Posts tagged Thẻ ngân hàng

Thẻ Ghi nợ Debit – Thẻ Tín dụng Credit là gì, ưu nhược điểm?

Thẻ ghi nợ debit card là gì, thẻ tín dụng credit card là gì. Ưu và nhược điểm của 2 loại thẻ này, tại sao lại phải phân biệt ra 2 loại như thế? Thẻ tín dụng là debit hay credit? Nên làm thẻ tín dụng credit hay thẻ ghi nợ debit? Hãy cùng tìm lời giải đáp tại ngôi nhà kiến thức nhé.

Có thể bạn muốn tìm hiểu: Thẻ trả trước prepaid card là gì

Thẻ ghi nợ Debit card là gì?

Thẻ ghi nợ hay còn biết với tên gọi khác là thẻ debit card đây là loại mà thẻ bạn chỉ có thể sử dụng khi trong tài khoản ngân hàng của bạn còn đủ tiền. Nói một cách đơn giản là còn đủ tiền trong tài khoản ngân hàng cho giao dịch mà bạn sử dụng thẻ để thanh toán thì sẽ sử dụng được.

Thẻ này buộc phải có 1 liên kết với 1 tài khoản ngân hàng. Nếu không có liên kết thì sẽ không còn được gọi là thẻ ghi nợ debit nữa mà sẽ sang 1 loại thẻ khác rồi.

Chữ ghi nợ ở đây có thể hiểu là ghi nợ vô tài khoản ngân hàng của bạn, chứ không phải ngân hàng cho bạn nợ đâu. Nhiều bạn cứ nghe tên là thẻ ghi nợ có nghĩa là thẻ này được nợ tiền ngân hàng, thực ra không phải nhé.

Thẻ mà bạn được nợ tiền ngân hàng là thẻ tín dụng hay còn biết với tên gọi khác là thẻ credit.

Để hiểu hơn về thẻ debit hãy đi vào ví dụ dưới đây

Chẳng hạn tài khoản ngân hàng bạn có 10 triệu. Bạn đi mua con laptop 9 triệu hay 9 triệu 9 thì vô tư. Hoặc tối đa là 10 triệu. Chứ nếu bạn mua vượt hơn khoảng tiền 10 triệu trong tài khoản ngân hàng của bạn là không thể thanh toán được.

Nếu như muốn thanh toán cho các giao dịch trên 10 triệu thì bạn trong tài khoản ngân hàng của bạn phải có số tiền trên 10 triệu và từ đủ cho tới dư số tiền bạn cần thanh toán mới thanh toán được.

Nếu như tài khoản ngân hàng của bạn hết hoặc không đủ tiền thì khỏi sử dụng, muốn sử dụng thì vui lòng ra ngân hàng nạp tiền hoặc chuyển khoản tiền vào tài khoản của thẻ ghi nợ debit card đó.

Tóm lại tiền trong tài khoản ngân hàng bạn có bao nhiêu thì thẻ ghi nợ được phép sử dụng tối đa bao nhiêu đó. Có 1 triệu sử dụng 1 triêu, có 10 triệu sử dụng tối đa 10 triêu. Có 10 tỷ thì được dùng tối đa 10 tỷ.

Tất nhiên giao dịch quá lớn thẻ thi sẽ không được. Theo mình biết thì mỗi ngân hàng sẽ có 1 giới hạn giao dịch của thẻ trong 1 ngày.

Như thẻ debit nội địa của ACB là tầm tối đa chỉ giao dịch được 50 triệu 1 ngày. Hơn thì phải chờ qua ngày khác nhé. Ko thì ra quầy mà rút tiền từ tài khoản ngân hàng ra. Chứ rút qua cây hay giao dịch mua hàng online qua thẻ chỉ 50 triệu tối đa trong ngày thôi.

Thẻ ghi nợ debit card dùng được cho những việc nào?

Thẻ này có thẻ quẹt thẻ tại cái Pos ở các nhà hàng, cửa hàng, siêu thị. Khi quẹt thẻ xong thì nhập mã PIN và ký tên xác nhận giao dịch.

Thẻ này có thể thanh toán online nếu như bạn có đăng ký cho phép thẻ giao dịch trực tuyến. Bạn có thể dễ dàng thanh toán các hóa đơn điện nước, Internet, bảo hiểm,…. Mua vé xem phim, ca nhạc này nọ….

Thẻ này có rút tiền tại cây ATM bình thường. Và rút tại cái cây ATM có thể sẽ miễn phí phí rút tiền hoặc thu có thu phí tùy vô cái ngân hàng cấp thẻ cho bạn có chính sách như thế nào và loại thẻ của bạn là loại thẻ quốc tế hay nội địa nữa.

Thẻ này được cấp thay cho thẻ sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng, …

…..

Thẻ ghi nợ debit card có mấy loại?

Thẻ ghi nợ là tên gọi chung. Bên trong nó lại có 2 loại nhỏ nữa. Đó chính là:

Thẻ ghi nợ debit card nội địa

Thẻ này phạm vi hoạt động chỉ ở trong nước phát hành đó mà thôi. Do các ngân hàng phát hành trong 1 quốc gia nào đó phát hành. Phía trên in tên của ngân hàng đó chứ không in thêm mấy cái tổ chức thẻ quốc tế gì cả.

Những thẻ này sẽ mang thương hiệu của ngân hàng trên thẻ, cũng có loại thẻ đồng thương hiệu nhầm quảng cáo về dịch vụ của một công ty nào đó.Ví dụ:Thẻ ghi nợ do các ngân hàng Việt Nam phát hành như ACB, Đông Á, Vietcom bank, Agribank, Exim,….

Thẻ ghi nợ debit card quốc tế

Thẻ này thì phạm vi hoạt động rộng hơn. Bạn mang thẻ này ra nước ngoài vẫn sử dụng được. Tùy mỗi tổ chức thẻ quốc tế mà có phạm vi hoạt động của thẻ khác nhau.Đặc điểm nhận dạng loại thẻ này là có in logo của các thương hiệu thẻ quốc tế trên đó như: Visa, Mastercard, American express, JCB, Unionpay,…

Các thẻ ghi nợ quốc tế vẫn được phát hành thông qua kênh ngân hàng.Thay vì mỗi ngân hàng phải phát triển hệ thống thanh toán riêng, họ ký kết làm đối tác với tổ chức dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế nhằm giảm thiểu chi phí và tăng thu dịch vụ.

Ưu điểm của thẻ ghi nợ debit card

Hiện nay, đây là loại thẻ có thể nói là chiếm phần đông nhất trong thị trường thẻ tại Việt Nam. Bởi vì những lý do sau đây:

Dễ dàng làm thẻ. Tiền làm thẻ không quá nhiều. Nhiều ngân hàng còn miễn phí cả làm thẻ.
Phí duy trì thẻ thấp. Nhiều ngân hàng còn chẳng thu luôn.

Được các ngân hàng đẩy mạnh khách hàng sử dụng thẻ này. Và chủ yếu nhất là loại thẻ ghi nội địa. Lý do rất đơn giản, thẻ này do ngân hàng đó phát hành không trả phí cho các tổ chức thẻ quốc tế. Tư vấn khách hàng cũng tiện hơn, như có thể rút tiền tại các cây ATM khác ngân hàng với mức phí rất thấp so với thẻ ghi nợ quốc tế.

Nhận tiền dễ qua số thẻ áp dụng cho loại thẻ nội địa nhé. Cái này do các ngân hàng phát hành thẻ ở Việt Nam đều nằm chung liên minh Napas nên chỉ cần biết số thẻ là có thể chuyển tiền hay nhận tiền rồi. Ko cần phải biết số tài khoản ngân hàng như trước khi có liên minh Napas này.

An toàn hơn vì quản lý được tiên bạc chi tiêu của bản thân, tránh việc vung tay quá trán như thẻ tín dụng. Vì tiền được cho mượn sài trước mà, nhiều khi sài không cảm thấy xót đâu.

Thẻ này không có thời gian hết hạn. Nên cứ dùng hoài thôi. Còn mấy loại thẻ quốc tế là có thời hạn sử dụng đó. Dạng tín dụng cũng phải được ngân hàng review lại coi có còn đủ tiêu chuẩn để sử dụng tiếp không chứ không có được dùng vĩnh viễn đâu.
….

Nhược điểm của thẻ ghi nợ debit card

Thiếu an toàn nếu như toàn bộ số tiền bạn điều để trong tài khoản ngân hàng ở phần tài khoản thanh toán. Bởi vì thẻ này nó liên kết trực tiếp với tài khoản thì có thể rút ra tiền trong tài khoản thanh toán của bạn.

Nên tiền mà muốn để dành tiết kiệm thì nên chuyển qua tài khoản tiết kiệm hay mở sổ tiết kiệm cho an tâm nhé. Dồn 1 cục mà mất thẻ thì đúng kiểu ăn cám thật. Hạn mức tối đa thì thường 1 ngày là 50 triệu.

Nếu mất mà không biết thì coi như bạn bay ít nhất 50 triệu. Nếu rút vào lúc khuya tới gần qua ngày mới. Thì có thể rút thêm 50 triệu nữa. Như vậy là có thể bay tối đa 100 triệu.

Do đó bạn phải đăng ký Sms banking để nếu có biến động thay đổi gì liên quan tới tiền bạc trên tài khoản là bạn biết ngay còn mà ngăn chặn. Đừng tiết kiệm 1 tý tiền cho dịch vụ này mỗi tháng mà mất cả đống tiền.

Còn nếu như bạn là kiểu người có bao nhiêu tiền trong thẻ thì rút cả thì khỏi đăng ký làm gì. Vì có còn tiền đâu để kẻ xấu nó rút -,-

Thẻ debit card và credit card là gì

Thẻ tín dụng Credit card là gì?

Thẻ tín dụng hay còn biết với tên gọi khác là thẻ credit card là một loại thẻ chẳng dính dáng gì tới tài khoản ngân hàng của bạn cả.

Với thẻ này bạn sẽ được ngân hàng cung cấp cho 1 số tiền để sử dụng trước, bạn sẽ được sử dụng tối đa là số tiền được cấp này. Số tiền được cấp này còn được gọi với tên khác là hạn mức của thẻ tín dụng.

Tóm lại sử dụng thẻ tín dụng hay credit card thì giống như là bạn được ngân hàng cho vay 1 khoản tiền để sử dụng trước mà không cần phải nạp vào như là thẻ ghi nợ debit card.

