Posts tagged Ngày lễ tết

Tết Trung Thu là ngày tết gì và khi nào diễn ra 2023?

🥮Tết Trung Thu là ngày gì, Trung thu là ngày nào, bao nhiêu trong năm 2021? Nguồn gốc của ngày Trung Thu ra sao? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ngày quốc tế thiếu nhi là gì – Thứ 6 ngày 13 là ngày gì

Tết Trung Thu là ngày gì?

Tết Trung Thu là một ngày lễ truyền thống phi tôn giáo của các dân tộc Á Đông. Tết này tổ chức như mốc đánh dấu kết thúc một vụ mùa trong năm.

Tết này còn có 3 tên gọi khách là: Tết thiếu nhi, Tết trông trăng, Tết đoàn viên…

Ngày này cũng có số phong tục quen thuộc như các ngày lễ phi tôn giáo khác của Á Đông như Tết Đoan Ngọ. Mọi người gặp nhau, thăm hỏi, bày cỗ và ngắm trăng (nguồn gốc cách gọi Tết Trông Trăng là đây).

Đương nhiên, trẻ con những ngày này chạy qua chạy lại vui chơi. Người lớn tặng cho các em bánh, lồng đèn, tổ chức múa lân, hội chợ… để các em vui chơi.

Món ăn khác biệt giữa Tết Trung Thu và Tết Đoạn Ngọ là bánh trung thu. Bánh Trung Thu có 2 loại bánh dẻo và bánh nướng, loại bánh đặc biệt chỉ có khi mùa Trung Thu tới.

Tết Trung Thu diễn ra khi nào, vào ngày nào năm 2023?

Năm 2023, Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 29/09/2023.  Năm nay dịch dã nên chắc dân tình không còn tâm trạng mà ăn trung thu nữa rồi.

Trung Thu diễn ra theo lịch mặt trăng (Âm lịch). Ngày Tết Trung Thu là ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm trăng tròn nhất trong năm, trùng với thời điểm sắp vào thu. Mùa màng bắt đầu được thu hoạch và cất vào kho chờ ngày đông tới.

Chiếu theo dương lịch, Tết Trung Thu thường diễn ra vào Giữa tháng 9 đến đầu tháng 10. Phương Tây gần như không có khái niệm này. Có thể ngày Halloween có nét tương đồng hơn, tuy nhiên nó lại hơi giống hoạt động của Tháng cô hồn của Á Đông hơn.

hqdefault-2

Nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu

Có 3 nguồn gốc của ngày Tết Trung thu:

  1. Bắt nguồn từ các dân tộc theo văn minh lúa nước tại sông Dương Tử và sông Hồng. Đây là ngày thu hoạch vụ mùa. Người dân tụ tập ca hát nhảy múa mừng vụ mùa bội thu. Theo sách phong tục của Phan Kế Bính, dấu hiệu Tết Trung Thu đã ghi nhận trên trống đồng cổ nhất và toàn vẹn nhất là Ngọc Lũ.
  2. Bắt nguồn từ truyền thuyết Đường Minh Hoàng ghé thăm Cung trăng trong mơ. Ông trị bệnh bằng một loại thuốc có thể là một chất gây nghiện. Ông đã mơ đặt chân lên tới mặt trăng, gặp Hằng Nga và dạo quanh ngắm cảnh. Sau đó, vua cho tổ chức lễ hội vào ngày rằm. Lý do này hơi khó thuyết phục vì sau đó ông phải chạy loạn nên một ngày truyền thống được tạo nên lúc này sẽ khó duy trì.
  3. Có sử sách chép rằng Tết Trung Thu có từ thời Xuân Thu. Lúc đó văn minh Trung Hoa còn ở trong khoảng không gian nhỏ hẹp ở phía Bắc Trung Quốc. Có thể họ đã học hỏi nghi lễ này từ những người theo văn minh lúa nước phía Nam. Tuy nhiên, ghi chép về ngày này không nhiều do chiến tranh liên miên. Người dân lo sống còn không ổn nên chẳng ai lo nổi một ngày lễ giữa  năm làm gì.

Bây giờ thì không có tranh cãi nhiều về nguồn gốc của ngày này. Tết Trung Thu trở thành lễ chung của Trung Quốc, Hàn Quốc (tên là Chuseok), Việt Nam và Nhật Bản. Mỗi quốc gia có 1 nghi lễ tổ chức khác nhau cũng như ẩm thực cũng có chút khác biệt nhỏ.

Các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao cũng tổ chức lễ Trung Thu theo truyền thống lâu nay.

tet-trung-thu-la-ngay-gi

Các bài hát dịp trung thu:

Các bài hát thiếu nhi:

https://www.youtube.com/watch?v=fusVTGuCEwk

 

🥮Bánh Trung Thu truyền thống là gì và hiện đại bây giờ ra sao?

🥮Bánh Trung Thu thường là bánh ngọt có vỏ bằng bột mì dày khoảng 1 cm. Tuy nhiên, loại bánh này ở Việt Nam chỉ còn dùng biếu nhau. Các tiệm bánh đã biến tấu thành nhiều vỏ và nhân khác nhau như: vỏ rau câu, vỏ khoai môn, nhân sô cô la, nhân sầu riêng…

Bánh Trung Thu bây giờ có nhiều người tự sản xuất và thực hiện theo quy mô nhỏ. Bánh theo quy mô công nghiệp đang thất sủng vì vị quen thuộc. Bánh dẻo là loại bánh dễ làm nhất. Nhưng do vỏ ngọt ít đậm đà nên bánh nướng vẫn được chuộng hơn.

banh-trung-thu

Hy vọng qua bài viết Tết Trung Thu là ngày tết gì và khi nào diễn ra 2021 đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Chú Cuội là ai và tại sao gắn liền với ngày Tết Trung Thu nhé.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì, là ngày nào năm?

