như theo số liệu công bố trên chính trang Web của họ thì hiện nay.

Theo số liệu mình cập nhật vào bài viết vào tháng 10/2021 thì họ đang lưu trữ

  • 588 tỷ trang web
  • 28 tỷ cuốn sách và văn bản
  • 14 triệu bản ghi âm  (trong đó bao gồm 220000 buổi hòa nhạc trực tiếp)
  • 6 triệu video (trong đó bao gồm 2 triệu video các chương trình tin tức truyền hình)
  • 3,5 triệu tấm hình
  • 580000 phần mềm

Như đây là phim về vua hề Sác Lô  (Charlie Chaplin) mình tìm được trên

https://archive.org/search.php?query=director%3A”Charles+Chaplin”

Internet Archive - Wayback Machine là gì và dùng để làm gì?

Wayback Machine là gì?

Wayback Machine hay có người còn gọi là Web Archive là 1 trang Web chuyên lưu trữ nội dung các website trên thế giới theo các mốc thời gian. Chủ yếu là là do người dùng nhấn lưu hoặc robot của họ tự động đi thu thập dữ liệu.

Nhưng việc tự động chỉ thường diễn ra ở các Website lớn nổi tiếng. Còn đối với các Website nhỏ thì mật độ thu thập dữ liệu, thông tin rất thấp.

Điển hình như Web mình, đa số toàn là mình vô lưu lại mà thôi. Chứ chờ chắc còn lâu lắm mới lưu.

Để dễ hiểu hơn thì bạn vào đây:

Ở đây mình lấy bài viết thẻ Visa của mình ra làm ví dụ:

https://ngoinhakienthuc.com/the-visa-card-va-mastercard-la-gi.html

Còn đây là kết quả khi mình tìm kiếm về bản lưu nội dung của bài viết thẻ Visa trên trang

https://archive.org/web/

Cách tìm kiếm là bạn chỉ cần copy đường link bỏ vô và nhấn nứt BROWSE HISTORY để tìm là sẽ ra giống như link bên dưới.

https://web.archive.org/web/*/https://ngoinhakienthuc.com/the-visa-card-va-mastercard-la-gi.html

Vào đây bạn sẽ thấy thông tin như ảnh sau:

Thông tin bản lưu Internet Archive

Có thể nhìn vào đọc ra những số liệu sau:

Trang này được lưu đến nay là 65 lần từ khoảng thời gian 25/05/2015 cho đến lần gần đây nhất 03/11/2017.

Để có thể xem nội dung các bản lưu bạn hãy chọn năm ở phía trên và kéo xuống dưới. Và chọn thời điểm bạn muốn xem.

Như ở đây mình sẽ chọn thời điểm đầu tiên của bản lưu là ngày 25/05/2015.

3 - Internet Archive - Wayback Machine là gì và dùng để làm gì?

Đây là nội dung của bài viết vào năm 2015. Đây là 1 trong những bài viết mình đã viết lúc mới lập ra ngôi nhà kiến thức. Đến nay thì nội dung cũng đã có nhiều thay đổi, giao diện web hiện tại cũng không phải giao diện năm xưa. Bạn có thể vào đây để xem nhé

https://web.archive.org/web/20150525223307/https://ngoinhakienthuc.com/the-visa-card-va-mastercard-la-gi.html

Bài viết này chủ yếu là mình dành để cho các bạn bị dính vụ DMCA. Còn biết đường mà kháng cáo. Cung cấp bằng chứng để chứng minh nội dung Web mình có trước khi bị kẻ xấu kiện cáo.

Còn đối với các bạn làm Seo, hay biên tập thì để bảo vệ nội dung của mình. Thì khi xuất bản 1 bài viết nào mới thì nên lên https://archive.org/web/ và nhìn bên góc phải màn hình sẽ có hình như sau:

4 - Internet Archive - Wayback Machine là gì và dùng để làm gì?