Ví dụ

Hạn mức thẻ 50 triệu thì có nghĩa là thẻ được dùng trước 50 triệu từ ngân hàng. Sau đó phải trả lại.

Thường thì hạn mức thẻ tín dụng sẽ gấp vài lần thu nhập của bạn. Như mình lương 10 củ thì có thể sở hũu thẻ 30 củ dễ dàng.

Nếu như có thể chứng minh thu nhập, khả năng chi trả. Thường là phải sao kê bản lương gửi cho bên ngân hàng để tiến hành xác minh rồi quyết định có cấp cho bạn thẻ tín dụng hay không.

Lưu ý

Nói thật, ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho bạn càng lớn. Thì bạn càng nên lo đi, vì lỡ mất thẻ mà không báo kịp thì mất tiền.

Vì ngân hàng Việt Nam thường đẩy phần trách nhiệm về phía bạn. Chưa kể hạn mức thẻ càng cao, bạn mà không quản lý tốt chi tiêu của bạn. Cứ mua sắm ầm ầm thì sẽ sớm làm con nợ của thẻ tín dụng.

Thẻ hạn mức càng cao, càng phải cồng lưng lên mà trả nợ. Mình cũng chỉ nhận thẻ gấp 2 3 lần thu nhập mình cho an toàn.

Bạn sẽ dùng trước tiền trong thẻ sau đó thì trả lại tiền sau cho ngân hàng. Nếu trả hết số tiền đã dùng trong thời gian miễn lãi thì sẽ chằng tốn gì cả. Qua thời gian đó không trả hết số tiền đã dùng thì sẽ bắt phải trả lãi khoảng lẫn số tiền bạn còn nợ lại.

Tối thiếu mỗi tháng 5% số nợ bạn nợ và lãi suất. Lãi suất thẻ tín dụng thì tầm 26% 1 năm trở lên. Tương đương nếu dùng 10 triệu mà chưa trả dứt ngay mà ké tới 1 năm thì số tiền phải trả với lãi suất 26% là 2 triệu 6 nhé.

Thẻ tín dụng credit dùng được cho những việc nào?

Thẻ credit này chủ yếu chỉ dành cho việc quẹt thẻ, thanh toán online, mua hàng trả góp là chủ yếu. Vì họ cho khoảng thời gian trả nợ có thể lên tới tối đa là 55 ngày. (Tùy vô thời gian bạn sử dụng thẻ thời gian cho nợ có thể ngắn hơn nhé. 55 ngày là con số cao nhất thôi.).

Chưa kể với thẻ tín dụng bạn có thể tham gia các chương trình trả góp 0% nữa. Chỉ cần quẹt trước rồi trả từng tháng là xong.

Chứ nếu bạn nghĩ sẽ dùng rút tiền từ thẻ tín dụng này ra sử dụng. Thì ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi khoản tiền bạn đã rút ra ngay. Nên từ bỏ ý định này đi nhé.

Thực ra cũng có mấy dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng nữa. Bạn có thể Google để xem. Cái này thì về quy định nguyên tắc dùng thẻ thì bạn vi phạm. Còn thực tế thì nhiều ngân hàng cũng mắt nhắm mắt mở làm lơ cho người dùng.

Ví dụ:

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để tiêu dùng trước, mà không cần phải đi vay mượn người khác.  Như đi siêu thị mua đồ ăn, đồ tiêu dùng. Mua sắm online trên các trang thương mại điện tử. Hay đi quẹt thẻ trả góp 1 cái điện thoại đời mới.

Thì sau khi thanh toán bằng thẻ tín dụng của bạn, thì bạn đã chính thức vay ngân hàng nơi phát hành thẻ cho bạn.

Khoản vay này của bạn sẽ không bị tính lãi, phụ thu, lãi phạt hoặc nhiều khoản phí khác tùy vào ngân hàng nếu bạn trả hết tiền trong thời gian miễn lãi. Nếu qua thời gian này không trả hết số tiền đã vay thì bạn sẽ bị tính lãi.

Ngoài ra nếu như bạn cố tình không trả nợ thẻ hay thanh toán nợ không đúng hạn thì sẽ khiến bạn có tên trong bảng phong thần CIC. Hãy vào đây để tìm thêm CIC là gì nhé.

Nếu bạn đã lên đây và được xếp vào nhóm nợ xấu rồi thì bạn khỏi đi vay tiền ngân hàng hay mở thêm thẻ tín dụng ở nơi khác cho đến khi bạn trả hết nợ nhé.

Thẻ tín dụng credit card có mấy loại?

Thẻ tín dụng được chia ra 2 loại gồm:

Thẻ tín dụng credit card nội địa

Cái này thẻ thì phạm vi sử dụng chỉ trong nước. Thẻ tín dụng nội địa hay credit card nội địa là loại thẻ được phát hành bởi các ngân hàng trong một quốc gia nào đó.

Như ở Việt Nam là các ngân hàng như Á Châu, Đông Á, Vietcombank,… Phía trên thẻ in tên của ngân hàng cấp thẻ chứ không có mấy logo của mấy tổ chức thẻ quốc tế đâu.

Thẻ tín dụng credit card quốc tế

Tên gọi quốc tế nói lên ý nghĩa. Có thể dùng ở nước ngoài, còn phạm vi bao nhiêu nước thì tùy vào cái thương hiệu của thẻ bạn làm nhé.Phạm vi hổ trợ nhiều nước nhất là 2 loại Visa, Mastercard.

Ngoài 2 loại đó còn nhiều loại khác như American express, JCB, Discover, Unionpay, ….

Ưu điểm của thẻ tín dụng credit card

Được ngân hàng cấp tiền dùng trước. Cần mua cái gì mà không có tiền mua có thể dùng thẻ này mua rồi trả lại ngân hàng sau.

Được tham gia nhiều chương trình trả góp 0%. Như có thể mua sắm đồ đạc cho gia đình hay các thiết bị phục vụ đời sống công việc bằng cách trả góp dễ dàng.

Kẹt tiền quá có thể lấy tiền trong này ra để xoay trở.

Được tham gia các chương trình ưu đãi dành riêng chủ thẻ tín dụng. Các chương trình này thực ra là nhầm kích thích khách hàng sử dụng thẻ nhiều hơn.
…..

Nhược điểm của thẻ tín dụng credit card

Chi phí duy trì thẻ cao bèo nhất cũng vài trăm ngàn 1 năm. Có loại lên đến cả triệu.

Dễ thành con nợ khi sài không kiềm chế, vung tay quá trán.

Rủi ro cao hơn thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. Bởi vì, chỉ cần lượm được thẻ rồi quẹt là thanh toán được rồi. Mặc dù phía sau thẻ có chổ để bạn ký tên mẫu, nhưng cũng có thể bắt chước mà.

Nếu có kiện cáo về khoản tiền không phải do bạn sử dụng đó thì cũng phải trả trước cho ngân hàng khoản tiền đã dùng, cho dù không phải bạn sử dụng. Sau đó chờ ngân hàng tra soát, này nọ để xem có trả lại tiền không.

….

So sánh 2 loại thẻ ghi nợ debit card và thẻ tín dụng credit card khác nhau như thế nào

Thủ tục đăng ký hai loại thẻ này

Thẻ ghi nợ debit card

Đối với thẻ ghi nợ để đăng ký thì chỉ cần bạn đủ tuổi và giấy tờ thì bất kỳ ai cũng có thể đăng ký dễ dàng nhanh chóng. Hầu như ngân hàng nào cũng có làm thẻ này cho khách hàng.

Chỉ cần có một trong các giấy tờ sau: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu là có thể làm thẻ một cách dễ dàng.

Kèm với thẻ ghi nợ là 1 tài khoản ngân hàng được cấp cùng. Mở thẻ ghi nợ, tương đương với việc mở tài khoản ngân hàng nếu như bạn chưa có tài khoản tại ngân hàng đó.

Thẻ tín dụng credit card

Đối với thẻ tín dụng để làm thì cần tốn nhiều thời gian rườm rà vì phải chứng minh thu nhập. Coi bạn phải người có khả năng trả nợ hay không?

Chứ cấp cho bạn cái thẻ, được phép sử dụngtiền trước mà bạn lại chẳng có khả năng trả nợ thì khác gì vứt tiền qua cửa sổ. Ngân hàng họ làm ăn kiếm lời chứ không phải từ thiện. Nên nếu có rủi ro với khoản tiền của họ thì họ sẽ chẳng để nó xảy ra.

Tiện ích

Thẻ debit card

Thẻ ghi nợ debit ít được hưởng ưu đãi khuyến mãi này nọ.

Thẻ credit card

Thẻ credit card được hưởng nhiều ưu đãi điển hình như các chương trình trả góp 0% lãi suất, hoàn tiền thẻ khi tiêu dùng gì đó, mục đích chính là khuyến khích sử dụng thẻ credit cần nhiều càng tốt..

Phạm vi sử dụng

Thẻ debit và credit đều có 2 dạng là dạng thanh toán nội địa và thẻ thanh toán quốc tế. Nếu bạn làm thẻ thanh toán nội địa bạn chỉ có thể thanh toán trong nước mà thôi.

Còn nếu làm thẻ thanh toán quốc tế bạn có thể sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng phải tốn thêm chi phí sử dụng thẻ quốc tế.

Thẻ thanh toán quốc tế thì không như thẻ thanh toán nội địa. Thẻ này do các đơn vị thẻ hàng đầu thế giới cung cấp như: Visa, Mastercard, American express, JCB,…

Ví dụ:

Một số loại thẻ phổ biến như: Thẻ visa debit, thẻ visa credit, mastercard debit, matercard credit. Đây thuộc 2 nhà cung cấp thẻ được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ngoài ra còn các nhà cung cấp thẻ khác như American express, JCB, …

Nên làm thẻ debit hay thẻ credit?

Giữa 2 loại thẻ thì đối với 1 người bình thường. Mình khuyên làm thẻ ghi nợ debit card trước nhé. Sau này có nhu cầu mua trả góp này nọ thì hãy tính tới làm thẻ tín dụng. Vì thủ tục làm thẻ tín dụng nó tốn thời gian nhiều hơn và cần chứng minh nhiều thứ nữa.

Thẻ debit, credit có thanh toán online quốc tế được không?

Câu trả lời là được nếu như thẻ đó là thẻ mang tên các tổ chức nước ngoài như thẻ Visa, thẻ Mastercard, thẻ JCB, Thẻ American Express, Thẻ JCB,… Những thẻ này gọi là thẻ thanh toán quốc tế.