Giỗ Tổ Hùng Vương là gì?

Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày tưởng niệm những người được cho là sáng lập nên nước Việt Nam từ thời cổ đại. Lúc đó sử sách chưa có ghi chép rõ ràng mà chỉ truyền miệng.

Những vị này gồm bao nhiêu người cũng đang là dấu hỏi lớn. Như trong bài Vua đầu tiên của Việt Nam là ai? GGDIC cũng liệt kê ra 18 đời vua Hùng, kéo dài khá lâu. Vì thế mới có giả thiết đây là 18 triều đại chứ không phải 18 người.

Có thể bạn quan tâm: Ngày của Cha là gìNgày của mẹ là gìTết Đoan Ngọ khi nào

3 - Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì, là ngày nào năm?

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nào trong năm 2022

Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10/3 Âm Lịch hàng năm. Thời gian này tại Phú Thọ rất đông người. Năm ngoái việc chen lấn diễn ra khá lớn khiến cho khu vực Đền Hùng quá tải. Vì thế thuật ngữ Đền Hùng thất thủ ra đời.

Năm 2022, Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/04/2022.

Tục giỗ tổ đã có trước vào ngày chính thức 10/3 Âm Lịch. Thường Lễ được tổ chức vào mùa thu. Tới thời vua Khải Định nhà Nguyễn, việc cúng tổ được luật hóa vào 10/3 Âm Lịch hàng năm.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2012.

Lễ Giỗ Tổ được công nhận là lễ nghỉ vào năm 2007. Trước đó, thời VNCH, Lễ giỗ tổ đã là ngày nghỉ lễ chính thức.

Câu ca dao nổi tiếng về Tục cúng tổ Hùng Vương

Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Dù ai buôn bán gần xa,
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Hy vọng qua bài viết Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì, là ngày nào năm ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Giang Cư Mận là ai và tại sao bọn họ lại nguy hiểm đến vậy? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Lễ tro là ngày gì và khi nào diễn ra?

Lễ tro là gì?

Lễ Tro là một trong những ngày lễ lớn và bắt buộc mọi giáo dân bên Công giáo phải tham dự đầy đủ. Lễ này nhắc nhớ con người được làm từ bụi tro và sám hối để mừng ngày lễ trong đại sắp tới: Lễ Phục Sinh.

Ý nghĩa lễ này bắt nguồn từ 1 đoạn trong Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo nói về con người được làm từ bụi đất. Và sau khi qua đời sẽ về lại với bụi đất. Lễ nhắc cho con người nhớ sự  mỏng giòn của sự sống và sám hối ăn năn tội lỗi đã phạm.

5 - Lễ tro là ngày gì và khi nào diễn ra?

Tiếng Anh là Ash Wednesday Mass.

Ngày nay, khoa học đã khám phá ra rằng cơ thể sống con người cấu thành chủ yếu bởi các phân tử vật chất như: Carbon, Hydro, Oxy, Nitrogen, Canxi, Photphorus, Kali… Và khi sự sống kết thúc, các nguyên tử phân rã từ từ và trở lại vào lòng đất, chờ được tiếp nhận vào cơ thể sống mới. Nghe có vẻ bạn đã có câu trả lời khoa học cho thuyết luân hồi của Phật giáo.

Dấu hiệu của người tham dự Lễ tro

Tại Lễ tro, các người giúp lễ sẽ quẹt một dấu tro đốt từ lá lên trán hoặc tóc người tham dự. Tại các nước Âu Mỹ, người ta tự hào về dấu hiệu trên trán đó và để nguyên khi đi làm.

Tại Việt Nam, người tham dự thích làm dấu trên tóc nhiều hơn. Có lẽ do thói quen hoặc không muốn phô trương dấu hiệu này trên trán. Sợ bị mang tiếng mất vệ sinh.

Khi nào tới Lễ tro?

Có cách tính khá phức tạp dựa vào ngày Xuân Phân 21/3 và ngày rằm của tháng 4. GGDIC chỉ cho các bạn cách dễ tính nhất là tháng 4 có ngày rằm nào, chủ nhật sau ngày đó là Lễ Phục Sinh. Bạn đếm ngược từ thứ 7 kế lễ Phục Sinh ngược về 46 ngày là ra được Lễ Tro.

Các ngày lễ tro của những năm tiếp 

  • Lễ Tro 2021 là vào ngày 17/02/2021
  • Lễ Tro 2022 là vào ngày 02/03/2022
  • Lễ Tro 2023 là vào ngày  22/02/2023
  • Lễ Tro 2024 là vào ngày 14/02/2024
  • Lễ Tro 2025 là vào ngày 05/03/2025

Hy vọng qua bài viết Lễ tro là ngày gì và khi nào diễn ra ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Lễ Lá là ngày gì và khi nào diễn ra nhé. Hãy theo dõi GGDIC để luôn có thông tin mới mẻ.

Ngày lễ Thánh Patrick là gì và khi nào diễn ra?

Ngày Lễ thánh Patrick là gì?

Ngày lễ thánh Patrick là lễ hội của người Ireland (hay còn gọi là Ái Nhĩ Lan). Đây là lễ hội mang tính tôn giáo của một dân tộc mà ảnh hưởng nhiều đến các nước phát triển nhất. Vì người Ireland định cư khá đông tại các nước phát triển như Gia Nã Đại, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan.

Hằng năm đến lễ hội, các quốc gia này và cả nước Ireland như bị nhuộm xanh màu của cỏ 3 lá (tên tiếng Anh là shamrock). Và lễ hội này gắn với 1 vị đã mang Thiên Chúa giáo đến đảo quốc Ireland.

7 - Ngày lễ Thánh Patrick là gì và khi nào diễn ra?

Thánh Patrick là ai?