Hãy bỏ đường link cần lưu của bạn vào chổ mình gạch đỏ và nhấn nút Save Page để lưu. Như thế là Internet Archive sẽ tự động vào lưu nội dung của bạn lại.

Bản thân mình dùng trang này để sao lưu các nội dung trên các web mà mình thấy hay. Sau này cho dù web đó sập, mình chỉ cần có đường link nội dung để vào tìm lại.

Để thuận lợi cho việc quản lý. Thì mình khuyên bạn nên đăng ký 1 tài khoản ở đây nhé.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Internet Archive – Wayback Machine là gì và dùng để làm gì đã giúp bạn tìm hiểu biết thêm về 1 website hữu ích. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác của mình nhé.

Bài viết kế tiếp: Tìm hiểu Tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày gì

Thông tin, số liệu trong bài viết có tham khảo sử dụng từ:

https://en.wikipedia.org/wiki/Internet_Archive

https://archive.org/about/

Cách hay chữa cảm cúm mà lại không phải uống viên thuốc nào

Bạn đang cảm thấy quá nóng tại miền Nam lúc này? Thực ra trong lúc chuyển mùa, gió mùa Tây Nam chưa tới thì miền Nam chúng ta luôn nóng như vậy trước khi vào mùa mưa. Nhưng nóng quá gây cho chúng ta phiền toái là dễ bị cảm cúm.

Vậy cách chữa mà không cần dùng thuốc là gì? Ngôi nhà kiến thức xin được chia sẻ vài kinh nghiệm từ người bạn làm bác sỹ về cách chữa cảm cúm nếu bị mắc phải nhé!

6 - Cách hay chữa cảm cúm mà lại không phải uống viên thuốc nào

Thời tiết thay đổi quá lạnh hay quá nóng khiến cho sức đề kháng yếu dần. Ngồi trong phòng làm viêc với máy lạnh chạy hết cỡ, nhưng mà cái mũi thì cứ khịt khịt. Tay thì lúc nào cũng phải có một tờ khăn giấy . Cảm giác như trời nóng đã đốt cháy không khí khiến cho chẳng còn ai thở nổi.

Thôi thì đành phải tự thân vận động và nghe theo lời khuyên của bác sỹ cho mau hết bệnh. Các lời khuyên đó như sau:

1. Mỗi buổi sáng thức dậy, bạn phải sẽ uống một cốc nước khoảng 300ml nhằm giúp hệ thống tiêu hóa tốt hơn. Ăn sáng em luôn chọn cho mình những thức ăn dễ tiêu và có đầy đủ chất dinh dưỡng. Hãy chọn món nước vì hơi nóng sẽ làm cho mạch máu mũi giãn nở và đẩy đờm ra nhanh hơn.

2. Sau mỗi giờ làm việc, bạn uống liền một ly nước vì trời nóng làm cơ thể cũng nóng theo mà. Bổ sung thêm cho mình nước cam nhằm nâng cao hệ thống miễn dịch, vệ sinh mũi và tay sạch sẽ nhằm tránh nhiễm bệnh ngược lại.

Hãy vứt tất cả khăn giấy sau khi sử dụng! Và luôn đeo khẩu trang nhầm tránh lây lan cho các bạn cùng phòng. Hãy tăng nhiệt độ phòng cho máy lạnh để cơ thể không bị sốc nhiệt khi phải đi ra ngoài.

3. Trưa  thì bạn hạn chế đi ra nắng, nếu bắt buộc đi ra nắng thì em sẽ chọn khung giờ từ 14h- 15h vì thời tiết lúc đó cũng bắt đầu dịu mát hơn.

4. Sau khi hết giờ làm thì nhanh chóng về nhà hãy nằm nghỉ và phải đi tắm trước 20h. Tối thì phải đi ngủ trước 22h.

Sau 1 tuần thực hiện theo các bước trên thì cảm cúm cũng phải bỏ bạn mà đi.

Hy vọng qua bài viết Cách hay chữa cảm cúm mà lại không phải uống viên thuốc nào đã có thể giúp bạn hạn chế dùng thuốc lỡ may mắc phải cảm cúm. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Cách khiếu nại DMCA nhé.