Ví dụ:

Như thẻ Visa credit, Visa debit, Mastercard credit, Mastercard debit,….

Còn nếu thẻ chỉ in tên của ngân hàng không thôi thì sẽ không thanh toán quốc tế được nhé. Thì dạng này thì thường được gọi với tên là thẻ ATM (hay gọi chính xác hơn là thẻ thanh toán nội địa).

Ngoài ra bạn cũng cần phải lưu ý, là phải tìm hiểu xem người bán hay website bán có hổ trợ loại thẻ bạn sử dụng hay không.

Ví dụ như web đó có hổ trợ thanh toán qua thẻ Visa, Mastercard hay không? Nếu như đã có hổ trợ mà bạn vẫn không thanh toán được. Thì có thể chiều thanh toán quốc tế của thẻ bạn bị chặn hoặc thẻ của bạn chưa được kích hoạt.

Hãy liên hệ với tổng đài của ngân hàng quản lý thẻ của bạn. Yêu cầu mở ra để bạn thanh toán.

Hy vọng bài viết Thẻ Ghi nợ Debit – Thẻ Tín dụng Credit là gì, ưu nhược điểm đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về 2 loại thẻ này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết khác nhé. Cảm ơn các bài đã dành thời gian đọc bài viết này.

Tư liệu tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Debit_card

https://en.wikipedia.org/wiki/Credit_card

Từ các bạn bè người quen làm ngân hàng.

Thẻ trả trước Prepaid card là gì, ưu và nhược điểm của thẻ?

Thẻ trả trước là gì? Prepaid card là gì? Thẻ này có công dụng như thế nào và thẻ trả trước khác gì thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Bitcoin là gìPaypal là gì

Thẻ trả trước Prepaid card là gì?

Thẻ trả trước có tên gọi là Prepaid card trong tiếng Anh. Đây là một loại thẻ do ngân hàng phát hành. Thẻ này thì về công dụng thanh toán của nó gần như có thể sử dụng như thẻ ghi nợ debit và thẻ tín dụng credit.

(Xem thêm chi tiết Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì). Trừ một số điểm đặc biệt khác sẽ nói đến bên dưới.

Hiện nay, thì đây là 1 trong 3 loại thẻ, phổ biển nhất gồm 3 loại thẻ sau đây:

  • Thẻ ghi nợ debit card
  • Thẻ tín dụng credit card
  • Thẻ trả trước prepaid card

Bật phụ đề bằng cách nhấn cái hình chữ nhật bên tay phải chưa bật nhé. Sau đó nhấn vào cái bánh răng chọn phụ đề -> Dịch tự động -> Tiếng Việt để có thể hiểu video dễ dàng hơn nhé.

So sánh thẻ trả trước Prepaid với thẻ ghi nợ, khác biệt gì?

Nếu như thẻ ghi nợ debit được liên kết với tài khoản ngân hàng. Tức là mình có tài khoản ở một ngân hàng nào đó đang có 3 triệu trong tài khoản đó. Thì thẻ ghi nợ debit được sử dụng hết số tiền có trong tài khoản ngân hàng của mình là 3 triệu.

Còn đối với thẻ trả trước Prepaid card thì được sử dụng dựa vào số tiền đang có trong thẻ. Nếu sử dụng hết tiền trong thẻ thì phải chuyển thêm tiền vào thẻ này. Tóm lại thẻ này hoàn toàn cách ly với tài khoản ngân hàng của bạn. 

Do đó nếu so sánh về tiện lợi thì thẻ trả trước Prepaid card bất tiện hơn so với thẻ ghi nợ Debit card. Do phải không liên kết tiền trực tiếp, mỗi khi sử dụng hết tiền để sử dụng tiếp cần phải chuyển tiền vào thẻ trả trước Prepaid card, nếu như trong thẻ không còn đủ tiền.

Ưu điểm của thẻ trả trước cũng là chính do không liên kết với tài khoản ngân hàng nên lỡ có bị lộ thẻ thì chỉ bị thiệt hại số tiền đang có trong thẻ mà không ảnh hưởng đến số tiền trong tài khoản ngân hàng so với thẻ ghi nợ debit card.

So sánh thẻ tín dụng credit với thẻ trả trước Prepaid, khác biệt gì?

Thẻ tín dụng credit card thì được sử dụng dựa vào hạn mức được ngân hàng cấp cho để sử dụng.

Có thể nói rằng thẻ trả trước cũng có thể xem như dạng đối lập của thẻ tín dụng credit card. Bởi vì tiền trong thẻ tách biệt với tài khoản ngân hàng của bạn. Điểm khác biệt là thẻ tín dụng credit card được ngân hàng cấp hạn mức tiền để sử dụng.

Còn ở thẻ trả trước Prepaid card bạn phải tự chuyển tiền vào thẻ trả trước này để sử dụng.

Credit card là dùng trước trả sau. Còn Prepaid là nạp vô rồi mới được dùng. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất.

 

Tìm hiểu thẻ trả trước Prepaid card là gì?

Ưu điểm thẻ trả trước:

Dễ làm thẻ, thời gian có thẻ nhanh chóng. Đảm bảo an toàn, tránh rủi ro về tiền bạc hơn so với các loại thẻ còn lại.

Có thể tránh được chi tiêu quá nhiều. Vì thẻ này muốn dùng phải nạp tiền. Nên nạp bao nhiêu dùng bao nhiêu. Tránh được vụ dùng tiền quá nhiều.

Chẳng hạn tài khoản bạn đang tiết kiệm mua xe đi:

Bạn quy định bản thân mỗi tháng chỉ được dùng 3 triệu. Tiền còn lại phải để dành, nếu là dạng thẻ debit hay credit thì bạn dễ dàng dùng thâm hụt vô khoản để giành trước đó.

Còn với Prepaid mình cứ nhét vô 3 triệu mỗi tháng và chỉ sử dụng duy nhất thẻ đó. Hết thì nhịn không được dùng nữa. Thì việc tiết kiệm của mình sẽ dễ dàng hơn cũng như quản lý về chi tiêu cũng tốt hơn.

Nhược điểm thẻ trả trước:

Có thể gặp trục trặc khi thanh toán ở 1 số nơi. Nhất là đối với các loại vô danh, và thẻ ảo. Hai loại này thường bị từ chối nhiều vì không xác định được chủ nhân của thẻ. Nên để tránh rủi ro, các web nước ngoài thường từ chối 2 loại này.

Thẻ trả trước mà cấp ngay nhìn vào sẽ thấy hơi chán. Vì tên chủ thẻ nhiều khi lấy bút lông viết lên luôn cho nhanh. Mình từng được công ty cho ngân hàng tới cấp thẻ. Và cái thẻ nhận được nhìn chán không thể tả được.

Các loại thẻ trả trước Prepaid:

Thẻ trả trước Prepaid cũng rất đa dạng phong phú. Gồm những loại sau đây:

Thẻ trả trước nội địa là gì?

Thẻ trả trước nội địa là loại thẻ chỉ áp dụng sử dụng trong phạm vi nội địa trong nước phát hành thẻ. Ví dụ thẻ làm ở Việt Nam thì chỉ dùng ở Việt Nam thôi. Giới hạn so với thẻ Debit thì giống như trên mình đã nói đến. Hết tiền trong thẻ thì khỏi dùng. Phải chuyển tiền vào thẻ để sử dụng. Xem thêm chi tiết thẻ nội địa là gì?

Thẻ trả trước quốc tế là gì?

Thẻ trả trước quốc là các loại thẻ như thẻ Visa card prepaid , thẻ Mastercard prepaid, thẻ Amex card prepaid, thẻ JCB card prepaid,…. Xem thêm Thẻ Visa và Mastercard là gì hay Amex và JCB là gì. Để tìm hiểu về thẻ thanh toán quốc tế là gì hãy vào đây nhé.

Đây là loại thẻ có thể dùng để thanh toán giao dịch quốc tế. Phạm vi áp dụng thì tùy vô công ty phát hành thẻ có phục vụ ở nước đó hay không. Thường thì Visa và Mastercard là phổ biến nhất hiện nay. Ở Nhật thì phổ biến là JCB card, ở Mỹ thì Amex.

Thẻ trả trước định danh là gì?

Thẻ định danh là loại thẻ xác định được tên chủ sở hửu của thẻ. Tức là thẻ này có người đứng tên sở hữu thẻ. Dễ hiểu là thẻ này có in tên chủ sở hữu trên thẻ.

Đối với thẻ định danh thì bao gồm 2 loại khác thẻ định danh nội địa và thẻ định danh quốc tế.

Thẻ trả trước vô danh là gì?

Thẻ vô danh là thẻ mà không hề có tên của bất kỳ một ai được in trên thẻ, loại thẻ không có tên người đứng sở hữu. Thẻ này thường được dùng làm quà tặng là chủ yếu.

Thường thì thẻ vô danh khi thanh toán thường sẽ bị từ chối do không có tên chủ thẻ. Nên khiến bên nhận thanh toán lo ngại nên hủy thanh toán.

Thẻ trả trước vô danh lại chia nhỏ ra bao gồm thẻ trả trước vô danh nội địa và thẻ trả trước vô danh quốc tế.

Tuy nhiên do vô danh nên khi thanh toán quốc tế thường bị từ chối do lo ngại về tính hợp lệ của thẻ.

Nói chung mình không khuyến nghị bạn sử dụng hay làm thẻ vô danh vì nó bị giới hạn khá nhiều so với mấy loại kia.

Thẻ trả trước ảo:

Dạng này thẻ này là bạn không hề được sở hữu 1 tấm thẻ vật lý cầm trên tay được. Cái bạn sở hữu chỉ là những thông tin được in trên thẻ vật lý bình thường.

Thẻ này thường mình thấy là dạng thẻ trả trước ảo dạng quốc tế. Thường là các thẻ Visa, Mastercard ảo.

Nếu bạn có nhu cầu bạn có thể tìm kiếm từ khóa làm thẻ Visa ảo hay làm thẻ mastercard ảo sẽ có vô số bài viết hướng dẫn bạn nhé.

Cá nhân mình thì không thích dạng này lắm. Vì thẻ dễ này bị từ chối khi thanh toán ở các trang web quốc tế. Chưa kể cũng chẳng cà thẻ được.

Một số câu hỏi liên quan đến thẻ trả trước:

Thẻ trả trước có thanh toán online được không? 

Câu trả lời là có nhé. Với điều kiện nhớ kêu ngân hàng mở khóa thanh toán online bạn. Vì thường các ngân hàng để đảm bảo an toàn họ thường tắt phần thanh toán online của thẻ.