Thánh Patrick là vị thánh của Giáo hội Công giáo. Ông là người Anh, có tài liệu cho rằng ông sống ở Cumbria. Hồi nhỏ ông bị hải tặc bắt tới đảo Ireland. Sau khi trốn thoát, ông đã tu học và quay trở lại hòn đảo nơi bị giam cầm để truyền đạo.

Tại Việt Nam, lịch lễ Công Giáo gọi ông là Patricio (đọc phiên âm là Pa Tri Xi Ô). Ông được dân Ireland tôn làm thánh bảo trợ cho quốc gia.

8 - Ngày lễ Thánh Patrick là gì và khi nào diễn ra?

Thánh Patrick (Patricio) là vị thánh bảo trợ của đất nước Ireland. Hình chụp từ kính nhà thờ tại Ohio, Hoa Kỳ (Nguồn: Wikipedia)

Trong các tài liệu chính thức về ông thì có 2 câu chuyện liên quan là:

Đuổi rắn độc ra khỏi Ireland

Tương truyền rằng, ông đã đứng trên một tảng đá cao. Ông đập vào đá và đuổi rắn độc ở Ireland chạy ra biển và chết hết ở đó. Có tài liệu cho rằng hình ảnh ông đuổi rắn độc khỏi đảo Ireland là việc ông đã truyền đạo tại đây và kéo theo sự khai tử các tà giáo đang thịnh hành tại đây. Ireland thời ông là vùng đầy dân man di từ tứ xứ.

Dùng cỏ 3 lá để minh họa cho bài giảng

Như chúng ta đã biết, cỏ ba lá (diệp tam thảo) thực chất chỉ có 3 lá. Người ta đồn rằng ai tìm được cỏ có 4 lá sẽ rất may mắn. Nhưng nó chỉ là truyền thuyết thôi nhé.

Tại sao Patrick lại dùng cỏ 3 lá để minh họa cho Kinh thánh. Trong Kinh thánh có giáo thuyết nói rằng vị Chúa có 3 hình tượng, nhưng 3 người đó lại là một. 3 hình tượng hay biểu tượng đó có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Giống như một nhà nước có 3 nhánh quyền lực vậy. Do dân trí thấp, mà cỏ 3 lá thì mọc hoang nhiều. Vì thế, thánh nhân đã dùng cỏ 3 lá để minh họa cho giáo thuyết không dễ hiểu này.

Ngày Lễ thánh Patrick khi nào diễn ra?

Tại Ireland, lễ thánh Patrick là ngày lễ lớn. Lễ này cũng được kỷ niệm tại các nước như Anh và Bắc Âu. Lễ hội kéo dài từ ngày 13 đến 18 tháng 3 hàng năm. Khi nào bạn thấy xuất hiện của màu xanh shamrock trên đường phố là bạn biết lễ hội này sắp tới.

Tại các nước có đông kiều dân Ireland, lễ hội này là mùa thương mại lớn trong năm. Các hãng thương mại điện tử như Amazon, Ebay và bán lẻ như Walmart, Costco của Mỹ luôn dành những ưu đãi hoặc giảm giá trong mùa này.

Còn giáo hội Công giáo có ngày kính lễ riêng là ngày 17/3 hàng năm. Tại Việt Nam, vị thánh này không nổi tiếng lắm và ngày lễ cũng diễn ra như bình thường, không phải là lễ bắt buộc.

9 - Ngày lễ Thánh Patrick là gì và khi nào diễn ra?

Hy vọng qua bài viết Ngày lễ Thánh Patrick là ngày gì và khi nào diễn ra? ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết kế tiếp nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Những điều nên làm trong ngày Tết

Ngày Tết lại về, mọi người tất bật trong những dịp cuối năm. Tâm trạng căng thẳng vì đầu năm việc chuẩn bị cho 1 năm đang nhiều mà lại có 1 đợt nghỉ ngang. Điều này cũng khiến cho 2 bên chia ra khẩu chiến trong việc bỏ hay giữ lại Tết Ta. D

ù kết quả thế nào, Tết vẫn diễn ra và chúng ta sẽ được nghỉ mấy ngày. Tuy nhiên, dù mang tiếng là nghỉ nhưng bạn rất nên làm những điều này, để hy vọng 1 năm may mắn và đầy phúc lộc. Vậy những điều nên làm trong ngày tết là gì?

Có thể bạn quan tâm: Những câu chúc Tết hay và ý nghĩa – Những điều kiêng kỵ không nên làm trong ngày Tết

Đi chùa sau khi giao thừa lấy lộc an lành

Đây là một truyền thống nhiều đời của dân Việt. Giao thừa là thời khác quan trọng và sau đó phải tới chùa để cầu phúc lộc cho năm mới. Lời chúc chỉ đơn giản, khấn vái rồi cắm nhang. Thời khắc này các chùa khói nhang nhiều nên đừng ở quá lâu kẻo ảnh hưởng đường hô hấp.

Đi lễ nhà thờ cầu cho ông bà tổ tiên vào mùng 2

Chắc bạn nghe lạ vì người đạo Chúa cũng thờ ông bà sao? Thật ra họ thờ kiểu khác và riêng đặc biệt với người Công Giáo (một nhánh lớn của đạo Chúa) dành hẳn ngày mùng 2 cầu cho ông bà tổ tiên. Nhiều bạn có đạo có lẽ còn chưa biết nên tới mùng 2 nhớ đi lễ nhé.

Quét nhà vô trong nếu nhà có rác

Nên nhớ là bất đắc dĩ lắm mới phải quét nhà, lỡ nhà có quá dơ do trẻ em phá nên quét nhà từ cửa vào và thu lại bỏ thùng rác. Tuyệt đối hạn chế quét từ trong ra!