Aliexpress là gì, của nước nào, có uy tín, an toàn không?

Aliexpress là gì, của nước nào, có uy tín không? Mua hàng trên Aliexpress có an toàn hay không? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn chưa biết:  Amazon là gìEbay là gì – Trang web Shein là của nước nào – Lễ Phục Sinh là gì

Aliexpress là gì?

Aliexpress là trang web bán hàng của tập đoàn Alibaba. Trang web Aliexpress này nhắm đến người dùng ở toàn cầu, và đối tượng chính là người nước ngoài.

Ở Việt Nam chúng ta có thể đặt hàng trên Aliexpress và được ship hàng về Việt Nam dễ dàng. Không giống như Amazon, gần như không có ship hàng về Việt Nam.

Aliexpress là của nước nào?

Như đã giới thiệu ở trên Aliexpress thuộc thuộc tập đoàn Alibaba nên chắc chắn Aliexpress là của Trung Quốc rồi.

Aliexpress là gì, của nước nào, có uy tín, an toàn không?

Mua hàng trên Aliexpress có uy tín, an toàn không?

Bản thân mình từng mua 2 đơn hàng trên Aliexpress vào ngày độc thân năm 2017. Kết quả đều nhận được hàng. Một đơn hàng bỏ thêm tiền ship hàng để ship qua dịch vụ AliExpress Standard Shipping thì tầm hơn 1 tháng mình đã nhận được hàng. Đơn hàng này có tracking theo dõi hàng đến đâu đầy đủ cả.

Còn 1 đơn hàng mình thử vụ Free Ship của shop. Ship qua China Post Ordinary Small Packet Plus, kết qủa là đến tháng 1/2018 mình mới nhận được hàng.

Nhưng cả 2 đơn hàng đều đầy đủ, sản phẩm chính xác như trên Web.

Tất nhiên bạn mua hàng thì phải chú ý lợi chọn những Shop hay còn gọi là Store trên Aliexpress có lượng Feedback cao, tốt. Shop hoạt động lâu, đừng dại mua những shop mới ra Feedback ít ỏi, cho dù rẻ nhưng có khi sẽ có rủi ro kèm theo.Cách xem shop trên Aliexpress

Như ảnh ở trên mình đã đưa những chổ mình gạch đỏ là đánh giá shop đó. Như shop này mở bán hàng trên Aliexpress được 1 năm (1 Year). Top brand là những thương hiệu hàng đầu. Chứng tỏ hàng chất lượng. 96.8% khách hàng phản hồi là tốt đối với shop này. Do đó đây là shop nên tinh tưởng để mua hàng.

Ở phía dưới có Free shipping tức là miễn phí ship hàng về Việt Nam. Thời gian từ 18-36 ngày sẽ về tới.

Lưu ý: Theo mình biết thì những món hàng có giá trên 1 triệu phải làm thủ tục hải quan đóng thuế nhé. Mình thì toàn mua linh tinh dưới 1 triệu nên chưa bị vụ này. Để khi nào thử mua món 1 trên 1 triệu mình sẽ có bài viết hướng dẫn làm thủ tục sau nhé.

Nếu bạn sợ phiền phức mất công thì nên nhờ các dịch vụ mua hộ hàng Trung Quốc cho lẹ và về nhanh. Vì họ thường xuyên chuyển hàng về Việt Nam nên nhiều khi về rất nhanh chứ không lâu như mua trực tiếp trên Aliexpress.

Tỷ giá mua hàng trên Aliexpress đối với Việt Nam chúng ta là tính theo tỷ giá đô la Mỹ.

