Posts tagged Là gì

Automation marketing là gì và cách ứng dụng ra sao?

Marketing automation là gì?

Marketing Automation hay Automation marketing là thuật ngữ marketing mới với ý nghĩa thuần Việt là tự động hóa các tác vụ marketing. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Các tác vụ marketing ở đây chính là những hoạt động liên quan đến digital marketing như: email, sms, social networkSEOSEM, CRM, web…

2 - Automation marketing là gì và cách ứng dụng ra sao?

Còn các hoạt động ngoài digital như event, tài trợ, roadshow thì sao? Có thể chưa thể tự động hết, nhưng công nghệ vẫn đang giúp cho việc vận hành và quản lý dễ dàng hơn.

Trong tương lai, biết đâu không còn phải thuê người làm roadshow, vì có xe tự hành có thể làm việc đó. Hãy cứ chờ và hy vọng xem!

Vậy tự động hóa tác vụ marketing hay marketing automation hiện nay đã tự động được đến đâu? Có một vài hoạt động sau đang đạt mức tự động cao như:

  • Facebook ad
  • Email
  • SMS
  • Chat bot

Một quy trình vận hành marketing automation hay automation marketing

Quy trình đơn giản được đúc kết như sau:

Lập kế hoạch –> Triển khai –> Vận hành –>Tối ưu hóa –> Giám sát –> Báo cáo

Lập kế hoạch

Bạn phải có đủ thông tin thị trường, một chút kinh nghiệm thị trường sẵn có và đưa ra mục tiêu đạt được của một chiến dịch marketing automation. Khách hàng bạn ở đâu? Họ thường làm gì trong ngày… Bạn phải hiểu được khách hàng thì bạn mới chọn kênh quảng bá chính xác, không thì như muối bỏ biển.

Triển khai

Đây là phần cực nhất với nhiều hạng mục như: thông điệp, nội dung, thiết kế, lập trình, phân công và quản lý. Trong này có cả các bước thiết lập tự động để việc tự động hóa đáp ứng tối đa nhu cầu của khách.

Vận hành

Sau khi đã chuẩn bị xong, quảng cáo facebook, adwords, sms, email sẽ chạy như bạn thiết lập ban đầu.

Tối ưu hóa

Do thực tế thị trường diễn biến nhiều khi ngoài dự tính. Hoặc việc nắm bắt khách hàng chưa đủ, thậm chí có trào lưu đang thu hút sự quan tâm. Lúc đó bạn cần phải điều chỉnh để các kênh tiếp cận tối ưu nhất để mang lại chuyển đổi cao nhất.

Kiểm soát

Mọi sự cố đều có thể xảy ra, hay thay đổi liên tục từ thị trường, từ yêu cầu công ty. Bạn phải nắm được quyền quyết định thay đổi, tạm ngưng bất kỳ kênh nào nếu cảm thấy không hiệu quả. Thà dồn chi phí cho cái hiệu quả còn hơn lãng phí.

Báo cáo

Luôn nhớ rằng khi dùng kênh nào cũng cần biết kênh đó báo cáo số liệu nào cho bạn. Phải chắc rằng số liệu đó phản ánh thiết thực nhất mục tiêu đã đặt ra ban đầu. Chạy mà không có báo cáo giống như chạy trong rừng mà không có định hướng.

Marketing automation có thay thế marketer?

Một lời đồn gần đây cho rằng, với công nghệ ngày càng phát triển, marketing automation sẽ thay thế luôn cho con người. Chúng ta không cần phải tuyển dụng người làm marketing trong doanh nghiệp nữa. Vậy điều này có thực sự xảy ra? Hãy suy nghĩ về bản chất marketing chúng ta có những vấn đề sau:

  • Con người là sinh vật có suy nghĩ linh hoạt. Ngoài suy nghĩ theo lối mòn, đôi khi họ sẽ có những ý tưởng bộc phát nhờ bán cầu não phải.
  • Con người làm ra máy móc phục vụ một quy trình công việc của họ chứ không thể làm thay hết cho họ.
  • Con người đủ khôn ngoan để người máy không là một khối hoàn hảo và luôn có khiếm khuyết, cần bàn tay con người can thiệp.
  • Máy móc chiếm việc con người chỉ ở những khâu tạo ít giá trị những tiền lương quá cao. Những vị trí mang lại giá trị cao con người làm còn khó chứ nói gì đến máy.

Nếu bạn là marketer, bạn có sợ marketing automation hay đón nhận nó?

Cám ơn các bạn đã đọc bài Automation marketing là gì và cách ứng dụng ra sao Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Dropbox là gì nhé.

Tìm hiểu XAMPP là gì và dùng để làm gì?

XAMPP là gì? XAMPP dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Chi phí chìm sunk cost trong kinh doanh là chi phí gì

XAMPP là gì?

XAMPP đơn giản chỉ là 1 phần mềm miễn phí mã nguồn mở giúp bạn có thể chạy Website trên chính máy tính cài đặt XAMPP. Nghe có vẻ hơi khó hiểu đúng không nào. XAMPP là 1 dự án của Apache Friends đây là một dự án phi lợi nhuận.

Video giới thiệu về XAMPP

Mình ví dụ cho bạn dễ hiểu thế này

Để vận hành 1 Website thì thiết bị để vận hành Web ngoài các yếu tố bắt buộc cần phải có về phần cứng. Tức là về đồ vật vật lý có thể sờ mó đụng chạm được. Thì thiết bị đó cũng cần phải có nhiều thành phần được cài đặt vào cụ thể là phần mềm mới hoạt động được.