Không bỏ rác trong 3 ngày đầu của Tết

Quan niệm dân gian 3 ngày đầu năm chỉ có vô chứ không có ra. Nếu vận xui thì cho ra như lỡ có động vật hôi chết. Còn lại phải giữ trong 3 ngày đầu năm của Tết. Sau 3 ngày đó mới đổ rác, nếu đổ sớm sẽ bị cho là đổ tài lộc năm mới đi.

Những điều nên làm trong ngày Tết

Coi hướng xuất hành ngày đầu năm

Coi hướng xuất hành để cả năm hanh thông, làm ăn thuận lợi. Thật ra ít người để ý đến việc này nữa, chủ yếu ra khỏi nhà tiện hướng nào thì đi. Coi hướng tùy vào tuổi gia chủ, mạng ngũ hành…

Mua đồ ăn Tết vừa phải không tạo sự thừa mứa

Tết kéo không quá dài, nhiều cửa hàng đã mở bán từ Mùng 2. Việc trữ quá nhiều đồ sẽ làm tâm lý ngán ăn và tốn kém trong việc bảo quản.

Giảm món ăn có chất béo

Dinh dưỡng và thực phẩm giờ đầy đủ, bạn không cần tích mỡ hay béo từ ngày tết làm gì. Đồ ăn hàng ngày của bạn cũng chứa đầy rồi. Cân nhắc những món ăn nhiều rau và ít béo để không quá ký sau Tết.

Bớt uống nước ngọt hoặc nước lạnh

Đây là lúc thời tiết thất thường, miền Bắc rất lạnh, miền Nam sáng nóng tối lạnh. Bạn uống đồ lạnh hoặc đồ ngọt nhiều dễ viêm cổ họng, ăn Tết mất ngon.

Hạn chế con trẻ rung lắc cây

Nụ hoa và lá chưng tết thường khá mong manh. Trẻ con hay nghịch phá nên để cây chưng tết góc khuất hoặc trên cao. Rung lắc cây làm rụng nụ và lá cũng không may mắn lắm.

Mở hàng sớm nhất nên từ Mùng 2

Mùng 1 là hoàn toàn nghỉ ngơi, Mùng 2 hãy bán trở lại nếu khách có nhu cầu. Đa phần những siêu thị hay trung tâm thương mại có mở cửa vào chiều mùng 2.

Mua đồ dự phòng cho bàn thờ đủ cho 3 ngày đầu của Tết

Bàn thờ ông bà ngày Tết luôn phải trong tình trạng tốt nhất. Hư là phải thay ngay như bóng đèn thờ, dĩa để đồ cúng, đèn cầy, lư hương… Sự cố luôn bất ngờ xảy ra nhưng dự phòng sẵn vẫn tốt hơn.

Thăm nhà người có tang hoặc đang để tang

Tang lễ nghe xui nhưng nếu bạn ưu tiên thăm nhà người có tang hay đang để tang là tạo phúc cho mình. Vì những người có tang hay để tang không đi đâu được trong mấy ngày Tết do kiêng kị. Hãy tới thăm hỏi họ để giúp họ bớt buồn chán nhé!

Thăm toàn bộ bà con với những cặp mới cưới

Đây là nét văn hóa riêng của người miền Bắc. Tết đầu tiên cặp vợ chồng mới cưới phải ra mắt toàn bộ bà con họ hàng. Đây cũng là dịp để mọi người chúc phúc và đôi vợ chồng trẻ nhận ra bà con của mình. Vì có lẽ trong cuộc sống hàng ngày, 2 người khó mà gặp hết bà con trong họ.

Mặc đồ có màu sắc tươi sáng

Mùa xuân mà! Đừng mặc những bộ đồ gợi cảm giác buồn. Đầu năm vui thì cả năm mới vui! Bạn đến thăm nhà người khác cũng thấy vui, vì thế đừng mặc đồ có màu sắc u ám, biểu tượng kích động hay gợi cảm giác buồn.

Nên mặc màu đỏ như bao lì xì cho may mắn nhé.

Mua vàng vào ngày mùng 10 Thần Tài

Do đây là ngày vía Thần Tài, do đó có quan niệm là nên mua vàng trang sức vào ngày này để cả năm được may mắn mua vàng thường xuyên.

Đây là những điều kiêng kỵ mà mình tổng hợp lại từ nhiều nguồn khác nhau. Hy vọng các bạn qua bài viết Những điều nên làm trong ngày Tết, thì bạn sẽ biết những điều nên làm trong ngày Tết nhé. Ngôi nhà kiến thức xin gửi lời chúc: Chúc các bạn một năm mới vui vẻ tràn đầy hạnh phúc, tài lộc.

Ngày lễ tình yêu Valentine là gì, là ngày nào trong năm?

Ngày lễ tình yêu Valentine là gì?

Ngày lễ tình yêu Valentine là ngày những cặp đôi sắp yêu nhau tỏ tình, đang yêu nhau thì có dịp mặn nồng và đã kết hôn có thể ngồi ôn lại kỷ niệm của những ngày yêu nhau.

Có thể bạn quan tâm: Lễ thất tịch là ngày gìTình yêu đơn phương là gì

Lễ này còn có nhiều tên gọi tắt như: Lễ tình nhân, Lễ tình yêu, Valentine… hay có thể gọi vui là ngày Va lung tung.

Lễ này du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 2000. Ban đầu có lẽ ít ai nhận ra vì chỉ những ai tiếp xúc với văn hóa phương Tây, người ngoại quốc tham gia, còn lại chưa biết nhiều. Sau đó, lễ này trở thành cơ hội kinh doanh lớn.

Chi tiết thú vị là lễ này hay bị rơi vào dịp Tết Nguyên Đán nên đôi khi các cặp đôi phải ngậm ngùi xa nhau. Vì có những ngày của Tết Nguyến Đán phải ở bên gia đình, các cặp đôi chưa kết hôn khó thu xếp ở bên nhau.