Nếu như bạn muốn mua hàng trên Aliexpress. Thì cách dễ dàng nhất là bạn phải có thẻ thanh toán quốc tế. Thẻ thanh toán quốc được chấp nhận trên Aliexpress bao gồm các thẻ sau: Thẻ Visa card, Thẻ Mastercard, Thẻ Maestro, Thẻ American Express, Thẻ JCB, Thẻ Discorver card, Thẻ Diners Club International

Ngoài ra bạn thể thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng, Western Union, WebMoney,…. Tuy nhiên mấy cái này thì mình chưa sử dụng qua.

Cá nhân mình đánh giá khá cao Aliexpress. Shop đa số bán rất đàng hoàng, họ rất sợ phản ánh vì sẽ bị Alibaba dòm ngó có thể bị dẹp luôn shop trên trang Aliexpress. Nên sẽ ko có vụ lom com hàng linh tinh như mấy trang ở Việt Nam.

Ngoài ra còn có chính sách bảo vệ, giam tiền khi nào bạn nhận được hàng. Vừa ý bạn xác nhận thì người bán mới có tiền vô tài khoản. Cái này thì có thời gian bảo vệ, nếu như hết thời gian bảo vệ mà ko xác nhận hay khiếu nại gì thì tiền cũng vô tay người bán mà thôi.

Hy vọng qua bài viết Aliexpress là gì, của nước nào, có uy tín, an toàn không đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn Aliexpress là gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Cộng tác viên Google của mình.

Tìm hiểu thẻ Meta Description là gì và dùng để làm gì?

Description là gì? Meta Description là gì? Thẻ Meta Description trong HTML, Seo có công dụng gì, dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: SEO là gì – Cách đặt tiêu đề cho bài viếtTừ khóa là gì

Description là gì?

Description là một từ tiếng Anh. Nếu dịch Description sang tiếng Việt thì có nghĩa mô tả. Vậy Description trong Seo, Html là để mô tả cái gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp bên dưới nhé.

Meta Description là gì?

Meta Description là 1 thẻ trong HTML. Meta Description nếu gọi chính xác hơn là thuộc tính Description của thẻ Meta. Bởi vì Description chỉ là thuộc tính của thẻ Meta mà thôi. Thẻ Meta còn rất nhiều thuộc tính khác nữa.

Chẳng hạn như Meta Keywords chẳng hạn. Hãy vào đây nếu như bạn cần tìm hiểu thêm về Meta Keywords là gì.

Công dụng của thẻ meta dùng để cung cấp dữ liệu về trang Html nào đó. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về thẻ Meta thì có thể vào đây để đọc nhé: https://www.w3schools.com/tags/tag_meta.asp

Tìm hiểu thẻ Meta Description là gì và dùng để làm gì?

Meta Description dùng để làm gì?

Để hiểu rõ hơn thẻ Meta Description dùng để làm gì? Mình sẽ lấy ví dụ 1 thẻ meta Description có nội dung như sau:

<meta name=”description” content=”Feedback là từ nghe nhiều trong giao tiếp văn phòng hàng ngày. Nó có ý nghĩa gì, nguồn gốc từ đâu và có phải là tiếng Việt không?”/>

Bạn sẽ thấy nội dung ở trong phần thẻ meta có phần name=”description”. Cái này là để xác định thẻ meta này đang nói về cái gì. Ở đây là nói về description hay còn gọi là mô tả. Mô tả ở đây là mô tả nội dung của trang đó đang nói về vấn đề.

Như cái ví dụ trên về meta description là mình lấy ở bài viết: https://ngoinhakienthuc.com/feedback-la-gi-tren-facebook-va-cach-dung-nhu-the-nao.html

Bạn có thể truy cập vào và nhấn tổ hợp phím Ctrl+U để xem mã Html sẽ thấy như sau:

Meta Description

Vậy công dụng meta description là gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp bên dưới nhé.