Như mình thấy Google có cái gợi ý là Thẻ visa prepaid acb có thanh toán online được không? Thì câu trả lời là được nhé.

Thẻ trả trước có thể quẹt được không?

Câu trả lời là quẹt vô tư nhé. Trừ loại thẻ ảo, vì nó không có thẻ vật lý cho bạn cầm thì lấy gì mà quẹt thẻ cho được.

Thẻ trả trước có thể rút tiền tại cây ATM được không?

Rút vô tư luôn nhé. Nó chẳng khác gì mấy thẻ khác đâu. Bạn chỉ cần quan tâm là cái thẻ bạn có in thêm logo của các thương hiệu thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Mastercard,… Nếu có thì bạn nên rút đúng cây ATM của ngân hàng phát hành thẻ cho bạn.

Không thì bạn sẽ bị tốn phí rút tiền qua thẻ quốc tế. Rẻ nhất cũng 60k 1 lần nhé.

Hy vọng qua bài viết Thẻ thanh toán nội địa là gì, ưu và nhược điểm của thẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn về thẻ trả trước prepaid là gì. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình.

Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết Trang web Duolingo.com là gì nhé.

Mã CVV – CVV2 – CVC – CVC2 – CID – CAV – CAV2 trên thẻ là gì?

Mã số code CVV – CVV2 – CVC – CVC2 – CID – CAV – CAV2 là gì? Tại sao cần những con số này khi thanh toán online bằng thẻ? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu các vị trí nghề nghiệp mà ngân hàng tuyển dụng là gì?

CVV là gì?

CVV là viết tắt của từ Card Verification Value trong tiếng Anh hay gọi dễ hiểu là mã xác thực hay mã xác minh của thẻ đây là mã số xác minh được in trên thẻ Visathẻ Discover.

Mã CVV được in ở phía mặt sau của thẻ gồm 3 con số và nằm vạch từ của thẻ (Vạch từ là vạch màu đen phía sau của thẻ). Đối với thẻ Discover thì có thể gọi là CVV hay CID cũng gì cũng được nó cũng chỉ là 1 mà thôi.

CVV được để kích hoạt quy trình mã hóa giao dịch, dữ liệu chứa trong thẻ. Các giao dịch này có thể là giao dịch trên máy ATM, máy POS… Tóm lại những giao dịch có sử dụng thẻ trực tiếp.

Số cvv trên thẻ visa và mastercard

CVV2 là gì?

CVV2 cũng tương tự như CVV ở trên mà thôi. CVV2 là mã xác thực được dùng trong các giao dịch trực tuyến của thẻ Visa. Tóm lại là những giao dịch không sử dụng đến thẻ. Mà chỉ cần điền những thông tin in trên thẻ là có thể thanh toán.

CVV là viết tắt của từ Card Verification Value trong tiếng Anh. Việc thêm số 2 vào là để chỉ sự khác biệt mà so với CVV mà thôi, nhầm để cho biết là giao dịch trực tuyến. So với giao dịch qua các máy atm hay pos.

Cho nên số CVV và số CVV2 cũng là 1 số mà thôi. Bởi vậy khi thanh toán online bằng thẻ thanh toán quốc tế thì việc hỏi mã CVV hay CVV2 thì bạn cứ việc nhập 3 con số in phía sau lưng thẻ là được.

Thực tế thì hiện nay mình để ý. Mấy cái web hầu như để CVV là chủ yếu chứ không thêm số 2 vì sợ người dùng đi tìm ko ra =)).

Tìm hiểu CVV – CVV2 – CVC – CVC2 – CID – CAV – CAV2 trên thẻ là gì?

CVC là gì?

CVC là viết tắt của từ Card Validation Code trong tiếng Anh. CVC cũng có thể gọi là mã xác thực giống như CVV ở trên. Chỉ khác ở đây là CVC là dành cho thẻ Mastercard mà thôi. CVC là 3 số được in phía sau của thẻ Mastercard.

Chứ CVC cũng như CVV ở thẻ Visa, Discover là CVV mà thôi.

Chỉ khác ở chổ Mastercard không thích của mình giống như Visa. Nên để tên khác mà thôi. Tương tự công dụng của CVV thì công dụng kích hoạt quy trình mã hóa giao dịch, dữ liệu chứa trong thẻ.

Các giao dịch này có thể là giao dịch trên máy ATM, máy POS… Tóm lại những giao dịch có sử dụng thẻ trực tiếp.

CVC2 là gì?

CVV2 là mã xác thực được dùng trong các giao dịch trực tuyến của thẻ Mastercard. Tóm lại là những giao dịch không cần sử dụng đến thẻ Mastercard. CVC là viết tắt của từ Card Validation Code trong tiếng Anh.

Còn thêm số 2 vào là để chỉ sự khác biệt mà thôi, để biết là giao dịch trực tuyến không sử dụng đến thẻ.

Thực ra số CVC và số CVC2 cũng là 1 số mà thôi. Do đó khi thanh toán online bằng thẻ thanh toán quốc thì việc hỏi mã CVV hay CVV2 thì bạn cứ việc nhập 3 con số in phía sau lưng thẻ Mastercard là được.

CID là gì?

CID là viết tắt của từ Card Identification Number hoặc là Card ID trong tiếng Anh. Đây là 4 con số được in phía trước của thẻ American Express. Còn trên thẻ Discover là 3 con số được in phía sau thẻ.

Lưu ý nhé: CID được in phía trước thẻ chứ không phải phía sau thẻ nhé. Ko đọc kỹ cứ tưởng ở phía sau thẻ nhập xong sai lại đổ thừa mình viết ko đúng.

CID thì chỉ có 1 kiểu mà thôi. Ko có thêm số 2 như mấy cái xác thực của CVV hay CVC kia.

CAV là gì?

CAV là viết tắt của từ Card Authentication Value trong tiếng Anh. Đây là mã số xác thực của thẻ JCB gồm 3 con số được in phía sau của thẻ JCB.

Cũng tương tự như CVV của thẻ Visa, CVC của thẻ Mastercard, CID của thẻ American Express, Discover. Thì CAV cũng có chức năng tương tự là dùng để kích hoạt quy trình mã hóa giao dịch, dữ liệu chứa trong thẻ JCB.

Các giao dịch này có thể là giao dịch trên máy ATM, máy POS… Tóm lại những giao dịch có sử dụng thẻ JCB trực tiếp.

CAV2 là gì?

CAV2 là mã xác thực được dùng trong các giao dịch trực tuyến của thẻ JCB. Tóm lại là những giao dịch không cần sử dụng đến thẻ JCB. CAV là viết tắt của từ Card Authentication Value trong tiếng Anh.

Còn thêm số 2 vào là để chỉ sự khác biệt mà thôi, để biết là giao dịch trực tuyến không sử dụng đến thẻ JCB.

Thực ra số CAV và số CAV2 cũng là 1 số mà thôi. Do đó khi thanh toán online bằng thẻ thanh toán quốc tế JCB thì việc hỏi mã CAV hay CAV2 thì bạn cứ việc nhập 3 con số in phía sau lưng thẻ JCB là được.

Tóm lại mấy cái CVV, CVV2, CVC, CVC2, CID, CAV, CAV2 nói tới trong bài đều chỉ là những con số được in trên thẻ thanh toán quốc tế.

Chẳng qua nó chỉ được gọi với tên khác nhau nhầm phân biệt là sử dụng trực tiếp thẻ hay không sử dụng thẻ mà thôi.

Và những cái CVV, CVC,…  này chỉ dành cho thẻ thanh toán quốc tế, chứ thẻ thanh toán nội địa thì không có CVV, CVC, CID… gì ở đây cả.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu CVV – CVV2 – CVC – CVC2 – CID – CAV – CAV2 trên thẻ là gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Mã PIN là gì nhé.

Nên làm thẻ ATM ngân hàng nào tốt nhất, lấy thẻ nhanh nhất?

Bạn cần làm thẻ ngân hàng? Bạn đang lăn tăn lựa chọn ngân hàng nào để làm thẻ. Vậy hãy để ngôi nhà kiến thức chia sẻ kinh nghiệm làm thẻ ATM ngân hàng với bạn.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thủ tục cách làm thẻ ATM ngân hàng

Tiêu chí làm thẻ ngân hàng của bạn như thế nào?

Để quyết định làm thẻ ngân hàng bạn cần phải tự trả lời cho mình những câu hỏi dưới đây nhé:

1.) Bạn cần làm thẻ thanh toán quốc tế hay thẻ thanh toán nội địa?

Mình sẽ lướt sơ lược để bạn có sự lựa chọn 2 cái này.

Bạn sẽ phải chọn thẻ thanh toán quốc tế nếu như bạn có nhu cầu mua hàng online từ nước ngoài. Nạp tiền game online nước ngoài, mua ứng dụng phần mềm trên điện thoại, máy tính,….

Hay bạn là người hay đi du lịch nước ngoài thì nên làm thẻ này. Hay chỉ đơn giản là bạn thích quẹt rồi ký tên chứ không thích mất công nhập thêm mã PIN khi thanh toán qua máy POS ở siêu thị nhà hàng,….

Ngược lại, nếu bạn chỉ làm để nhận lương, sử dụng thẻ ở trong nước thì hãy làm thẻ thanh toán nội địa. Vì thẻ nội địa sẽ có mức phí sử dụng rẻ hơn so thẻ thanh toán quốc tế.

Bạn hoàn toàn an tâm là 2 thẻ loại này đều có thể nhận được tiền và chuyển đi được nhé. Nên có lo mà đi hỏi mình vì vụ nhận tiền lương hay chuyển khoản gì ở đây.

2.) Xác định loại thẻ bạn cần làm là gì?

Khi bạn đã chọn được loại thẻ bạn muốn làm thì phải xác định tiếp. Bạn muốn làm loại thẻ nào.

Cụ thể như sau:

Thẻ thanh toán quốc tế:
  • Thẻ ghi nợ quốc tế
  • Thẻ tín dụng quốc tế
  • Thẻ trả trước quốc tế
Thẻ thanh toán nội địa:
  • Thẻ ghi nợ nội địa
  • Thẻ tín dụng nội địa
  • Thẻ trả trước nội địa.

Để hiểu về mấy cái thẻ ghi nợ, tín dụng, trả trước thì hãy đọc qua mấy bài này nhé.