11 - Ngày lễ tình yêu Valentine là gì, là ngày nào trong năm?Nguồn gốc của Ngày lễ tình yêu Valentine

Vào những năm đầu công nguyên, hoàng đế La Mã muốn bắt thanh niên đi lính nên đã ra lệnh cấm làm lễ kết hôn, cấm việc hẹn hò trai gái và nói ngắn gọn ông muốn khai tử tình yêu. Mục tiêu chỉ để tạo ra quân lính không vướng bận để lo chiến đấu.

Một vị linh mục tên là Valentine đã chống lệnh. Ông đã lén tổ chức lễ cưới theo nghi lễ Thiên Chúa giáo cho nhiều cặp đôi. Ông đã bị bắt và tống giam vào ngục. Với tội trạng rõ ràng, ông bị hoàng đế ép tội tử hình. Trước ngày ra pháp trường, một em gái của cai tù đã được lén cho vào gặp ông. Hai người trò chuyện hàng đêm như 2 người bạn tri kỷ.

Ngày ra pháp trường, ông gửi thư lần cuối cho em gái viên cai tù. Cuối thư ông ghi From my Valentine – Tình yêu của Valentine dành cho con. From My Valentine trở thành câu khẩu hiệu cho hàng tỷ tấm thiệp gửi nhau dịp lễ này. Sau này, nhiều thiệp ghi hẳn thành 1 câu tỏ tình khéo léo là “Be my Valentine”.

Truyền thuyết về lễ này không được ghi nhận bởi giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã. Còn xét riêng về châu Á có ngày tương tự là Lễ Thất Tịch 7/7 Âm Lịch.

Lễ Tình yêu Valentine là ngày nào trong năm?

Lễ tình yêu Valentine được tổ chức vào ngày 14/2 hàng năm.

Tại Nhật, ngày 14/2 là dịp nữ tỏ tình với nam. Tới 14/3, nam sẽ tặng lại quà cho nữ để thể hiện sự chấp nhận hoặc không tình cảm của cô gái. Nếu nữ được nhận bánh rán thì có nghĩa là “Anh Yêu Em”, kẹo nghĩa là “Anh Mến Em”, còn chocolate trắng nghĩa là “Anh Muốn Làm Bạn với Em”.

12 - Ngày lễ tình yêu Valentine là gì, là ngày nào trong năm?

Hy vọng qua bài viết Ngày lễ tình yêu Valentine là gì, là ngày nào trong năm ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Những câu hỏi hay thay cho những câu tế nhị cho ngày Tết Nguyên Đán nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Ngày Tết Nguyên Đán hay Tết ta là gì và có nên giữ lại hay nhập chung với Tết Tây?

Tết Nguyên Đán, Tết ta là gì?

Tết Nguyên Đán là ngày mở đầu cho 1 thời khắc chuyển giao vụ mùa mới trong 1 năm. Nguyên thủy bắt nguồn từ tập quán làm nông của cư dân vùng Đông Á có cả Việt Nam. Họ đã chia 1 năm có 24 tiết, đọc chại đi thành Tết. Như thế, Tết Đoan Ngọ hay Tết Trung Thu chính là 1 tiết trong âm lịch.

Có thể bạn quan tâm: Coupon là gì – Voucher là gì – Aurora là gì

Tết Nguyên Đán còn có nhiều tên gọi khác tùy vào khu vực như tại Việt Nam gọi là Tết Ta, tại Trung Quốc gọi là Tết Tàu. Theo lịch dùng thì gọi là Tết Âm lịch, tiếng Anh hay dịch nghĩa là Lunar New Year Day. Ngoài ra để khẳng định truyền thống người ta gọi là Tết cổ truyền, Tết Cả…

Người Hàn Quốc gọi Tết này là Seollal. Họ cũng nghỉ dài ngày và mặc đồ truyền thống Hanbok để thăm hỏi và chúc Tết nhau.

Nguồn gốc thì rõ ràng rồi, khởi phát từ khu vực là Trung Hoa ngày nay và lan ra những nước khác xung quanh. Chỉ có Nhật Bản đã bỏ từ lâu để theo Tết Dương Lịch.

14 - Ngày Tết Nguyên Đán hay Tết ta là gì và có nên giữ lại hay nhập chung với Tết Tây?

Tên gọi Tết Nguyên Đán theo từng năm

Tên gọi Tết Nguyên Đán theo hệ Thiên Can và Địa Chi đi với con số năm Dương Lịch để phân biệt. Vì có những năm tên gọi sẽ lặp lại và giống nhau.

Thiên Can 10 tên gồm có: Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý

Địa Chi 12 tên gồm có: Tý – Sửu – Dần – Mẹo (Mão) – Thìn – Tỵ – Ngọ – Thân – Dậu – Tuất – Hợi

Ví dụ năm nay:

  • Tết Nguyên Đán có tên là Đinh Dậu 2017
  • Năm tới sẽ là: Mậu Tuất 2018
  • Quý Hợi 2019…
  • Nhâm Dần 2022

Tết Nguyên Đán diễn ra khi nào?

Theo cách tính của Âm Lịch, ngày tháng và sự vận hành theo chuyển động của mặt trăng. Có những tháng sẽ được nhuần, tất nhiên sẽ không có nhuần tháng Giêng mà chỉ có các tháng trong năm. Vì thế Tết Nguyên Đán không có ngày cố định theo Âm Lịch như những ngày Tết khác. Ta chỉ có thể chắc rằng Tết Nguyên Đán không bao giờ trước 14/1 và sau 19/2 Dương Lịch.

Năm nay, Tết Nguyên Đán Nhâm Dần sẽ bắt đầu vào 01/02/2022.

Các địa phương tại Việt Nam hay có truyền thống bắn pháo hoa vào dịp này. Tham khảo Các địa điểm bắn pháo hoa tại TP.HCM dịp Tết Đinh Dậu 2017.