Đây là kết quả khi mình tìm kiếm từ feedback trên Google. Bài viết của ngôi nhà kiến thức có vị trí thứ 2:

Mô tả trên Google Search

Và bạn hãy để ý kỹ nội dung màu vàng mình đã đánh dấu trong ảnh nhé. Bạn sẽ nhận thấy nội dung hiển thị ra y chang như phần meta description như ở ảnh trên

<meta name=”description” content=”Feedback là từ nghe nhiều trong giao tiếp văn phòng hàng ngày. Nó có ý nghĩa gì, nguồn gốc từ đâu và có phải là tiếng Việt không?“/>

Như vậy bạn đã biết công dụng của meta description rồi đó. Đó chính là hiển thị nội dung mô tả ở trên Google. Nếu như web bạn có điền nội dung meta description đầy đủ thì Google hầu như sẽ lấy nội dung này ra để hiển thị.

Lưu ý công dụng của meta description là chung trên các Search Engines nhé. Mình lấy Google ra ví dụ cho dễ hình dung thôi.

Do đó việc viết meta description thu hút hấp dẫn người tìm kiếm. Cũng là 1 cách để tăng tỷ lệ người truy cập vào web của bạn. Do đó nếu bạn viết 1 bài viết nào đó, ngoài việc suy nghĩ cách đặt tiêu đề bài viết.

Bạn cũng nên suy nghĩ viết mô tả bài viết của bạn làm sao để hấp dẫn người dùng nhé. Mình đã có bài viết chia sẻ về cách viết meta description tại đây.

P/S: Nếu bạn thắc mắc nếu không có meta description thì Google sẽ lấy nội dung mô tả như thế nào. Mình xin trả lời là sẽ lấy ngẫu nhiên nội dung trong bài viết, nội dung lấy sẽ có dính tới từ khóa bạn đang tìm kiếm.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu thẻ Meta Description là gì và dùng để làm gì đã có thể giúp bạn tìm hiểu, biết được thêm về thẻ meta description. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Dự báo thời tiết nhờ những web thời tiết miễn phí cực hay nhé.

Tìm hiểu thẻ Meta Keywords là gì và dùng để làm gì?

Meta Keywords là gì? Thẻ Meta Keywords trong HTML, Seo có công dụng gì, dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ngày độc thân là ngày nào – Cách đặt tiêu đề cho bài viếtUK là nước nào

Meta Keywords là gì?

Meta Keyword là 1 thẻ trong HTML. Meta keyword nếu gọi chính xác hơn là thuộc tính keywords của thẻ Meta. Bởi vì keywords chỉ là thuộc tính của thẻ Meta mà thôi. Thẻ Meta còn rất nhiều thuộc tính khác nữa.

Công dụng của thẻ meta dùng để cung cấp dữ liệu về trang Html nào đó. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về thẻ Meta thì có thể vào đây để đọc nhé:

https://www.w3schools.com/tags/tag_meta.asp

Ví dụ:

<meta name=”author” content=”TDT”>

Thẻ này có tác dụng xác định tác giả trang Html là TDT. Vì author tiếng Anh dịch ra là tác giả. Content là nội dung, trong đây có chứa nội dung TDT. Nên có thể hiểu là thẻ Meta này đang mô tả về tác giả có tên TDT.

Thẻ này nhầm để báo cho biết trang này có chứa những từ khóa gì. Trước đây, đối với những ai làm nghề Seo đây là 1 thẻ cực kỳ quan trọng Web nào mà thiếu thẻ này khó mà lên được vị trí cao trên Google hay các Search Engines khác.

Tìm hiểu thẻ Meta Keywords là gì và dùng để làm gì?

Meta Keywords làm gì?

Để hiểu rõ hơn thẻ Meta Keywords dùng để làm gì? Mình sẽ lấy ví dụ 1 thẻ meta keywords như sau:

<meta name=”keywords” content=”Meta Keyword, Meta Keyword là gì, Meta Keyword làm gì”>

Bạn sẽ thấy nội dung ở trong phần thẻ meta có phần name=”keywords”. Cái này là để xác định thẻ meta này đang nói về cái gì. Ở đây là nói về keywords hay còn gọi là từ khóa.

Tiếp theo bạn sẽ thấy content=”Meta Keyword, Meta Keyword là gì, Meta Keyword làm gì”. Trong đó Content dịch ra tiếng Việt có nghĩa là nội dung.