Thẻ Ghi nợ Debit card và thẻ Tín dụng Credit card là gì

Tìm hiểu thẻ trả trước Prepaid card là gì

Thường thì nhân viên ngân hàng tư vấn cho bạn làm thẻ ghi nợ nội địa hoặc quốc tế là chủ yếu. Trừ khi bạn yêu cầu họ làm mấy dạng còn lại. Dạng tín dụng thì phải chứng minh thu nhập mới làm được nhé.

Thẻ ghi nợ thì sẽ gắn liền với 1 tài khoản ở ngân hàng. Bạn hãy đọc bài này để hiểu rõ hơn Tìm hiểu Tài khoản ngân hàng, Số tài khoản ngân hàng là gì. Còn 2 loại thẻ còn lại thì không.

Lời khuyên của mình ở đây nếu không cần thanh toán gì ở nước ngoài thì cứ chọn thẻ ghi nợ nội địa nhé. Còn thẻ trả trước nội địa thì rất ít ngân hàng có, và nó cũng khá bất tiện.

Bởi vì những nguyên nhân sau:

  • Phí thẻ rẻ có khi còn miễn phí.
  • Có số thẻ nội địa thì bạn có thể đưa số này để người khác chuyển tiền cho bạn khi bạn không nhớ số tài khoản của bạn.
  • Rút tiền được ở những cây ATM có biểu tượng NAPAS. Hầu như cây ATM nào h cũng có biểu tượng này rồi. Nên sẽ không lo vụ chạy đi đúng cây ATM để rút tiền. Phí rút tiền trái ngân hàng cũng rẻ hơn thẻ ghi nợ quốc tế. Bởi vì bạn bỏ thẻ ghi nợ quốc tế vô cây ATM khác ngân hàng. Sẽ được nhận dạng là 1 thẻ quốc tế và phí 1 lần rút trên vài chục ngàn đó. Nếu làm thẻ ghi nợ quốc tế thì rút tiền phải mất công đi đúng cây ATM của ngân hàng đó để rút. Chứ ko phí rút trái ngân hàng cực cao.
  • ….

Nên làm thẻ ngân hàng nào tốt nhất, lấy nhanh nhất?

Chọn ngân hàng làm thẻ ngân hàng của bạn như thế nào?

Hiện nay thì ngân hàng nào cũng có Website cho bạn truy cập cả. Bạn có thể ghé vào tìm hiểu qua thông tin về các loại thẻ ngân hàng đó cung cấp.

Cá nhân mình dùng qua cũng nhiều ngân hàng. Mình xin chia sẻ trên quan điểm cá nhân của mình như sau.

Vietcombank

Nếu như bạn là người hay dùng ví điện tử này nọ để tận dụng mấy cái khuyến mãi. Thì lựa Vietcombank nhé. Mặc dù ngân hàng này đủ thứ phí. Phục vụ thì nghỉ cả thứ 7. Mỗi lần mình gặp vấn đề cần giải quyết toàn phải xin nghỉ nửa buổi để ra giải quyết.

Nhưng nó lại là ngân hàng được nhiều ví điện tử hổ trợ nhất. Hầu như đa số mấy cty thường trả lương qua đây. Cty đầu tiên mình làm trả lương qua đây, nên mình mới đi làm thẻ bên đây =.=!.

Nhược điểm ngân hàng này thì mình kể ở trên rồi. Nếu ko quan tâm mấy cái ví điện tử thì khỏi chọn cái ngân hàng này làm gì.

ACB

ACB là ngân hàng khiến mình khá hài lòng. Vì họ có những chi nhánh ngân hàng phục vụ ngoài giờ. Rất phù hợp với người đi làm như mình. Lúc cần giải quyết vấn đề hay đi làm thẻ chẳng phải xin nghỉ làm gì. Cứ đi làm về ghé qua giải quyết là được.

Một ưu điểm nổi bật là làm thẻ rất nhanh. Bạn làm xong các thủ tục là chờ lấy thẻ luôn. Không cần phải chờ hẹn ngày để nhận thẻ.

TPBank

Họ có mấy cái ngân hàng TPBank LiveBank. Bạn có thể tạo dễ dàng ngoài giờ dễ dàng. Không phải đi ra tận ngân hàng để làm.

Xem cái livebank của họ qua cái video của nhóm Faptv nhé =))

Video trải nghiệm thực tế của Tinhte

VPBank

VPBank có mấy loại thẻ miễn phí này nọ cũng là 1 sự lựa chọn khá tốt. Tuy nhiên mình không thích là ngân hàng này Telesale quá nhiều. Cứ dụ mình vay tiền miết.

Mình từ chối riết cũng mệt mỏi. VPBank thì 1 số địa điểm có cây CDM để nạp tiền vô khác tiện lợi.

Lưu ý

Khi bạn làm thẻ bạn cần lưu ý về các loại phí của thẻ tại nơi ngân hàng bạn làm thẻ. Như phí thường niên, phí rút tiền, phí Internet Banking, phí SMS Banking, nhất là phí chuyển khoản tiền nhé.

Bạn cứ tưởng tượng đi, mình làm ăn cần chuyển tiền để trả tiền hàng cho đối tác. Mà mỗi lần chuyển tiền cứ thu phí cùng ngân hàng thì vài k, khác ngân hàng thì 11k. Thì bạn chuyển chừng 10 đối tác thì bạn bay mịa hơn 111k cho 10 đối tác nếu khác ngân hàng.

Mình dùng VPbank thích nhất ở vụ Free chuyển tiền, mặc dù nó không ổn định. TP Bank cũng có cái này. Mà vì mình nhận lương bên VPBank nên cũng lười chuyển qua TP Bank.

Nếu bạn có ý định làm thẻ tín dụng để mua hàng trả góp, thì nên mở tài khoản tại các ngân hàng có hổ trợ các chương trình trả góp. Bởi vì sau này bạn có yêu cầu làm thẻ cũng dễ dàng hơn. Vì lương bạn nhận qua tài khoản tại ngân hàng họ, họ sẽ dễ dàng kiểm tra hơn. Còn khác ngân hàng thì thường sẽ lâu hơn 1 tý. Cái này thì tùy bạn thôi.

À quên đừng đi mở thẻ giùm người khác nhé. Không thì bị phạt ráng chịu nha. Đừng vì vài trăm k được người ta thuê đi mở thẻ rồi bị phạt nhé.

https://news.zing.vn/mo-the-atm-ho-nguoi-khac-se-bi-phat-30-100-trieu-post1015742.html

Chốt lại

Cần ổn định dễ liên kết nhiều ví điện tử này nọ thì chọn Vietcombank. Mỗi tội phí cả đống.

Còn làm thẻ nhanh, dịch vụ khá tốt thì chọn: ACB, TPBank,…

Hy vọng qua bài viết Nên làm thẻ ngân hàng nào tốt nhất, lấy thẻ nhanh nhất đã có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi lựa chọn ngân hàng để làm thẻ. Hẹn gặp lại các bạn ở 1 bài khác nhé.

Ngân hàng là gì và Tìm hiểu những điều cần biết?

Ngân hàng là gì?

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và dịch vụ tài chính. Nếu bạn từng học về hình thái tạo thặng dư trong triết học như H – T – H (Hàng – Tiền – Hàng) hoặc cấp cao hơn như T – H – T (Tiền – Hàng – Tiền).

Ngân hàng là một tổ chức tạo thặng dư khá độc đáo chi với 3T T – T – T (Tiền – Tiền – Tiền). Túm gọn lại, ngân hàng sẽ hoạt động là Huy động tiền – Cho vay tiền – Thu lãi bằng tiền.

2 - Ngân hàng là gì và Tìm hiểu những điều cần biết?

Định nghĩa nghiêm túc nhé, ngân hàng là một tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số dịch vụ ngân hàng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng năm 2010. Theo luật này chúng ta có 3 loại ngân hàng là ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã.

Chắc bạn sẽ thắc mắc là Ngân hàng nhà nước là gì và ở đâu trong luật này? Ngân hàng nhà nước hay còn gọi là ngân hàng trung ương (viết tắt NHNN, NHTW hoặc NHT.Ư) là ngân hàng mẹ quản lý cả 3 loại hình ngân hàng trên. NHTW hay NHNN nắm đầu tàu điều hành dòng tiền cho cả nước. Vì lẽ đó, có luật riêng cho Ngân hàng nhà nước nhé.

Bất ngờ về nguồn gốc ra đời ngành ngân hàng

Ngân hàng buổi sơ khai

Bắt đầu bằng câu chuyện ngày xửa ngày xưa, tại ngôi làng nọ tại châu Âu có 1 anh thợ rèn. Anh ta là người duy nhất trong làng có những két sắt hay tủ kim loại.

Người giàu trong làng có nhiều của cải. Họ mang đến gửi cho anh ta giữ hộ. Eureka! Dịch vụ giữ hộ sơ khai ra đời. Tất nhiên, anh chàng thợ rèn phải thu một chút phí gọi là phí giữ hộ chứ. Chẳng ai làm không cho ai cái gì! Giữ hộ này có cả tiền và tài sản quý giá khác như vàng, trang sức, ngọc quý hay vật kỷ niệm..

Sau đó, thấy tài sản giữ hộ bằng tiền tăng lên. Anh thợ rèn thấy rằng, sao mình không lấy tài sản đang giữ cho vay. Vừa được phí giữ hộ, vừa được lãi vay. Ồ! Nghiệp vụ tín dụng sơ khai ra đời. Tín dụng chính là cho vay đó các bạn.

Sau đó, mọi người biết là anh ta dùng tiền mình cho vay và kiếm lãi. Các anh thợ rèn khác cạnh tranh bằng cách hút tiền từ người giàu khác, thậm chí cam kết chia sẻ lãi từ tiền vay thu được. Người dân thấy ai trả lãi tiền gửi, vừa được giữ tiền vừa có lãi, tội gì không gửi? Thế là nghiệp vụ huy động ra đời.

Các dịch vụ khác phát sinh sau này

Còn nghiệp vụ chuyển tiền thì sao? Nó có từ các nơi gọi là tiêu cục trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến. Các tiêu cục này làm dịch vụ vận chuyển đồ quý giá, tất nhiên là có cả tiền. Tuy nhiên, chỉ khi ngân hàng phát triển và mở rộng ra địa bàn khác. Dịch vụ này mới được sử dụng và ta có nghiệp vụ chuyển tiền.