15 - Ngày Tết Nguyên Đán hay Tết ta là gì và có nên giữ lại hay nhập chung với Tết Tây?

Nhập chung Tết Tây hay Tết Ta có nên không?

Khoảng 10 năm trở lại, có ý kiến cho rằng việc nghỉ 1 lúc 2 dịp tết là Tết Tây và Tết Nguyên Đán là quá lãng phí. Văn hóa Tết cổ truyền bị biến đổi, văn hóa nông nghiệp bị thay thế dần do quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, nhóm bảo lưu cũng có ý kiến riêng của họ. Hãy tham khảo qua 2 ý kiến sau:

Đồng ý nhập chung

Vì những lý do sau:

  • Lệch nhịp làm việc với thế giới khiến cho cơ hội giao thương bị trôi qua.
  • Văn hóa tết không phù hợp với hoàn cảnh sống đô thị.
  • Nghỉ quá nhiều ngày khiến cho việc sắp xếp công việc sau Tết xáo trộn.
  • Đất nước còn nghèo không nên nghỉ quá nhiều.
  • Tết là gánh nặng với phụ nữ khi việc nhà tăng lên gấp bội.

Quan điểm này được ủng hộ bởi cô Phạm Chi Lan và Giáo sư Võ Tòng Xuân.

Phản đối nhập chung

Vì lý do sau:

  • Âm lịch là khoa học mùa màng, tài sản chung của nhân loại.
  • Nghỉ nhiều hay ít chả quan trọng bằng năng suất làm việc. Do Thái nghỉ thứ 6, thứ 7 hàng tuần, dân Đức làm có 6h/ngày… Ai dám bỏ 2 nước này mà giao thương với nước khác?
  • Văn hóa tết bị biến dạng do chính con người không hiểu rõ văn hóa.
  • Những ai xa nhà cả năm mới có dịp này để về.
  • Thời buổi nam nữ bình đẳng tự ôm gánh nặng vào người là thiếu khôn ngoan.

Chưa có nhân vật nổi bật nào ủng hộ quan điểm này.

Còn bạn? Bạn muốn nhập hay giữ nguyên?

Hy vọng qua bài viết Ngày Tết Nguyên Đán hay Tết ta là gì và có nên giữ lại hay nhập chung với Tết Tây? ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Ebay là gì nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Tết Dương Lịch hay Tết Tây là ngày gì và khi nào diễn ra?

Tết Dương Lịch là gì?

Tết Dương Lịch là cách gọi của chúng ta với Lễ mừng năm mới của người dân các nước dùng Dương Lịch cho hoạt động hàng ngày. Tết này du nhập vào nước ta bởi người Pháp, Pháp là nước đến từ Phương Tây nên dân gian hay gọi là Tết Tây để phân biệt với Tết Ta, Tết Tàu.

Một năm có 365/366 ngày. Đây là chu kỳ Trái Đất đã kết thúc 1 vòng quay quanh mặt trời. Thế giới văn minh đặt ra những ngày nghỉ để giúp con người tái tạo lại sức lao động, gặp gỡ mọi người, gắn kết tình thân… để chuẩn bị cho một năm làm việc đầy hứng khởi cho năm mới.

17 - Tết Dương Lịch hay Tết Tây là ngày gì và khi nào diễn ra?

Tết Dương Lịch khi nào?

Chính là ngày 1/1 hàng năm.

Năm 2023, Tết Dương Lịch sẽ vào ngày Chủ nhật 1/1/2023. Đây cũng là ngày nghỉ chính thức tại Việt Nam.

Do Tết Dương Lịch và Lễ Giáng Sinh rất gần nhau. Nêu trong nhiều thiệp chúc thường gom chung trong cụm từ: Merry Christmas and Happy New Year!

Lễ hội mừng năm mới Dương Lịch có gì vui trên thế giới?

Pháo hoa là phần nổi bật nhất trong các lễ mừng năm mới tại các nước. Đa phần tại các đô thị lớn. Một đợt bắn khá tốn kém. Các vùng khác thì có pháo bông mini bắn cũng tạm gọi có không khí chứ không cao hay thời gian kéo dài.

18 - Tết Dương Lịch hay Tết Tây là ngày gì và khi nào diễn ra?

Phần vui nhất trong các lễ hội mừng năm mới là pháo hoa (nguồn: Wikipedia)

Quảng trường là nơi tụ tập đông người nhảy múa, ca hát, biểu diễn mừng năm mới. Sau đó, họ sẽ cùng đếm ngược thời gian tới năm mới. Từ count down trở thành một tên gọi phổ biến cho những sự kiện đếm ngược chờ năm mới trên toàn thế giới.

Việt Nam mừng Tết Dương Lịch đa phần là cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam. Họ không có quảng trường như quê nhà. Họ tụ vào các bar, pub hay beer club để đón năm mới cùng nhau.

Dịp Tết Dương Lịch 2017, Sài Gòn có 2 điểm bắn pháo hoa là vị trí Hầm Thủ Thiêm (hầm sống Sài Gòn) và Công viên Văn hóa Đầm Sen. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương tiết kiệm nên năm này sẽ không có pháo hoa vào Tết Dương Lịch 2017.

Tết Dương Lịch có phải là lúc hát bài Happy New Year?

Chúng ta đang lầm tưởng cả thế giới sẽ hát Happy New Year và người Anh cũng thế. Thực ra không, Happy New Year không phải là bài hát ưa chuộng của người Anh hoặc Mỹ. Nó chỉ là 1 bài hát của nhóm nhạc lừng danh ABBA sáng tác và biểu diễn. Bài hát thường dùng trong năm của người Anh và Mỹ khắp thế giới là bài Auld Lang Syne.

Hy vọng qua bài viết Tết Dương Lịch là ngày gì và khi nào diễn ra? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tân Tây Lan là nước nào, ở đâu và nói tiếng gì? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Ngày Lễ cầu cho các linh hồn là gì và diễn ra vào ngày nào?