Nó giống như máy tính mà chưa cài Window thì đối với người dùng gần như vô dụng 🙂 (Lấy ví dụ này cho dễ hiểu thôi nhé. Mấy bạn đừng chặt chém lôi Linux, MacOS gì vô để phản bác mình.

XAMPP ở đây cũng giống như vai trò của Window

Tìm hiểu XAMPP là gì và dùng để làm gì?

XAMPP dùng để làm gì?

XAMPP dùng để chạy các website trên máy tính được cài đặt phần mềm XAMPP. Hãy xem tiếp cụ thể làm gì ở bên dưới nhé:

Theo như giới thiệu của XAMPP thì bên trong XAMPP sẽ gồm Apache + MariaDB + PHP + Perl. Thực tế thì còn có sẵn Phpmyadmin, FTP Server này nọ cho bạn. Với XAMPP bạn sẽ không cần phải đi lọ mọ tìm cách Apache, Nginx, Php, MySQL, Phpmyadmin… này nọ.

Do vậy bạn chỉ cần cài XAMPP vô là nó tự cài đặt hết các phần còn lại cho bạn. Bạn không cần phải đau đầu đi tìm cách cài từng thứ vào.

Bạn chỉ việc cài đặt XAMPP vào máy của bạn là xong 1 cái Webserver sẵn sàng để bạn có thể thí nghiệm, chạy Website trên máy tính của bạn. Cho dù không có mạng Internet thì Web bạn vẫn chạy ầm ầm. Vì lúc này máy bạn chính nơi Web hoạt động rồi.

Lợi ích của XAMPP, Chủ yếu là để kiểm tra việc thay đổi đoạn mã trong lập trình Web mình đã có hiệu quả hay chưa. Chứ nếu như sử dụng hosting thì mỗi lần thay đổi nội dung đoạn mã lập trình là bạn phải up lại file mới.

Thời gian up tới lui rất tốn, và còn dựa vào đường truyền Internet. Làm lập trình viên Web mà lỡ rớt Internet, thì ngồi chơi ko lập trình nữa à. Đương nhiên là không, mạng Internet không có thì vẫn có thể dùng XAMPP để chạy Web trên máy mình.

Tóm gọn là cài XAMPP lên máy là giống dựng 1 môi trường để bạn có thể tự chạy 1 Website trên máy của bạn. Cho dù không có mạng Intenet thì bạn vẫn có thể truy cập được Web này. Đơn giản vì nó nằm trên máy của bạn. Nên có mạng hay không thì cũng không ảnh hưởng tới nó.

Cám ơn các bạn dã dành thời gian đọc bài viết Tìm hiểu XAMPP là gì và dùng để làm gì này. Mình biết bài này mình trình bày hơi lủng củng. Vì cái này dính tới nhiều yếu tố chuyên môn quá.

Nếu mình dùng theo từ chuyên nghành diễn giải thì người dùng phổ thông khó hiểu. Còn diễn ra kiểu phổ thông cho dễ hiểu thì có đọc rất sượng, nhưng đành chịu thôi. Hẹn gặp lại các bạn 1 bài viết Những hoạt động mừng Lễ Phục Sinh trên thế giới và Việt Nam nhé.

Tìm hiểu Blogspot là gì và dùng để làm gì?

Blogspot là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu về Blogspot qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Branding là gì – Cộng đồng trợ giúp sản phẩm của Google

Blogspot là gì?

Blogspot ra đời vào tháng 8 năm 1999 và sau đó được Google mua lại vào tháng 2 năm 2003. Đây là 1 dịch vụ tạo Website miễn phí do Google cung cấp.

Nhưng Website ở đây tạo khác là giới hạn chức năng. Nếu bạn hy vọng tạo 1 Web bán hàng với giỏ hàng rồi quản lý đơn hàng này nọ thì hãy quên đi nhé.

Blogspot đơn giản chỉ như kiểu 1 Web đơn giản để bạn đăng bài viết của bạn mà thôi. Cái chữ Blog trong tên gọi Blogspot cũng đã nói lên rất nhiều ý nghĩa rồi.

Xem thêm: Blog là gì

Tìm hiểu Blogspot là gì và dùng để làm gì?

Blogspot dùng để làm gì?

Tùy vào mục đích của bạn, bạn thích đăng gì thì cứ đăng. Tất nhiên nội dung phải phù hợp với chính sách của Google đưa ra. Chứ bạn đăng mấy cái vi phạm chính sách của Google thì họ sẽ cho tài khoản của bạn ra đi ngay.

Trước đây thời còn sinh viên mình dùng Blogspot để đăng linh tinh này nọ. Chia sẻ, nhật ký này nọ. Sau này đi làm có tiền mình không còn dùng Blogspot nữa.

Nếu bạn thắc mắc vì sao. Thì mình xin trả lời bởi vì những lý do sau đây:

  • Dữ liệu của mình hoàn toàn nằm trong tay Google. Lỡ mình có vi phạm hay xui xẻo bị cái gì đó thì công sức của mình đi hết.
  • Blogspot rất ít tùy biến mở rộng được. Bạn sẽ bị giới hạn khả năng thêm thắt này nọ cho Website của bạn. Như trang Web ngôi nhà kiến thức hiện tại là sử dụng Worpdress. Nên mới được như vậy còn Blogspot thì rất khó. Vì những giới hạn của bản thân nền tảng đó.