Còn các dịch vụ hiện đại chỉ ra đời sau này như dịch vụ thẻ ATMInternet bankingSMS banking, Mobile banking… khi công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt. Ngân hàng ra đời kỳ lạ như thế đó, không phải từ gã cho vay, mà lại từ chính anh thợ rèn trong làng thời xa xưa ấy.

dich-vu-ngan-hang-la-gi

Những điều cần biết khi làm việc với ngân hàng

  • Ngân hàng kinh doanh bằng uy tín. Nên hình ảnh lúc nào cũng bề thế và chắc chắn. Tiền bạn gửi tất nhiên bạn chả muốn gửi vào một ngân hàng xập xệ hay nhà lá. Vì thế đừng ngạc nhiên tại sao trụ sở ngân hàng cái nào cũng to và đẹp.
  • NHNN luôn kiểm soát hoạt động. Vì thế ngoài luật doanh nghiệp bình thường, ngân hàng còn phải tuân thủ điều hành của NHNN để phòng ngừa rủi ro tối đa.
  • Một ngân hàng bị rút sạch tiền trong 1 ngày sẽ kéo đổ nhiều ngân hàng khác. Vì họ luôn bơm tiền vào nền kinh tế cho nên không phải lúc nào cũng đủ tiền trả cho người gửi. Cho nên bạn đừng ngạc nhiên khi NHNN phải ra tay trợ giúp ACB trong cơn khủng hoảng.
  • Tiền bạn gửi có thể nhân lên 10 lần tiền cho nền kinh tế với vòng quay tài chính. Hơi phức tạp nhưng nói tóm lại là, bạn gửi tiền là bạn giúp cho nền kinh tế quốc gia nhiều hơn bạn nghĩ.
  • Tiền bạn vay nhưng bạn không có tiền. Bạn chỉ có tiền định danh. Mọi hoạt động lưu chuyển tài chính đều trên hệ thống chuyển tiền của các NH với nhau. Việc giải ngân dựa theo chứng từ. Vì thế, hãy sử dụng vốn vay hợp lý bạn nhé.
  • NH mang lại khá nhiều công việc cho địa phương như: nhân viên tín dụng, giao dịch viên, kiểm quỹ, thẩm định viên, xử lý nợ, kinh doanh vốn, tư vấn… Các nghề này sẽ có 1 bài viết nói riêng nhé.
  • Để chung tay phòng ngừa những tay chuyên quỵt nợ, các NH trên thế giới sẽ chia sẻ về thông tin khách hàng vay trong 1 công ty hay trung tâm điều hành độc lập hoặc sở hữu của NHNN hay NHTW. Tại Việt Nam, có Trung tâm thông tin tín dụng là công ty được điều hành bởi NHNN Việt Nam.

Thông tin về ngành tại Việt Nam: Chúng ta có 1 lịch sử phát triển hơn 60 năm trong ngành này kể từ khi giành độc lập. Trước năm 1986, chúng ta chỉ có 1 cấp là ngân hàng nhà nước. Sau này mới có NH 2 cấp và tồn tại đến ngày nay.

Hy vọng qua bài viết Ngân hàng là gì và tìm hiểu những điều cần biết đã giúp các bạn hiểu được phần nào về loại hình doanh nghiệp đặc biệt này. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Amazon Prime là gì – Amazon Prime day là ngày gì khi nào diễn ra nhé.

Hướng dẫn cách sử dụng thẻ ngân hàng an toàn

Dạo gần đây nếu bạn có đọc báo chắc sẽ thấy những tin tức bị mất tiền, bị rút tiền trong thẻ, tài khoản ngân hàng. Vậy để làm sao để hạn chế, sử dụng thẻ ngân hàng an toàn? Hãy để ngôi nhà kiến thức chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng thẻ ngân hàng của bản thân qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thẻ ATM là gì – Marketing có mấy P

Sau đây là những kinh nghiệm sử dụng thẻ của bản thân mình:

Phải bảo quản giữ thẻ cẩn thận

Đối các loại thẻ ngân hàng. Luôn luôn giữ cẩn thận, tránh cho người khác mượn xem.

Lý do là vì

Họ thể chụp lại thông tin của bạn để thanh toán online. Cái này thẻ thanh toán quốc tế như thẻ Visa, Mastercard khi thanh toán thì không cần SMS để xác minh 3D Secure hay Mastercard Securecode để thanh toán.

Vụ chụp lại này thì gặp thẻ thanh toán nội địa thì không có tác dụng. Vì thẻ thanh toán nội địa lúc nào thanh toán trong nước theo mình biết điều cần phải xác minh qua tin nhắn SMS để nhập mã OTP cả.

4 - Hướng dẫn cách sử dụng thẻ ngân hàng an toàn

Xem xét cẩn thận máy ATM trước khi giao dịch

Trước khi rút tiền này nọ. Hay nhét thẻ vào máy ATM, mình khuyên bạn nên sờ mó, ngó xem cái máy ATM bạn định rút có gì lạ không. Nếu có thì đừng nên rút tiền, vì có thể máy ATM đã bị cài thiết bị để sao chép thẻ của bạn.

Ví dụ:

Cài Camera siêu nhỏ để theo dõi mã Pin người dùng nhập. Cái này, lúc nhập mã Pin nên dùng 1 tay che lại tay đang nhập. Để tránh bị soi.

Nếu cái bàn phím nhập số, có vẻ không phẳng phiu mà có thể vẻ có thể nạy lên được. Thì có thể là đang bị đặt lên 1 bàn phím giả. Nếu bạn nhấn vào trên bàn phím giả này. Thì những thứ như mã Pin của thẻ sẽ bị ghi nhận lại.

Khe cắm thẻ, trước khi cắm thẻ vào bạn nên thử lắc cái khe cắm thẻ xem nó có bị gắn thêm thiết bị nào không? Vì nếu có thì nó có thể sao chép thẻ của bạn. Thiết bị sao chép thẻ này có tên là skimmer card. Bạn có thể Google để tìm hiểu thêm về nó.

Đừng tiết kiệm tiền cho các dịch vụ thông báo số dư tài khoản

Nếu bạn tiết kiệm tiền cho mấy dịch vụ thông báo thay đổi số dư. Thì nếu như có ai đó không phải bạn, rút tiền bạn sẽ chẳng biết gì. Cho đến khi đi rút tiền thì mới biết là bị rút sạch tiền rồi.

Sms banking chẳng bao nhiêu tiền 1 tháng. Mình khuyên nên đăng ký để đảm bảo. Tất cả các ngân hàng mà mình có sử dụng, mình điều đăng ký Sms BankingInternet Banking cả.

Chọn nơi uy tín mà thanh toán

Thấy chổ nào có vẻ không tin tưởng thì nên dùng tiền mặt thay vì thẻ. Lúc thanh toán thì nên đi theo xem nhân viên có quẹt thẻ rồi trả lại không. Vì ai biết nhân viên họ có lòng tham chụp ảnh lưu giữ thông tin thẻ của bạn thì sao.

Khóa thẻ ngay khi có tin tức

Chẳng hạn, dữ liệu ngân hàng bị tấn công. Bạn là khách hàng ở đây, thì vô ứng dụng khóa ngay thẻ nếu có chức năng này. Không thì gọi lên tổng đài, yêu cầu khóa lại trong thời gian đang sốt =)).

Việc này để phòng rủi ro cho bản thân. Như mình thời điểm này cũng đang khóa cái thẻ tín dụng mình đang dùng để mua hàng ở 1 công ty nổi tiếng. Vì thông tin lộ rầm rầm mấy hôm nay.

Luôn cảnh giác trước các thông tin yêu cầu nhập thẻ

Gần đây có vụ email từ 1 ngân hàng yêu cầu khách hàng nhập thông tin thẻ. Gồm số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hết hạn thẻ, số CVV của thẻ để nhằm tăng cường bảo mật cho thẻ.

Lúc mình nhận được email đó là tầm 8h tối thì phải. Lúc này mình đặt ra nghi vấn là đã là ngân hàng phát hành thẻ cho mình. Thì làm gì họ không nắm được thông tin thẻ của mình, mà lại bắt mình đi nhập lại. Email này rõ ràng có vấn đề rồi.

Nên mình có truy cập vô nhưng không điền thông tin và đi ra. Kết quả thì sáng ra tin tức về vụ email yêu cầu khách hàng nhập thông tin tràn lan trên các báo. Vụ này thì mình nhờ đa nghi nên không dính.

Tuy nhiên do mình tò mò click vô link đó. Nên bên ngân hàng cũng yêu cầu mình làm lại thẻ mới cho đảm bảo. Mình đánh giá cao vụ này, mặc dù mình biết thẻ mình chưa lộ. Nhưng cũng làm lại thẻ cho đẹp 🙂

Mất thẻ, Rớt thẻ

Nếu phát hiện, mất thẻ hay rớt thẻ. Thì hãy gọi ngay và luôn lên ngân hàng phát hành thẻ đó. Yêu cầu khóa ngay và luôn nhé. Thẻ thanh toán nội địa khi rớt ít ra còn an toàn. Chứ còn gặp thẻ thanh toán quốc tế như thẻ Visa, thẻ Mastercard, Thẻ JCB, Amex…. thì ăn đủ. Vì thẻ này chẳng đi quẹt thẻ là thanh toán được rồi.

Đó là những kinh nghiệm sử dụng thẻ của cá nhân mình. Nếu có thêm gì mới mình sẽ bổ sung sau nhé.

Cảm ơn các bạn đọc bài viết Hướng dẫn cách sử dụng thẻ ngân hàng an toàn này nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết CMO là ai và làm gì trong doanh nghiệp?

Tìm hiểu những điều cần biết về trang bán hàng sỉ Costco là gì?

Costco là gì?

Costco là thương hiệu bán sỉ lớn tại Mỹ chỉ dành cho các thành viên đã đăng ký. Đối nghịch với Walmart là đại gia bán lẻ. Cả 2 thương hiệu này như là một đặc sản của Mỹ. Bạn ở Mỹ mà không biết đến hai nhà phân phối này có lẽ bạn sống khá khép kín.

Có thể bạn quan tâm: Amazon là gì – Những điều cần biết về Noel – Mễ Tây Cơ ở đâu

Về quy mô, đại gia phân phối này chỉ đứng sau Walmart. Tại Costco, ngoài mua hàng bạn còn có thể đổ xăng với giá ưu đãi và tiện lợi hơn. Trạm xăng cũng là một dịch vụ thế mạnh của thương hiệu này. Có thể nói vui là nhà phân phối có trạm xăng đắt hàng nhất thế giới.