Lễ cầu cho các linh hồn là gì?

Lễ cầu cho các linh hồn là một trong những lễ lớn của Thiên Chúa giáo. Lễ này tổ chức để tưởng niệm và cầu nguyện cho những người đã khuất. Những người này chưa được phong thánh, nghĩa là những người bình thường đã qua đời.

Xem thêm: Lễ các thánh là ngày lễ gìLễ Lá là ngày gì – Lễ tro là ngày gì –  Mẹ Teresa là ai

Trong gia đình, đây là dịp lễ chung cầu cho ông bà tổ tiên của người Công giáo. Và có ý nghĩa nữa là nó cũng cầu luôn cho những linh hồn không nơi nương tựa, linh hồn mồ côi hoặc không có ai thờ phượng.

Đây là một lễ tương đồng nhất với Lễ Vu Lan của bên Phật giáo. Về ý nghĩa giống nhau là tưởng nhớ ông bà tổ tiên, nhưng bên Thiên Chúa chỉ cầu cho người đã khuất. Hoạt động ngày lễ này cũng không rầm rộ như lễ Giáng Sinh vì diễn ra trong phạm vi nhỏ hẹp. Chủ yếu tại nghĩa trang hoặc các nhà hài cốt.

le-cau-cho-cac-linh-hon-la-gi

Các tên gọi khác của lễ cầu cho các linh hồn

  • Lễ các đẳng linh hồn: đây là thuật ngữ chuyên biệt bên đạo Thiên Chúa. Có 3 đẳng là: linh hồn bị giam nơi luyện ngục (giống địa phủ hay âm phủ bên Phật giáo), linh hồn đang còn ở luyện ngục do còn tội lỗi, linh hồn đã thanh tẩy và được lên Thiên đàng.
  • Lễ cầu hồn.
  • Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.
  • Lễ các đẳng.

Lễ cầu cho các linh hồn vào ngày nào trong năm?

Lễ cầu cho các linh hồn diễn ra vào ngày 2/11 hàng năm. Nơi tổ chức thường là nghĩa trang, nhà hài cốt hoặc trong nhà thờ nếu xứ đạo đó không có nghĩa trang riêng, hay nhà hài cốt.

Tại Hungary, người dân gọi là Ngày người chết. Tại Ba Lan, người ta thắp nến quanh nhà thờ để các linh hồn tụ họp để cầu xin ơn sớm giải thoát khỏi luyện ngục. Vì thế những ngày này, nhà hài cốt hay nghĩa trang Công giáo thường mở cửa để mọi người vô viếng, thắp nến, thắp nhang, đọc kinh cầu nguyện…

Hành động ghi nhận việc tưởng niệm những người đã khuất đã được ghi nhận trong lịch sử Do Thái cổ đại. Tướng quân Giu đa Maccabê Giuđa Macabê sau khi thắng trận ông thu được hai triệu hai ngàn đồng bạc gởi về thành Giêrusalem để xin vị tư tế cầu cho những người lính đã phải tử trận.

Kinh cầu cho các linh hồn phổ biến thường đọc ngày lễ

Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, Chúa đã phán dạy rằng: “Bay hãy xin thì bay sẽ được”. Vậy con xin Chúa lòng lành vô cùng, thương đến các linh hồn nơi luyện ngục. Xin Chúa nghe lời con cầu xin kêu van, cho linh hồn ông bà, cha mẹ, anh em, bạn hữu con. Xin Chúa mở cửa Thiên Đàng cho các linh hồn ấy vào. Xin cho các linh hồn ấy được sự sáng vô cùng hằng soi cho liên. Amen.

Lạy Chúa, con ở dưới vực sâu kêu lên Chúa, xin Chúa hãy thương nhậm lời con kêu van, hãy lắng nghe tiếng con cầu xin. Nếu Chúa chấp tội, nào ai rỗi được? Bởi Chúa hằng có lòng lành, cùng vì lời Chúa phán hứa, con đã trông cậy Chúa. Linh hồn con cậy vì lời hứa ấy thì đã trông cậy Chúa.

Những kẻ làm dân Đức Chúa Trời, đêm ngày hãy trông cậy Người cho liên, vì Người rất nhân lành hay thương vô cùng, sẽ tha hết mọi tội lỗi kẻ làm dân Người thay thảy. Lạy Chúa con, xin cho linh hồn (tên thánh) được nghỉ ngơi đời đời, và được sáng soi vô cùng. Lạy Chúa con, xin cứu lấy linh hồn (tên thánh) cho khỏi tù ngục, và được nghỉ yên. AMEN.

Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, Chúa đã phán dạy rằng, con hãy xin thì con sẽ được. Vậy con xin Chúa lòng lành vô cùng thương đến các linh hồn nơi luyện tội. Xin Chúa nghe lời con cầu xin kêu van, cho linh hồn ông bà, cha mẹ, anh em, bạn hữu con. Xin Chúa mở cửa thiên đàng cho các linh hồn ấy vào. Xin cho các linh hồn ấy được sự sáng vô cùng hằng soi cho liên. AMEN.

Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho linh hồn (tên thánh) được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.

DOC-KINH-CAU-NGUYEN-CHO-CAC-LINH-HON

Đọc kinh cầu nguyện cho các linh hồn (nguồn: Wikipedia)

Hy vọng qua bài viết Ngày Lễ cầu cho các linh hồn là gì và diễn ra vào ngày nào đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Mạng xã hội hay Social Network là gì và tại sao nó quan trọng nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Lễ các thánh là ngày lễ gì và vào ngày nào trong năm?

Lễ các thánh là ngày gì?

Lễ các thánh là ngày lễ quan trọng mừng kính tất cả những ai đã được phong thánh bên đạo Công giáo. Số lượng những người được phong thánh theo thống kê tạm đã hơn 10.000 người.