Để sử dụng Blogspot thì rất đơn giản chỉ cần vào đây:

https://www.blogger.com/

Nhấn vào nút tên là: TẠO BLOG CỦA BẠN

Sử dụng tài khoản Google(Gmail của bạn) đăng nhập vào tạo mà thôi. Các blogspot sẽ có dạng như sau:

abc.blogspot.com

Trong đó abc là tên do bạn đặt. Còn blogspot.com là cố định bạn không thay thế đc. Bạn chỉ có thể add domain vô cho blogspot mà thôi.

Lúc đó người dùng có thể gõ tên domain để truy cập blogspot của bạn thay vì gõ địa chỉ dạng abc.blogspot.com

Tóm lại, nếu bạn thích viết lách này nọ. Hay tìm 1 để viết nhật ký online thì blogspot là 1 sự lựa chọn không tồi. Tuy nhiện nó sẽ có giới hạn cũng như rủi ro tiềm ẩn.

Như đây là blogspot của mình thời còn chưa đi làm thì dùng để viết lách chia sẻ linh tinh này nọ:

https://tranduythuan.blogspot.com/

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Blogspot là gì và dùng để làm gì đã có thể giúp bạn có thêm thông tin cần thiết. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài viết Chi phí chìm sunk cost trong kinh doanh là chi phí gì nhé.

SWOT là gì và cách thực hiện cơ bản như thế nào cho khỏi sai?

SWOT là một thuật ngữ quen thuộc với những sinh viên ngành quản trị kinh doanh và ai đang làm hoạch định chiến lược. Đây là một trong những phân tích cơ bản về nguồn lực và cơ hội của doanh nghiệp khi đưa ra quyết định.

Và phân tích SWOT cũng là bài tập phổ biến của sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Nhưng nó cũng là một trong những phân tích nghe dễ nhưng làm rất khó. Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu sơ qua bài viết này nhé!

4 - SWOT là gì và cách thực hiện cơ bản như thế nào cho khỏi sai?

SWOT là gì?

SWOT là từ ghép từ 4 chữ viết tắt:

  • Strengths: Các điểm mạnh, các lợi thế, các nguồn lực vượt trội so với đối thủ (Nên nhớ là phải hơn đối thủ nhé).
  • Weakness: Các điểm yếu, bất lợi so với đối thủ.
  • Opportunities: Cơ hội
  • Threats: Thách thức

Việc xác định này là một công việc mang tính tập thể cao. Tại sao à? Vì khi làm một mình bạn chủ quan, bạn sẽ xác định sai yếu tố.

Các sai lầm khi phân tích SWOT là gì?

  1. Sai lầm thứ nhất là không rõ đâu là điểm mạnh, đâu là cơ hội. Cái này một phần do áp lực tâm lý, khi doanh nghiệp đào không ra điểm mạnh nào. Hoặc chua chát hơn là yếu toàn diện nhưng lại nhận vơ những điều kiện thuận lợi vĩ mô về mình như: Dân số trẻ, lao động quốc gia trình độ cao, tài nguyên thiên nhiên dồi dào…
  2. Sai lầm thứ hai là cặp ngược lại: Điểm yếu và thách thức. Lỗi cũng một phần do yếu tố áp lực phải cố gắng tìm cho ra mà không nghiên cứu kỹ tình trạng công ty yếu thực sự chỗ nào và rủi ro hay thách thức kinh doanh là gì.
  3. Không nắm hết tổng quát về doanh nghiệp mà chỉ đưa vào yếu tố chủ quan của phòng ban. Hoặc tệ hơn là không biết mình đang có điểm mạnh hay điểm yếu lẫn không biết thị trường ra sao.
  4. Không làm SWOT vì không có thời gian do doanh nghiệp cứ giải quyết công việc phát sinh bất ngờ và thiếu định hướng.

Để khỏi sai khi làm SWOT, nhất là các bạn sinh viên khi làm bài tập một mình, hãy tìm hiểu kỹ đâu là yếu tố vi mô, vĩ mô bên ngoài doanh nghiệp. Xác định rõ các yếu tố đó và phải chắc rằng doanh nghiệp không tác động vào, các yếu tố phụ thuộc vào năng lực doanh nghiệp thì sẽ được liệt kê vào điểm mạnh hoặc điểm yếu.

Cách thực hiện SWOT như thế nào?

Opportunities: Cơ hội

 

[Liệt kê cơ hội]

Threats: Thách thức

[Liệt kê thách thức]

Strengths: Điểm mạnh

[Liệt kê điểm mạnh]

S+O [Dùng điểm mạnh tận dụng cơ hội để phát triển] S+T [Dùng điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro kinh doanh, các giải pháp rèn luyện sức bền của doanh nghiệp với rủi ro thị trường]
Weakness: Điểm yếu

 

[Liệt kê điểm yếu]

W+O [Giải pháp làm mạnh những phẩn doanh nghiệp còn yếu để từ từ biến thành điểm mạnh] W+T [Đề ra những giải pháp tránh đầu tư vào những nơi không phải sở trường và rủi ro quá cao]

 

Hy vọng qua bài viết SWOT là gì và cách thực hiện cơ bản như thế nào cho khỏi sai đã có thể giúp bạn nắm được cách thực hiện và tránh những lỗi sai thường thấy. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Cộng đồng trợ giúp sản phẩm của Google nhé.