Về chủng loại mặt hàng, có lẽ khó mà kể nổi. Họ không thích dùng từ siêu thị (supermarket) mà hay dùng chữ nhà kho (warehouse) để định vị thương hiệu. Mặc dù có nhiều cửa hàng cố định, giao dịch bằng thương mại điện tử cũng không hề ít.

Người dân các quốc gia chuộng hàng Mỹ cũng hay vào web Costco tìm hàng giá rẻ và sẵn sàng đặt mua số lượng lớn. Tại Việt Nam, bạn phải thông qua một bên trung gian vì ít ai có thẻ thành viên để mua hàng.

6 - Tìm hiểu những điều cần biết về trang bán hàng sỉ Costco là gì?

Những điều cần biết về Costco

  1. Người dùng thẻ Visa vui mừng vì từ năm 2016, Costco đã chuyển hẳn sang chấp nhận thẻ của Visa và chia tay đối tác Amex lâu năm. Ngoài ra, họ còn hợp tác với ngân hàng khác làm thẻ thanh toán riêng gọi là Costco Cash Card.
  2. Kirkland Signature là thương hiệu riêng của Costco mà bạn chỉ có thể mua với giá tốt nhất tại đây. Nhưng không phải cái gì có chữ Kirkland Signature là đều tốt, chất lượng của một số dòng sản phẩm phổ thông khác như giấy vệ sinh bị đánh giá thấp dưới chuẩn.
  3. Giá cả là vũ khí thế mạnh của nhà phân phối này. Sau đại khủng hoảng 2008, nhiều người Mỹ vẫn coi đây là kênh mua sắm tiết kiệm và mua thường xuyên tại đây.
  4. Trả hàng dễ dàng nếu không phù hợp thậm chí đòi trả lại cả phí thành viên nếu cảm thấy không thoải mái khi mua sắm.
  5. Một thành viên có thể dẫn 2 người đi cùng. Nhưng shopping online thì chắc không thể, trừ khi đặt mua chung.
  6. Là một trung tâm bán sỉ nên muốn mua bạn phải chọn mua với số lượng lớn. Cho dù giá rẻ nhưng xài không hết sẽ lãng phí, vì thế cân nhắc kĩ khi mua.
  7. Costco online giới hạn số lượng hàng hóa cho những ai không phải thành viên, và đi kèm với nó là phí phụ thu.
  8. Người dùng Việt Nam chưa được mua trực tiếp tại Costco Mỹ.

Tìm hiểu điều kiện đăng ký thẻ thành viên Costco

Thẻ thành viên Gold Star Membership và thẻ Business Membership đều có phí mỗi năm là 55 USD. Gold Star là thẻ dành cho cá nhân, còn Business Membership dành cho chủ doanh nghiệp.

Còn thẻ Executive Membership (thẻ thành viên điều hành) có phí là $110. Với thẻ này, bạn được chiết khấu đến 2% tiền mặt cho đến 750 USD giảm giá khi mua sắm cho những lần mua sắm tiếp theo tại đây. Ngoài ra, thành viên thẻ Executive còn được nhận các khuyến mãi dịch vụ du lịch ở Costco.

Điều kiện đăng ký thẻ tham khảo Costco tại Đài Loan, do các nước thuộc Bắc Mỹ chặn truy cập từ Việt Nam:

  1. Thành viên phải đủ 18 tuổi trở lên.

2. Chỉ dùng cho chính chủ thẻ, người khác không được mua hàng thay.

3. Phải có hình chụp khi đăng ký thẻ, như hình chân dung. Hình này bảo vệ bạn khỏi rủi ro bị người khác dùng ngoài ý muốn. Nếu chưa có hình, nhân viên sẽ chụp hình bạn và đưa vào thẻ.

4. Thành viên đã đăng ký có thể được hoàn tiền đăng ký nếu không hài lòng. Lưu ý chỉ trong vòng 6 tháng hoặc đã được chiết khấu đơn hàng 2 lần.

5. Quyền thành viên có thể bị thu hồi mà không cần phải giải thích.

6. Thẻ thành viên là tài sản của Costco và sẽ hoàn lại theo yêu cầu.

7. Thẻ phải được xuất trình trước khi vào mua sắm. Nếu đã hết hạn phải đóng phí gia hạn.

8. Để chắc rằng tất cả chủ thẻ mua hàng đúng và không nhầm lẫn với người đi cùng. Hóa đơn có thể được kiểm tra trước khi rời khỏi Trung tâm (Warehouse).

Số lượng các trung tâm Costco và cửa hàng liên kết trên thế giới

Costco Wholesale Corporation có trụ sở tại Issaquah, bang Washington. Công ty được thành lập vào năm 1976 ở San Diego, bang California với kho hàng đầu tiên ở thành phố Seattle, bang Washington. Ngày nay, Costco có tổng số 705 địa điểm ở Anh Quốc (27), Úc (8), Gia Nã Đại – Canada (90), Mễ Tây Cơ – Mexico (36), Đài Loan – Taiwan (12), Hàn Quốc (12), Nhật Bản (25), Tây Ban Nha (2), Phi Luật Tân (cửa hàng S&R có sở hữu cổ phần của hãng Costco) và Hoa Kỳ (490).

7 - Tìm hiểu những điều cần biết về trang bán hàng sỉ Costco là gì?

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu những điều cần biết về trang bán hàng sỉ Costco là gì? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Da bạn thuộc loại nào nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Hướng dẫn thủ tục cách đăng ký làm thẻ Visa – Mastercard

Cách làm thẻ Visa card – Mastercard

Ở bài viết này sẽ hướng dẫn cách để đăng ký, làm thẻ thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là thẻ Visathẻ Mastercard. Visa và Mastercard chính là 2 loại thẻ phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay.

Ngoài ra nếu bạn như bạn đang quan tâm làm thẻ JCB, thẻ American Express, UnionPay thì cũng hãy xem qua bài này. Vì thủ tục cũng giống nhau mà thôi.

Có thể bạn quan tâm: Cách làm thẻ ATM – Các loại tài khoản ngân hàng – Các vị trí trong ngân hàng

Ưu điểm khi bạn sử dụng thẻ thanh toán quốc tế, thì bạn có thể sử dụng được khi ra nước ngoài. Mua hàng trên các trang web nước ngoài dễ dàng….

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm thẻ Visa hoặc thẻ Mastercard dạng thẻ debit ghi nợ hoặc thẻ prepaid trả trước. Còn đối với dạng thẻ credit tín dụng thì dạng này yêu cầu người làm thẻ phải chứng minh thu nhập. Sau đó ngân hàng còn xem xét có đạt yêu cầu không thì mới cấp.

Do đó bài viết này sẽ không hướng dẫn làm thẻ Visa Credit hay thẻ Mastercard Credit.

Còn nếu bạn đang bâng khuân nên làm thẻ Visa hay Mastercard thì mình trả lời luôn. Thẻ nào cũng được, tuy nhiên mình thấy thẻ Visa có nhiều chương trình khuyến mãi hơn so với Mastercard.

Vậy để đăng ký, mở thẻ Visa – Mastercard cần những giấy tờ và yêu cầu gì?

Để đăng ký làm thẻ Visa hoặc thẻ Mastercard thì bạn phải có những thứ sau đây:

  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Đối với chứng minh nhân dân là 15 năm từ ngày cấp. Còn đối với hộ chiếu là 10 năm kể từ ngày cấp hộ chiếu.
  • Tiền để làm thủ tục mở tài khoản, làm thẻ. Nếu không muốn tốn tiền, thì phải canh có chương trình khuyến mãi thì mới khỏi tốn khoản này. Số tiền cần chuẩn bị là 300.000 VNĐ là dư sức để làm. Hãy mang dư tiền để làm chứ đừng mang thiếu mất công về nhà lấy tiền lên làm nhé. Nếu bạn mong làm thẻ miễn phí Free thì phải chờ đợi các chương trình miễn phí làm thẻ do ngân hàng phát hành.
  • Người làm thẻ đủ 18 tuổi. (Có một số ngân hàng thì chỉ cần có chứng minh nhân dân là được không cần đủ 18 tuổi. Cái này thì tùy ngân hàng, do đó độ tuổi đảm bảo làm được thẻ là đủ 18 tuổi.)

Hướng dẫn thủ tục cách đăng ký làm thẻ Visa - Mastercard

Hướng dẫn làm thẻ Visa card – Mastercard ngân hàng

Bạn phải xác định là sẽ làm thẻ Visa hoặc Mastercard ở ngân hàng nào. Khi đã xác định xong thì ra ngân hàng đó để làm thẻ. Tuy nhiên cần lưu ý là không như thẻ thanh toán nội địa, có một số ngân hàng họ sẽ không có làm đủ cả 2 loại thẻ Visa và Mastercard. Chẳng hạn như ngân hàng Đông Á chỉ có làm thẻ tín dụng của thẻ Visa mà thôi. Còn thẻ Mastercard thì không có.

1) Khi đã tới ngân hàng, bạn gặp bất kỳ 1 nhân viên nào ở đây nói là bạn đang muốn làm thẻ Visa hoặc thẻ Mastercard. Bạn sẽ được họ sẽ chỉ dẫn bạn đến chổ làm thủ tục.

Đến đây, họ sẽ đưa cho bạn mẫu đơn đề nghị mở tài khoản ngân hàng, cấp thẻ. Bạn cứ việc điền các thông tin của mình vào mẫu đơn. Chổ nào không rõ cứ mạnh dạn hỏi, nhân viên ngân hàng sẽ trả lời, tư vấn giúp cho bạn.

Ví dụ: Như bạn không hiểu phải chọn tài khoản VNĐ hay USD chẳng hạn. Cái này thì gần như ai cũng chọn VNĐ cả, trừ khi bạn có giao dịch nhận tiền USD thường xuyên mới chọn USD thôi. Vì chọn VNĐ sẽ bị quy đổi theo tỷ giá ngân hàng từ USD về Việt Nam. Số lượng ít thì không nói chứ nhiều sẽ bị lỗ không ít tiền.

Nếu có nhu cầu sử dụng các dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking thì bạn check vô lúc đăng ký luôn. Tuy nhiên mấy dịch vụ này thường là phải trả phí, bạn nên hỏi rõ chi phí là bao nhiêu. Nếu không cần thiết thì không cần đăng ký làm gì.

Tuy nhiên đối với thẻ thanh toán quốc tế thì bạn nên đăng ký để có thể thực hiện, kiểm soát các giao dịch online.