Nếu tổ chức hết 365 ngày trong năm chắc hơn 50 năm mới tưởng nhớ hết. Lễ này tưởng nhớ chung hết tất cả những thánh không có ngày kỷ niệm riêng.

Tùy theo điều kiện của nhà thờ tại địa phương, lễ có thể được tổ chức ngoài nghĩa trang. Nhà thờ không có nghĩa trang thường tổ chức tại nhà hài cốt. Lễ này không phải là lễ của ông bà tổ tiên như lễ Vu Lan của Phật giáo. Ngày cho ông bà sẽ là ngày hôm sau.

Để tìm hiểu các thánh trong Thiên Chúa giáo là gì bạn có thể tham khảo bài viết: Thánh là ai?

le-cac-thanh-la-ngay-gi

Lễ các thánh diễn ra khi nào?

Lễ các thánh được diễn ra hằng năm vào ngày 1/11. Sau ngày Lễ hội Halloween và trước một lễ cũng không kém quan trọng khác là Lễ các linh hồn vào ngày 2/11 hàng năm.

Lễ này xuất phát từ thế kỷ thứ 4, ban đầu kỷ niệm những người được phong thánh tử vì đạo. Tử đạo bên Thiên Chúa là bị giết do theo đạo, không phải là dạng mang bom hay súng đi giết người bị bắn chết nha các bạn. Tử đạo kiểu khủng bố là giết người, chẳng có đạo nào tôn vinh giết chóc kiểu đó trừ khi đó là tôn giáo tà đạo.

Sau này, khi được tự do hơn, ngày này cũng tưởng niệm những người sống đạo đức, thánh thiện và giúp cho cộng đồng sống tốt hơn về tinh thần lẫn vật chất. Mẹ Teresa Calcutta là trường hợp thứ 2 này.

Tranh cãi về nguồn gốc lễ hội Halloween và Lễ các thánh

Có người bảo rằng lễ Halloween có trước. Nhưng chính cái tên Hallween bắt nguồn từ chữ All Hallow Eve, nghĩa là đêm cực thánh trước lễ các thánh.

Trong một bài viết của cha Giám Mục Phê rô Nguyễn Văn Khảm, cha có nói đến chi tiết là ngày này người ta quan niệm rằng mặt đất rung chuyển, ma quỷ trồi lên bắt linh hồn con người. Nhưng quan niệm này có trước khi đạo Thiên Chúa trở thành tôn giáo chính thức.

Vấn đề không phải có trước hay sau, nó mang lại lợi ích cho chúng ta về phần xác và phần hồn. Lễ Halloween tục hóa giúp tạo công ăn việc làm, Lễ các thánh giúp chúng ta nhớ về những người đánh kính đã khuất.

Đây chỉ là sự giao thoa và tiếp nhận văn hóa. Hoàn toàn không có dấu hiệu ai đàn áp ai như một số báo cố tình giật tít. Cứ vui với lễ hội và ai có đạo thì nhớ đi dự lễ. Không có chi phải tranh chấp làm gì!

Tên các thánh bổn mạng phổ biến mà người Việt thường chọn và thánh người Việt

Tên Thánh nữ

  • Maria (Mẹ Chúa Giê su)
  • Teresa (hay còn đọc là Tê rê xa, Việt Nam hay chọn Teresa Hài đồng Giê su)
  • Matta (đọc là Mác ta)
  • Anna (đọc là An-na), rất phù hợp cho bạn nữ tên An.
  • Lucia (đọc là Lu-xi-a)

Tên Thánh nam

  • Giuse (tiếng Anh là Joseph): đây là tên thánh của nhiều vị chức sắc lớn của Công Giáo. Cứ như là ai mang tên Thánh này mà đi tu thì dễ được giao chức vụ lớn.
  • Phê Rô (vị tông đồ trưởng, biệt danh là đá tảng, tên chính là Simon)
  • Phao Lô (Sự kiện ngã ngựa gắn liền với vị này, thường được chọn làm bổn mạng các nhà thờ có nhiều di dân)
  • Gio An (tên này được nhiều Giáo hoàng chọn nhất)
  • Thật là khó nên mình gợi ý là: Mát thêu, Tô Ma, Phi lip phê, An rê, Lu Ca, Mác Cô, Đa Minh (hay còn gọi là Dominico), Phan xi cô, An Tôn…

Tên những vị thánh Việt Nam

Do Việt Nam chỉ có 117 vị thánh trong trường hợp tử đạo, chưa có ai được phong nhờ chân tu và đức hạnh đến cuối đời. Đa số các vị này chết trong giai đoạn cấm đạo thời nhà Nguyễn. Chỉ có 1 vài tên bạn sẽ thường gặp như sau:

  • Phao Lô Tống Viết Bường (bổn mạng cho những ai theo nghề lính)
  • A nê Lê Thị Thành (vị thánh nữ duy nhất)
  • Mát Thêu Lê Văn Gẫm (vị thánh của thương gia, có nhà tưởng niệm đối diện Zen Plaza)
  • Phê rô Đoàn Công Quý (tên vị này được đặt cho 1 trường đào tạo tại Cần Thơ)
  • Giu se Nguyễn Duy Khang (ai ở Thị Nghè sẽ biết thánh này)

Các vị này cũng được một ngày tưởng niệm riêng là 24/11, chỉ riêng những người Công Giáo tại Việt Nam tổ chức lễ này.

CAC-THANH-TU-DAO-VIET-NAM

Minh họa các Thánh tử đạo Việt Nam (Wikipedia)

Hy vọng qua bài viết Lễ các thánh là ngày lễ gì và khi nào diễn ra đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Ngày Lễ cầu cho các linh hồn là gì và khi nào diễn ra nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Tham khảo Wikipedia, Conggiao.info