Tìm hiểu Google G Suite – Google Workspace là gì và dùng làm gì?

Google Workspace là gì? Tài khoản Google Workspace, Tài khoản Google Workspace for education là gì, dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Google Partner là gì – Google Trend là gì và dùng để làm gì?

Google G Suite là gì và dùng làm gì?

Google G Suite hay trước đây có tên gọi là Google Apps for Work.

Google Workspace là gì và dùng làm gì?

Google Workspace thực ra chính là dịch vụ Google G Suite đổi tên mà ra thôi. Đây là 1 dịch vụ do Google cung cấp đến cho người dùng.

Cụ thể dịch vụ cung cấp đến người dùng bao gồm các dịch vụ sau:

  • Email doanh nghiệp: Đây là dạng email tùy chỉnh theo Tên miền của bạn. Ví dụ tên miền của mình là ngoinhakienthuc.com thì thông qua dịch vụ này có thể tạo email có dạng abc@ngoinhakienthuc.com vậy đó. Giao diện và cách quản lý thì giống y chang Gmail. Vậy tự tạo Email Server cho tiết kiệm. Uh, mà chi phí nhân sự quản lý, duy trì. Và nguy cơ bị tấn công hay mất dữ liệu khá cao so với việc dùng dịch vụ của 1 công ty có tiếng.
  • Lịch hay còn gọi là Calendar: Theo mình biết thì ưu điểm của người dùng Google Workspace với Calendar là họ có thể tùy chọn nhắc nhở họ sự kiện mà họ đã tạo trên Calendar qua tin nhắn SMS. Còn đối với người dùng bình thường như dùng tài khoản Google để dùng Google Calendar thì không có vụ báo qua Sms đâu. Nói chung trả tiền thì phải có ưu tiên.
  • Hangout chat, Hangout Meeting: dùng để trao đổi liên hệ với nhau qua chat, video giữa 1 người với 1 người. Hoặc cả nhóm với nhau, có thể chia sẻ màn hình này nọ. Tương tự như Skype hay Facebook Messenger. Nhưng cái này chỉ là dùng trong nội bộ mà thôi.
  • Drive: Tương tự Google Drive đây là nơi lưu trữ dữ liệu online. Người dùng Google Workspace thì được dung lượng tới 30gb theo gói thấp nhất. Và có thể có dung lượng lên tới không giới hạn cái này tùy thuộc vào gói cước đang sử dụng. Nếu là các tài khoản Google Workspace dành cho giáo dục thì sẽ không giới hạn dung lượng. Đây cũng chính là mấy tài khoản mà dân tình hay rao bán là tài khoản Google Drive không giới hạn dung lượng. Dùng mấy dạng này thì lưu chơi chơi thì được chứ dữ liệu quan trọng thì không nên. Vì không biết bị khóa lúc nào.
  • Google Docs: Tương tự bộ Microsoft Office hay Google Docs cho người dùng tài khoản Google. Bao gồm các dịch vụ nhỏ hơn như Google Tài liệu(Soạn thảo văn bản), Google Trang Tính(Tương tự Microsoft Excel), Google Trang Trình Bày(Tương tự Microsoft PowerPoint), Google Biểu mẫu….
  • Google Meet: Họp online. Người dùng trả phí thì được quay lại thêm nhiều chức năng khác so với miễn phí.
  • Ngoài ra thì có thêm nhiều chức năng khác. Chẳng hạn quản lý email trong công ty, tài liệu chia sẻ trong công ty, khôi phục dữ liệu nếu người trong công ty lỡ xóa… Nói chung tùy vào gói cước sẽ có thêm nhiều chức năng hay ho khác. Được hổ trợ trực tiếp qua chat, email, điện thoại.
  • ….

Giá cả có thể tham khảo ở đây: https://workspace.google.com/intl/vi/pricing.html

Ý kiến cá nhân của mình nếu quy mô công ty còn nhỏ thì nên dùng. Còn nếu đã quá đông người thì chi phí sẽ khá cao. Nên tìm giải pháp khác với giá rẻ hơn.

Tìm hiểu Google G Suite là gì và dùng làm gì?

Tài khoản Google Workspace for education là gì?

Đây là tài khoản có đuôi dạng @…edu. gì đó. có thể @…edu.vn hay @…edu.com hay @…edu.com.vn hoặc các dạng khác. Nói chung là thường phải có chữ edu trong đó.

Tài khoản này thì có dung lượng lưu trữ không giới hạn. Để có được tài khoản này thì trường đó phải đăng ký sử dụng dịch vụ G suite for education cho trường của mình. Rồi sau đó sẽ có thể tạo tài khoản cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên cho trường.

Hiện nay vào năm 2021 thì Google công bố chính sách mới. Tài khoản education sẽ không có vụ không giới hạn nữa.

Tài khoản này thì thường bị rao bán trên mạng với lời mừng chào là lưu trữ không giới hạn mãi mãi. Thật ra nếu bị nhà trường kiểm tra lại thu hồi là xong phim nhé. Không có vụ mãi mãi đâu nhé.

Thường thì sinh viên ra trường sẽ bị trường thu hồi về tài khoản này. Nên không nên dùng tài khoản này để lưu trữ những gì quan trọng hay sử dùng làm email chính đi đăng ký các tài khoản quan trọng.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Google G Suite – Google Workspace là gì và dùng làm gì này bạn sẽ biết được G suite là gì và dùng làm gì. Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Bổ sung tính năng chat riêng tư trực tiếp trên Google My Business nhé.