Lưu ý: Đối với những thẻ thanh toán quốc tế: như thẻ Visa, thẻ Mastercard, thẻ JCB, thẻ American Express,….Bạn thường phải tốn thêm phí thường niên cho việc sử dụng thẻ này. Ngoài ra nếu như bạn quên đem thẻ này này đi rút ở máy ATM khác ngân hàng bạn sẽ bị như sử dụng thẻ ở nước ngoài tốn thêm vài chục ngàn tiền phí rút tiền.

2) Sau khi điền đầy đủ thông tin cần thiết bạn đưa chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bạn để nhân viên họ đi photo lại và làm thủ tục cho bạn. Do đó làm thẻ Visa hay thẻ Mastercard cũng như làm giấy tờ, của ai nấy làm không có vụ nhờ người thân làm giùm thẻ ngân hàng được đâu. (Trừ khi bạn mua mấy thẻ Visa, Mastercard loại trả trước không định danh ở trên mạng, hoặc Visa ảo).

Lưu ý: Khi ký tên chữ nào thì ráng mà nhớ cho kỹ hoặc chụp lại. Không thì rơi vô hoàn cảnh như mình hồi thời sinh viên ký kiểu khác, giờ đi làm ra ngân hàng ký hoài không giống chữ ký năm xưa của mình @_@. ACB là ngân hàng làm khá gắt vụ chữ ký.

3) Sau đó bạn chuẩn bị tiền để đóng tiền làm thẻ Visa hoặc thẻ Mastercard. Khoảng này thường gồm phí mở tài khoản nếu có, phí cấp thẻ lần đầu, 1 số tiền cố định tài khoản không rút được…. Thường số tiền cố định không rút được này là 50 ngàn đồng.

Khi nào sau này, bạn không dùng nữa hủy thẻ, tài khoản thì họ trả lại cho bạn. Sau khi hoàn tất hết giấy tờ thủ tục, đóng tiền thì bạn sẽ nhận được giấy hẹn ngày để lên lấy thẻ. Có một số ngân hàng làm thẻ nhanh, nên bạn có thể nhận thẻ luôn trong ngày mà không cần phải chờ ngày hẹn lên lấy.

4) Khi đã đến ngày hẹn thì bạn mang theo chứng minh nhân hay hộ chiếu và giấy hẹn để lên chi nhánh ngân hàng mà bạn đã đăng ký làm thẻ  Visa hoặc thẻ Mastercard về. Nhận thẻ xong thì nhớ ra máy ATM đổi mã PIN cho an toàn nhé. Một số ngân hàng, coi việc đổi mã PIN như là kích hoạt thẻ luôn, do đó bạn nên ngay đổi luôn để kích hoạt thẻ.

Tóm lại làm thẻ Visa hay Mastercard thì rất dễ dàng chỉ cần bạn có chứng minh nhân dân và tiền là có thể làm được rồi.

Một số lưu ý cần phải nhớ

  • Không được bán thẻ của bạn khi không sử dụng. Bạn đừng vì ham những bạc lẻ mà phải trả giá. Bởi vì này mang tên của bạn, nếu người mua dùng để rửa tiền hay nhận tiền phi pháp,…. thì bạn sẽ người được cơ quan chức năng mời lên làm việc đầu tiên. Bởi vì mang thông tin của bạn.
  • Không nên cho những người không tin tưởng mượn thẻ. Nguyên nhân thì cũng đã nói ở trên rồi.
  • Nếu không có nhu cầu sử dụng thẻ nữa thì hãy hủy thẻ. Bởi vì nếu bạn không sử dụng ngân hàng cũng sẽ tính tiền đó mà thôi. Đừng để phải tốn tiền trả các chi phí dịch vụ khi mà bạn không sử dụng đến nó.
  • Làm mất thẻ thì tra cứu ngay số tổng đài và báo mất ngay. Ngân hàng sẽ khóa thẻ bạn lại. Nếu may mắn tìm lại được thì chịu khó mang giấy tờ ra để mở thẻ. Không thì chịu tốn 1 chút phí để làm lại. Đặc biệt đối với thẻ thanh toán quốc tế, nếu bị rớt thì người nhặt chỉ cần cầm thẻ đi quẹt là có thể thanh toán, nên nếu bạn rớt mất thẻ thì phải ngay lên mà khóa cho an toàn nhé.
  • Khi làm thủ tục mở thẻ Visa hay Mastercard, nhớ hỏi rõ về phí duy trì tài khoản. Mỗi ngân hàng sẽ có tính phí khác nhau nếu bạn không có đủ số tiền thường xuyên trong thẻ. Thường số dư duy trì là 500 ngàn đồng.

Hy vọng qua bài viết Hướng dẫn thủ tục cách đăng ký làm thẻ Visa – Mastercard đã có thể giúp các bạn biết cách làm thẻ Visa – Mastercard dễ dàng. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Yêu cầu tuyển dụng các vị trí ngân hàng thường đặt ra là gì? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Tìm hiểu thẻ UnionPay là thẻ gì và dùng để làm gì?

Thẻ UnionPay là gì, dùng để làm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Thẻ American Express là gì – Mã PIN ATM là gì – Mạt cưa mướp đắng là gì

UnionPay là gì?

UnionPay hay còn gọi đầy đủ là China UnionPay Card là một thẻ thanh toán quốc tế có xuất xứ từ Trung Quốc.

Hiện nay thì thẻ UnionPay đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nếu so với 2 thẻ thanh toán quốc tế phổ thông nhất hiện nay là thẻ Visathẻ Mastercard thì cũng không thua kém là bao. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ chấp nhận thanh toán bằng thẻ UnionPay thì thua rất xa.

Tuy nhiên nếu bạn là người hay đi du lịch hay có công việc phải sang Trung Quốc thì thẻ này là 1 sự lựa chọn rất tốt cho bạn. Bởi vì Trung Quốc chính là sân nhà của thẻ UnionPay nên sẽ dễ dàng sử dụng. Cũng giống như Nhật Bản là sân nhà của thẻ JCB.

Nếu như bạn muốn làm thẻ UnionPay ở Việt Nam, thì bạn có thể ghé ngân hàng Sacombank, ngân hàng Vietcom. Bạn có thể làm 1 trong loại thẻ là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước UnionPay tại Việt Nam.

Về thủ tục cấp thẻ thì thẻ ghi nợ và thẻ trả trước là làm dễ dàng nhất. Còn nếu bạn chọn làm thẻ tín dụng thì phải chuẩn bị giấy tờ để chứng minh thu nhập và chờ ngân hàng xem xét  mới được cấp thẻ.

Tìm hiểu thẻ UnionPay là thẻ gì và dùng để làm gì?

Thẻ UnionPay có công dụng gì và dùng để làm gì?

Thẻ UnionPay là thẻ thanh toán quốc tế, do đó thẻ này sẽ hữu ích hơn rất nhiều so với thẻ thanh toán nội địa. Chẳng hạn vì đã là thẻ thanh toán quốc tế nên bạn có thể sử dụng thẻ UnionPay khi ra nước ngoài đặc biệt là đi qua Trung Quốc mà không cần phải chuẩn bị đổi tiền để sử dụng khi qua nước đó.

Ví dụ

Nếu bạn đang sở hữu thẻ UnionPay thì khi đi du lịch qua nước ngoài như Trung Quốc. Nếu như trước đây, thì bạn phải đi đổi tiền Việt sang tiền nhân dân tệ của Trung Quốc. Thì hiện nay chỉ cần mang thẻ UnionPay theo, thì bạn chẳng cần phải đi đổi tiền làm gì nữa.

Chỉ cần trong thẻ UnionPay của bạn còn tiền là được, áp dụng đối với loại Debit và Prepaid, còn đối với thẻ tín dụng thì còn hiệu lực thanh toán.

Bởi vì bạn có thể dùng thẻ UnionPay để cà thẻ thanh toán tiền khi mua hàng, ăn uống,…. Hoặc khi bạn cần rút tiền mặt ra để sử dụng thì hãy đi đến những máy ATM có logo UnionPay để rút tiền của nước bạn đang đến để sử dụng.

Như trong ví dụ này thì bạn đi qua Trung Quốc, bạn dùng thẻ UnionPay của bạn để rút tiền thì sẽ rút được tiền nhân dân tệ của Trung Quốc. Bạn không cần lo lắng là trong thẻ bạn chỉ có tiền Việt Nam thì làm sao rút được tiền nước ngoài, bởi vì ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ tự động quy đổi tiền Việt Nam của bạn sang loại tiền tệ tương ứng.

UnionPay logo

Nguồn ảnh wikipedia.org

Lưu ý khi dùng thẻ UnionPay

  • Không nên rút tiền ở máy ATM khác với ngân hàng cấp thẻ. Bởi vì ở máy ATM của ngân hàng khác sẽ xem bạn như là người nước ngoài rút tiền sẽ tính thêm phí rút tiền và phí chuyển đổi ngoại tệ. Phí rất cao và UnionPay không ràng buộc việc tính phí của các ngân hàng.
  • Tuyệt đối không chụp hình khoe thẻ UnionPay lên mạng. Vì để thanh toán online chỉ cần số được in trên thẻ, họ tên chủ thẻ, ngày hết hạn và số CVN2(Card Validation Number 2) ở phía sau thẻ là xong. Số CVN này cũng giống như số CVV . Do đó nếu lộ ra thì sẽ có người sử dụng tiền giúp bạn.
  • Đi ăn, mua hàng thanh toán bằng thẻ UnionPay thì bạn nên trực tiếp cầm thẻ mà cà. Không nên đưa cho nhân viên đi cà giùm. Bởi vì không ai biết được họ có ý đồ gì với thẻ của bạn hay không.
  • Hãy ghi nhớ số CVN2 trên phía sau thẻ UnionPay. Sau khi đã nhớ thì cạo bỏ để hạn chế rủi ro khi rớt thẻ hoặc bị người khác xem.
  • Nên đăng ký dịch vụ SMS thông báo mỗi khi thẻ UnionPay có thay đổi về số tiền. Như có giao dịch hay bị trừ. Để biết mà kịp thời ngăn chặn các khoản thanh toán mà không phải của bạn.
  • Khi mất thẻ, hay có phát sinh giao dịch không phải của bạn thì nên gọi ngay lên hotline của ngân hàng cung cấp thẻ cho bạn yêu cầu khóa thẻ ngay. Và hãy lên ngân hàng càng sớm càng tốt để giải quyết.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu thẻ UnionPay là thẻ gì và dùng để làm gì đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về thẻ UnionPay. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Tìm hiểu thương hiệu dịch vụ thẻ Diner Club International là gì? nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để luôn có thông tin mới mẻ.