Còn những gì trong dấu nháy đôi là nội dung chính. Như ta sẽ thấy là Meta Keyword, Meta Keyword là gì, Meta Keyword làm gì được ngăn cách bởi dấu phẩy. Đây chính là những từ khóa thuộc về trang đó.

Trước đây các công cụ tìm kiếm hay còn gọi là Search Engine rất phụ thuộc vào Meta keyword để có thể sắp xếp thứ hạng của Web mỗi khi tìm 1 từ khóa nào đó.

Tuy nhiên, do dân tình lạm dụng tràn lan vô tội vạ, nhồi nhét vô số từ khóa, trong khi nội dung thì chả có liên quan gì. Nên hầu như các công cụ tìm kiếm hiện nay đã không còn xem trọng Meta keyword nữa.

Như trang mình cũng không thèm sử dụng thẻ này luôn. Mình giới thiệu qua thẻ này vì nếu bạn muốn tìm hiểu về Seo thì nên biết qua hết các kiến thức để tránh không bị bở ngỡ.

Tất nhiên, sẽ có bạn thắc mắc vì sao các trang web lớn vẫn còn sử dụng. Thì cá nhân mình nghĩ, đối với các dự án lớn, độ cạnh tranh cao, thì họ tối ưu được gì thì sẽ tối ưu mà thôi. Như câu không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc.

Làm sao để xem được Meta keywords?

Để xem được thẻ này thì bạn phải hiển thị mã Html của trang bạn đang xem lên. Cách nhanh nhất là bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl+U để có thể bật lên vụ hiển thị mã Html để xem nhé.

Sau khi đã bật lên rồi thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl+F. Đây là phím tắt để tìm kiếm, bạn gõ vào meta name=”keywords” vào thì sẽ chuyển đến thẻ meta Keyword để bạn có thể xem nội dung.

Như đây là ảnh mình đang xem bên điện máy xanh. Nếu bạn không thấy hãy nhấn vào ảnh để xem ảnh to nhé:

Keywords điện máy xanh

Đây là nội dung của thẻ meta keyword bên điện máy xanh:

<meta name=”keywords” content=”Siêu thị điện máy, điện tử, điện lạnh, gia dụng, đồ dùng nhà bếp, điện máy xanh”>

Nhìn vào thì rõ ràng họ đang quan tâm đến những từ khóa Siêu thị điện máy, điện tử, điện lạnh, gia dụng, đồ dùng nhà bếp, điện máy xanh rồi. Đây cũng là lý do mình không thích sử dụng thẻ này. Những dự án nhỏ sẽ dễ bị đối thủ soi được mình đang làm từ khóa gì. Trong khi mình bỏ công ra phân tích tìm kiếm từ khóa rất tốn thời gian.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu thẻ Meta Keywords là gì và dùng để làm gì đã có thể giúp bạn tìm hiểu, biết được thêm về thẻ meta keywords. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Hướng dẫn mua sim di động tại Singapore cho du khách Việt nhé.

Persona non grata là gì và có ý nghĩa ra sao trong ngành ngoại giao?

Persona non grata là gì?

Nó là một cụm từ tiếng La tinh chỉ một cá nhân, một người cụ thể không được tiếp đón hoặc cho phép vào một quốc gia khác. Có thể gọi tắt là người không được chào đón.

8 - Persona non grata là gì và có ý nghĩa ra sao trong ngành ngoại giao?

Bạn có thể đoạn tạm nghĩa của nó khi qua tiếng Anh là Person non-greeting. Nhưng nghĩa chính khi dịch ra lại là person not appreciated. Cũng có ý nghĩa là người không được chào đón.

Có thể bạn quan tâm: Vãi là gìLầy là gìPKL là gìXe đò là gì Ship COD là gì

Thuật ngữ này được quy định rõ trong điều 9 của Công Ước Viên về quy tắc ngoại giao cơ bản cho thế giới. Bạn có thể tra theo từ khóa là Vienna Convention on Diplomatic Relations.