Google Partner là gì, Đối tác Seo Google có hay không?

Bạn đã từng nghe chương trình đối tác Google hay Google Partner bao giờ chưa? Chương trình có những sản phẩm nào? Và đặc biệt là có đối tác seo google hay không? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu sơ qua bài viết này nhé.

6 - Google Partner là gì, Đối tác Seo Google có hay không?

Google Partner là gì?

Google Partner là chương trình đối tác của Google với một công ty thứ 3 nhằm giúp khách hàng trực tiếp sử dụng dễ dàng các dịch vụ của Google. Thông thường, các sản phẩm hái ra tiền của Google đều có chương trình đối tác hết.

Các con gà đẻ trứng vàng của Google theo như mình biết hiện tại là: Google Ad, Youtube, App bây giờ là G Suite, Cloud, Analytics.

Còn những sản phẩm không làm ra tiền hoặc có lịch khai tử như Google Plus, Google glass, goo.gl, talk, Duo, Allo… thường không có dạng đối tác này.

Chương trình đối tác Google mang lại lợi ích gì?

Thứ nhất, nó giúp Google tập trung vào việc phát triển sản phẩm hơn. Việc phục vụ khách hàng hoặc thu nhận ý kiến nhường lại cho các đối tác. Khách hàng sẽ được phục vụ tốt hơn với các đối tác địa phương.

Thứ hai, nó giúp cho nhiều bên thứ 3 cùng phát triển với Google, tạo thành một cộng đồng người dùng vững mạnh. Giúp sản phẩm, công ty đi đúng hướng vào nhu cầu khách hàng chứ không phải theo ý chủ quan của Google.

Thứ ba, giảm thiểu sự bất đồng ngôn ngữ và hiểu sai ý nhau, cũng như giảm bớt các nhu cầu không cần thiết gây nhiễu khi qua đối tác. Họ chắt lọc lại và đưa ý kiến thay đổi xác đáng hơn cho Google.

Mình chém tạm nhiêu đây. Có nhiều lợi ích khác khi công ty tập trung vào chuyên môn chính. Tránh được việc thị phi phát sinh khi phục vụ khách hàng. Mà các kỹ sư phần mềm đương nhiêu không giỏi rồi. Tốt nhất cho họ tập trung vào sản phẩm, thị trường và chăm sóc khách hàng để đối tác lo.

Các loại hình đối tác Google hay Google Partner phổ biến tại Việt Nam là gì?

Loại hình phổ biến nhất chắc ai cũng có thể đoán ra, đó là Google Ad, trước đây Google Ad là Adword. Sau này, Google mở rộng thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nên có thêm các đối tác của G Suite, Cloud. Còn Analytics thì mình chưa thấy, nó chuyên phục vụ cho giới lập trình hơn là phổ thông.

Với Google Ad Partner, có 2 dạng là Partner thường và Partner Premier. Xếp hạng thường theo giá trị cụ thể, bạn có thể tự tìm hiểu hoặc cần thì comment dưới bài để hỏi thêm.

Đối tác Seo Google có hay không?

Như mình nói ở trên, chỉ những sản phẩm nào làm ra tiền và người dùng phải trả phí thì mới có chương trình đối tác. Còn SEO à?! Google chẳng có sản phẩm nào tên Seo cả các bạn. Các bạn muốn tìm hiểu về Seo thì hãy đọc bài Seo là gì

Còn nếu không tin thì kỹ sư Google đã khẳng định luôn trong bài viết tiếng Anh này:

Một số công ty làm dịch vụ Seo không lành mạnh hoặc chém gió quá đà hay tự xưng mình là đối tác Seo của Google. Nhưng thực ra họ là đối tác dịch vụ khác như Google Ad chẳng hạn.

Trang tìm kiếm Google là web cung cấp tiện ích tìm kiếm hay còn gọi là Search Engine. Họ vẫn để các web hiển thị miễn phí phần kết quả tìm kiếm tự nhiên chứ không thu bất kỳ phí nào để hiển thị cả. Chỉ có khu vực quảng cáo thì họ thu phí mà thôi.

Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có hiểu được Đối tác Google hay Google Partner là gì. Đồng thời cũng tránh bị các công ty lừa đảo tự xưng mình là đối tác của Google trong lĩnh vực Seo…

Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết Google Partner là gì, Đối tác Seo Google có hay không? Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết G suite là gì nhé.

Trend là gì, Hot Trend là gì, Google Trend là gì và dùng để làm gì?

Trend là gì? Hot trend là gì? Google Trend là gì và dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: CMO là gì – Ceo là gì

Trend là gì?

Trend dịch sang tiếng Việt có nghĩa là xu hướng. Xu hướng có thể hiểu là kiểu theo số đông, theo thời. Xu hướng ở đây là rất rộng nhiều lãnh vực, chứ không có giới hạn ở 1 lãnh vực này đó nhé.

Ví dụ

Như xu hướng của công nghệ bây giờ là điện thoại phải mỏng nhẹ, tràn viền này nọ.

Laptop thì thì phải mỏng nhẹ. Những laptop cho dân văn phòng thì phải dưới 2kg.

Hot Trend là gì?

Hot Trend thì cũng chỉ để nhấn mạnh hơn so với Trend. Như Trend là xu hướng, còn hot là nóng. Nên có thể dịch là xu hướng đang nóng, đang được nhiều quan tâm.

Ví dụ

Đội tuyển Việt Nam chúng ta vừa vô địch AFF Cup. Đây đương nhiên có thể xem là 1 hot trend. Ai ai cũng biết, dân tình tràn ra đường đi bão để ăn mừng.

Trend là gì, Hot Trend là gì, Google Trend là gì và dùng để làm gì?

Google Trend là gì?

Google Trend hay còn gọi là Google Xu hướng. Đây là 1 công cụ miễn phí do Google cung cấp. Với công cụ này bạn có thể xem được xu hướng người dùng toàn cầu hay tại Việt Nam họ đang tìm kiếm gì trên Google.

Cái này dân Marketing cần quan tâm để cần biết đu theo trend mà quảng cáo. Tạo chương trình khuyến mãi này. Tăng lượng tiếp cận khách hàng.

Chẳng hạn như gần đây có mấy vụ khuyến mãi cho những người có tên trùng với cầu thủ đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn.

Đây cũng là 1 cách để bám theo Trend. Bám theo Trend sẽ giúp thương hiệu, sản phẩm được quảng cáo rộng rãi. Do xu hướng, thuật toán nó sẽ cố gắng đưa đến người dùng những nội dung đang hot theo trend.

Như đây là xu hướng tìm kiếm trên Google của người dùng Việt Nam trong năm 2018 vừa qua đã được công bố tại đây:

https://trends.google.com.vn/trends/yis/2018/VN/

Google Trend dùng để làm gì, cách sử dụng?

Như đã giới thiệu ở trên thì dùng để biết được xu hướng người dùng ở Việt Nam hay trên thế giới họ đang tìm kiếm gì trên Google.

Cách sử dụng Google Trend thì khá đơn giản. Nếu bạn chỉ quan tâm xu hướng trong 24h qua ở Việt Nam dân tình quan tâm cái gì thì hãy vào đây:

https://trends.google.com.vn/trends/trendingsearches/daily?geo=VN

Còn bạn muốn cập nhật theo thời gian thực liên tục thì vào đây:

https://trends.google.com.vn/trends/trendingsearches/realtime?geo=VN&category=all

Còn nếu bạn đơn giản chỉ hóng xu hướng đó diễn ra thế nào. Thì hãy vào đây gõ từ khóa vào tìm kiếm để xem xu hướng tìm kiếm nhé.

https://trends.google.com.vn/trends/?geo=VN

Ví dụ đây là Trend Black Friday trong 12 tháng vừa qua

https://trends.google.com.vn/trends/explore?q=black%20friday&geo=VN

Nếu bạn quan sát sẽ thấy đỉnh cao nhất lên vào khoảng thời gian 18 đến 24 tháng 11 đây là thời gian Black Friday của năm 2018.

Như là những từ khóa về Black Friday được người dùng tìm kiếm gia tăng đột biến.

Nói chung về cách sử dụng không khó. Chỉ cần mò mẫn tý là sẽ sử dụng được. Mình sẽ quay video hướng dẫn sử dụng cái này sau. Vì cái này mà chụp ảnh minh họa chắc bài viết dài lắm vì toàn ảnh với ảnh mà thôi.

Hy vọng qua bài viết Trend là gì, Hot Trend là gì, Google Trend là gì và dùng để làm gì, các bạn sẽ giải đáp được thắc mắc của các bạn về Trend là gì, Hot Là gì…. Xin cảm ơn, đã dành thời gian để đọc bài viết này.

Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Google Partner là gì, Đối tác Seo Google có hay không? nhé.

Đi bão là gì và bắt đầu của nó?

Việt Nam Vô Địch! Xin chúc mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch AFF cup 2018!

Rồi mình bắt đầu nói về từ đi bão. Tất nhiên là nghĩa bóng rồi, chứ cụm từ đi bão nghĩa đen hoàn toàn vô nghĩa. Đi bão là tiếng lóng chỉ việc người dân đồng loạt xuống đường cầm cờ hò hét chúc mừng đội tuyển bóng đá thắng trận.

Đi bão bắt đầu từ đâu?

Đi bão bắt đầu từ Sea Game 18 tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan. Và đương nhiên, bắt nguồn từ các chiến thắng của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam.

Đội tuyển đạt thành tích tốt tại giải đấu của khu vực, lần lượt vượt qua các đối thủ mạnh để tiến vào chung kết. Sau mỗi trận thắng, người dân Sài Gòn TPHCM đổ ra đường mừng chiến thắng.

Trận chung kết lúc năm đó, chúng ta gặp đối thủ nặng ký, đó là Thái Lan. Và trận chung kết tuy không chiến thắng như kỳ vọng. Nhưng tiếp nối truyền thống, sau mỗi trận thắng tại các kỳ Sea Game hoặc AFF cup, người dân tại các đô thị lớn đổ ra đường hò reo mừng chiến thắng.

Những lần đổ ra đường lớn nhất là năm 2008 khi chúng ta lần đầu vô địch AFF cup và tối hôm qua 15/12/2018. Lần bão lớn bỏ lỡ đáng tiếc nhất có lẽ là chung kết AFF cup 1998, chúng ta đã đánh bại Thái Lan 3 trái tại Bán kết nhưng thua đáng tiếc Singapore.

Đi bão có gì vui?

Mình thấy nó chả thua gì những ngày hội hóa trang tập thể tại Carnival Brasil hay diễu hành nhân lễ thánh Patrick. Có lẽ ít ai quan tâm đến hành vi trong khi bão.