Vậy thế nào là một người Persona non grata?

Người bị gán cho danh hiệu persona non grata đương nhiên là một nhân viên nhà nước làm công tác ngoại giao. Chủ yếu là nhân viên tại sứ quán của nước sở tại. Người nhân viên sứ quán này làm việc vi phạm quy định luật pháp của nước đặt sứ quán. Nếu bị kết tội thì sẽ bị gán hoặc tuyên bố là persona non grata.

Người bị tuyên bố này sẽ phải rời khỏi quốc gia này trong thời gian 48h. Nếu sau 48h mà người này vẫn chưa đi, thì đặc quyền dành cho nhân viên ngoại giao đương nhiên mất hiệu lực theo quy định nước sở tại. Và nguy cơ sẽ bị bắt và trục xuất cao nếu bước ra khỏi sứ quán.

Dựa trên quan điểm đất sứ quán nước nào là lãnh thổ nước đó thì bạn cũng có thể suy ra xe ngoại giao nước nào cũng là lãnh thổ nước đó. Nhân viên bị persona non grata vẫn có thể đi dạo phố phường trên xe của sứ quán. Nhưng tất nhiên, thò chân xuống mặt đất là bị tóm ngay.

Thông tin thêm là máy bay quốc gia nào cũng được tính là lãnh thổ quốc gia đó luôn nhé.

Hy vọng qua bài viết Persona non grata là gì trong ngành ngoại giao đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Cushion là gì và tại sao nó là bí Mật Trang Điểm Của Hàn Quốc nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

EverWing là gì và Hướng dẫn cách chặn trong chat của Facebook?

Everwing là game gì?

Trong ba ngày gần đây, ứng dụng game tên là everwing đang gây phiền toái với người dùng Facebook. Game everwing giống game bắn ruồi, ong hay gà phổ biến trên mạng. Tuy nhiên, do ban đầu tính bảo mật hay riêng tư chưa cao, nên nó tự gửi lời mời chơi game liên tục trong chat và app messenger của Facebook.

Chủ đề liên quan: Hướng dẫn làm CMND căn cướcHướng dẫn làm thẻ ATM nội địa

Nguyên nhân dự đoán là Facebook đang cho thử nghiệm việc chơi game trong messenger. Nhiều người khá khó chịu với thể loại lời mời này. Vậy làm sao để chặn game này hiện ra trong chat hay messenger.

9 - EverWing là gì và Hướng dẫn cách chặn trong chat của Facebook?

Bước 1: Vào mục cài đặt ở góc phải trên cùng như hình hướng dẫn.

10 - EverWing là gì và Hướng dẫn cách chặn trong chat của Facebook?

Bước 2: Click vào mục chặn hay blocking ở menu bên tay trái.

11 - EverWing là gì và Hướng dẫn cách chặn trong chat của Facebook?

Bước 3: Kéo xuống các mục bên dưới. Tìm mục chặn ứng dụng hay block app. Bạn có thể chọn block app invite. Nhưng nếu không thích game này chút nào, mình nghĩ bạn nên chọn block app luôn cho gọn.

Click vào chỗ type the name hay gõ tên ứng dụng, bạn viết Everwing là Facebook sẽ gợi ý. Bạn chọn là nó tự động đưa vào danh sách chặn.

12 - EverWing là gì và Hướng dẫn cách chặn trong chat của Facebook?

Nếu sau này đổi ý định muốn tham gia chơi, vào lại mục chặn bạn nhấn vào dấu X là app đó được bỏ chặn. Bạn có thể tham gia chơi với mọi người như bình thường.

Đối với những ứng dụng hay game quá phiền toái, bạn có thể dùng cách chặn này.

Hy vọng qua bài viết EverWing là gì và Hướng dẫn cách chặn trong chat của Facebook? đã giúp các bạn biết thêm thông tin ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết kế tiếp‎ nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.