Lúc bão chúng ta thể hiện không giới hạn sự cuồng nhiệt, sáng tạo trong việc tạo âm thanh và cũng thể hiện sự liều lĩnh khi lái xe. Tối qua ngoài phố cũng có vài người đốt pháo sáng, mùi khá nồng và công an vào cuộc hỏi thăm. Nói chứ vui thôi đừng vui quá.

Vài hình ảnh hài hước của cơn bão tối qua:

Đi bão sao cho văn hóa?

Cái này có lẽ khó, chả ai kết luận được bão sao cho có văn hóa. Mình nghĩ là tuân thủ luật giao thông, dừng lại khi đèn đỏ là được. Còn lỡ có gặp đoàn đông cùng dừng lại vẫy cờ, hò hét cũng đừng làm lâu quá. Tránh gây cản trở giao thông, để ai không đi bão được về nhà an toàn.

Lái xe lạng lách hay quá tốc độ đương nhiên nguy hiểm rồi. Hãy làm chủ tốc độ và đừng dùng rượu bia trước bão nhé.

Bán gì kiếm được tiền khi có đợt đi bão?

Nhìn vào bức hình dưới đây, bạn sẽ thấy được 3 món có thể hốt tiền trong đợt bão:

13 - Đi bão là gì và bắt đầu của nó?

  • Bán đồ cổ vũ: cờ, kèn, trống…
  • Bán xăng: tối rồi cây xăng đóng cửa, cây xăng cục gạch này quả là hữu hiệu.
  • Sửa xe: chạy bạt mạng, gầm rú xe hư bất ngờ, cơ hội cho những ai sửa xe đêm.

Những bài hát phổ biến dùng khi đi bão

  • Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
  • Nối vòng tay lớn.
  • Việt Nam ơi.

https://www.youtube.com/watch?v=Uou9yfTzsEM

Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã cho bạn một ít thông tin về đi bão. Hy vọng chúng ta sẽ có nhiều niềm vui để bão cùng nhau không chỉ có bóng đá. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết Đi bão là gì và bắt đầu của nó? Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Trend là gì nhé.

Bài viết đăng đồng thời trên Nguyentrungkien.info

Tìm hiểu Review – Reviewer là gì, là ai?

Review là gì? Reviewer là gì?  Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Deadline là gìAgency là gì

Review là gì?

Review là 1 từ tiếng anh. Dịch ra tiếng Việt có thể hiểu là đánh giá. Đánh giá ở đây là đánh giá 1 về thứ gì đó. Như là đánh giá thiết bị công nghệ, sách, dịch vụ, khách sạn, đồ ăn, nhà hàng, quán ăn, 1 thứ gì đó,….

Việc dùng từ Review thay từ đánh giá thì bản thân mình nghĩ chắc do nó ngắn gọn và nghe có vẻ chuyên nghiệp kiểu lai lai nước ngoài sang chảnh mà thôi. Dân tình dùng riết, nên giờ nó trở nên quá phổ biến luôn.

Tìm hiểu Review - Reviewer là gì?

Ví dụ:

Như đánh giá điện thoại Iphone, Bphone, Samsung chất lượng ra sao, mẫu mã thế nào. Hiệu suất ra sao, chụp hình có đẹp hay không….

Như ở mảng điện thoại, công nghệ thì Vật Vờ là người đánh giá hàng đầu tại Việt Nam rồi. Ngoài còn rất nhiều người khác như Tony Phùng,….

Mảng máy ảnh thì đánh giá máy chụp hình ra sao. Có những chức năng gì, đối tượng người dùng là ai, ai nên mua máy này. Ảnh chụp ra từ máy ảnh đang được review….Mảng này thì có những kênh Review nổi tiếng mà cá nhân mình biết như:

50mm Vietnam:

https://www.youtube.com/channel/UCQ_f__j5PR4Hs4XwIHHweEg

Duy Tom:

https://www.youtube.com/channel/UC8UH_VfPn2_Qp81xg5bUChQ

Peter Pham:

https://www.youtube.com/channel/UCurxUBZXw-FBRJoXfkpIiRg

Kieu Truong:

https://www.youtube.com/channel/UCKzpzY2gItFwigz47ZZPugw

DucTienLucas:

https://www.youtube.com/user/DucTienLucas

Thai Light Photography: https://www.youtube.com/channel/UCzPaEUhOKyJn0BLmMLDVuRw

Lạ Camera:

https://www.youtube.com/channel/UC7bGNnC14arpgvp98O4oclA

….

Reviewer là gì, là ai?

Reviewer chính là để nói đến người thực hiện đánh giá sản phẩm dịch vụ, hay 1 cái gì đó. Đánh giá này thì ai cũng có thể đánh giá được thôi. Nên ai cũng có thể là 1 Reviewer cả. Thời buổi này chỉ cần quay video đánh giá, hoặc viết bài đăng lên mạng là có thể làm 1 reviewer rồi.

Nhưng vấn đề quan trọng là danh tiếng, sự hiểu biết của người đánh giá mới quyết định. Chứ người vô danh hoặc người chưa đủ hiểu biết mà đánh giá thì chẳng ai tin cho nổi.

Cái danh tiếng này thì phải tự xây dựng mà thôi. Như đối với những người chuyên đánh giá. Đã nổi tiếng rồi, thì những đánh giá của họ rất có trọng lượng. Tiêu biểu thì phải kể Vật vờ trong mảng điện thoại rồi.

Review 5* là gì?

Review 5* tức là để lại đánh giá 5 sao cho 1 dịch vụ nào đó. Ví dụ bạn đặt giao đồ ăn trên Shopee Food(Now) khi hoàn thành đơn hàng sẽ có phần đánh đơn hàng vừa đặt. Và tài xế giao hàng, ví dụ món dở, bạn có đánh giá thấp hơn 5 sao.

Tài xế giao hàng Shipper có thái độ tốt. Bạn có thể đánh giá 5 sao cho họ.

Như review trên facebook thì thường là đánh giá Fanpage mà thôi.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Review – Reviewer là gì, là ai? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về Review và Reviewer là gì. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Marketing có mấy P và bao nhiêu P là mới nhất? nhé.

Agency là gì và nghĩa thường dùng trong marketing truyền thông?

Như trong bài marketing mình từng nói về làm marketing tại agency, nay mình sẽ giải thích rõ nghĩa từ agency hay dùng tại Việt Nam. Về tiếng Anh, agency cũng đa nghĩa và dùng trong nhiều hoàn cảnh, nhưng tại Việt Nam, agency chỉ dùng nhiều trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo hay dịch vụ PR. Trong bài này, hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu những ý nghĩa cơ bản từ tiếng Anh đến cách dùng phổ biến trong tiếng Việt nhé.

15 - Agency là gì và nghĩa thường dùng trong marketing truyền thông?

Agency là gì trong tiếng Anh?

Theo từ điển Oxford thì agency gồm 4 ý nghĩa sau:

  • Một tổ chức đứng ra thương lượng hoặc giao dịch cho một tổ chức hoặc công ty khác.
  • Một tổ chức/công ty cung cấp một dịch vụ theo yêu cầu của tổ chức khác. Ít ai nói đến công ty gia công sản phẩm, chỉ hay dùng theo nghĩa dịch vụ.
  • Một cơ quan hoặc tổ chức của chính phủ. Ví dụ như thông tấn xã Việt Nam có tên tiếng Anh là Vietnam News Agency.
  • Được dùng trong một cụm danh động từ. Hơi khó hiểu và có lẽ ít sử dụng. Ví dụng: She was freed from prison through the agency of her doctor. Tạm dịch là cô ấy được trả tự do nhờ hành động của bác sĩ riêng của cô ấy.

Agency thường dùng trong tiếng Việt là gì?

Agency dùng trong tiếng Việt hiện tại giống nghĩa thứ 2 thường dùng trong tiếng Anh. Agency được hiểu là công ty làm dịch vụ tại Việt Nam như agency quảng cáo, agency PR hay agency du lịch…

Cách nói thường dùng là:

  • Đưa qua agency cho nó làm.
  • Kêu agency gửi báo giá.
  • Nhờ agency thực hiện…

Tùy từng phòng ban sẽ dùng một agency theo lĩnh vực đó, chủ yếu là phòng marketing với các agency truyền thông như quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện event, digital ad, google ad hay Facebook ad…

Tốt nhất không nên dịch từ này ra nghĩa tiếng Việt. Vì chỉ có từ đại lý để nói về từ này, trong khi đó đại lý trong tiếng Việt lại dùng với ý nghĩa là công ty phân phối hàng hóa sản phẩm, gần với nghĩa kênh phân phối nhiều hơn.

Công ty Agency là công ty gì?

Công ty agency là công ty cung cấp dịch vụ cho một hoặc nhiều công ty khác. Nó không tính các công ty gia công linh kiện, sản phẩm cho các công ty khác.

Agency chủ yếu là dịch vụ truyền thông. Đòi hỏi nhân sự trẻ và ý tưởng dạt dào vì yêu cầu đặc thù của ngành. Áp lực công việc và cạnh tranh cũng rất lớn thậm chí các công ty lớn cũng có thể mất hợp đồng nếu ý tưởng đề xuất không được khách hàng chọn.

Với những ai còn trẻ và đam mê nghề marketing, nên thử đi lên từ một công ty agency truyền thông. Áp lực cực lớn và môi trường thay đổi liên tục khiến bạn khó nhàm chán. Việc thường xuyên không có nhà đối với các bạn làm agency event không có gì lạ, hay như bắt đầu chiến dịch truyền thông cho khách hàng bạn về nhà vào ngày hôm sau cũng bình thường luôn. Và đương nhiên, deadline cũng là nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Nhưng cái gì nỗ lực và đạt thành quả thì tận hưởng cảm giác nó ngọt ngào lắm, có lẽ khó mà mô tả cho các bạn.

Agency khó thích hợp với ai cần sự ổn định và lớn tuổi, không còn linh hoạt trong suy nghĩ và ít ý tưởng. Sự đảo thải và cạnh tranh lớn có thể khiến bạn không còn ở trong ngành. Nhưng kinh nghiệm từ agency luôn giúp bạn có cái nhìn thực tế và hiểu rõ cách vận hành của ngành truyền thông, từ đó bạn sẽ làm marketing tốt hơn và thực tế hơn.

16 - Agency là gì và nghĩa thường dùng trong marketing truyền thông?

Ngôi nhà kiến thức hy vọng đã giúp bạn có hiểu được ý nghĩa của từ Agency trong tiếng Việt và tiếng Anh. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết Agency là gì và nghĩa thường dùng trong marketing truyền thông? Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Review là gì nhé.