Thương mại điện tử – Ecomerce là gì?
Thương mại điện tử là hoạt động mua bán diễn ra trên internet. Tên tiếng Anh gọi tắt là ecommerce, nghĩa là electronic commerce.
Bạn có thắc mắc là sao không đặt là icommerce luôn chứ để e làm gì. Thật ra ban đầu phương thức giao dịch có nhiều phương tiện khác. Thời khai sinh internet chưa phổ biến và còn nội bộ. Sau này, năm 1994, internet đã giúp việc giao dịch và mua bán dễ dàng hơn. Các đại gia như Amazon ra đời và phát triển từ đó.
Hệ sinh thái thương mại điện tử là gì?
Dựa theo đối tượng giao dịch
C2C: Customer to Customer – giao dịch giữa cá nhân với cá nhân. Đây có thể là hàng đổi hàng hoặc bán lại hàng đã sử dụng hay không có nhu cầu. Khối lượng giao dịch nhỏ và giá trị cũng nhỏ.
B2C: Business to Customer – Giao dịch giữa chủ shop, doanh nghiệp với khách hàng cá nhân. Đây là mô hình phổ biến không chỉ ở thương mại điện tử. Nó mang tính tin cậy cao hơn và khối lượng giao dịch cũng nhiều hơn.
B2B: Business to Business – Doanh nghiệp và doanh nghiệp. Giao dịch có giá trị thường lớn vì mặt hàng của bên này là nguyên liệu đầu vào bên kia.
C2B: Customer to Business – Khách hàng và doanh nghiệp. Giao dịch này tương đối nhiều. Chủ yếu là dạng thu mua đồ cũ, mua lại từ khách lẻ sản phẩm doanh nghiệp cần. Hoặc cá nhân có thể bán dịch vụ nào họ có như quảng cáo trên web cá nhân, quảng cáo trên thân thể, đặt tên con theo tên công ty… Loại hình này khá thú vị, nó tạo sự cộng sinh giữa khách và doanh nghiệp. Nó như là sự đảo chiều của B2C.
Ngoài ra còn nhiều loại hình khác nhu O2O (online to offline), G2C, G2B, B2G (G là Government – Chính quyền)… Nhưng khá ít thấy các loại hình này, do tính bảo mật đòi hỏi cao.
Dựa trên số trung gian giao dịch
- Trực tiếp: người bán – người mua
- 1 trung gian: người bán – Dịch vụ (thanh toán, giao hàng, dịch vụ web) – người mua
- Trung gian đầy đủ nhất: Người bán – Dịch vụ web (máy chủ, tên miền, thiết kế web, an ninh, marketplace)- Dịch vụ quảng cáo (SEO, SEM, Facebook ad, SMS, Email…) – Dịch vụ thanh toán (tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tiền ảo) – Dịch vụ giao hàng (kho bãi, logistic, vận chuyển, đóng gói fulfilment…)- Dịch vụ thu hộ (COD) – Người mua
Các tầng trung gian này chưa hẳn đầy đủ nhất, nhưng ta cũng thấy là tuy thương mại điện tử ảo, nhưng nó đem lại công việc làm cho không ít người.
Lưu ý tại Việt Nam, khi tham gia thương mại điện tử bạn phải đăng ký với web bộ công thương tại địa chỉ: http://online.gov.vn/HomePage.aspx. Có 2 loại đăng ký là:
- Trang thương mại điện tử: chỉ bán sản phẩm của công ty bạn nhập về.
- Sàn giao dịch thương mại điện tử: giống như Amazon, quy chế đăng ký khó hơn rất nhiều.
Những từ thường dùng trong thương mại điện tử (ecommerce)
Fix hay Fix giá. Đọc thêm trong bài Fix là gì
Inbox hay Inbox giá: gửi thông tin vào hộp chat hoặc fan page để hỏi thêm thông tin hoặc gửi thông tin chi tiết. Đọc thêm Inbox là gì
Order: đọc là o đơ, nghĩa là đặt hàng.
Ad: cách gọi khác của chủ shop, cũng có thể là quản lý web hay fan page của shop như Admin.
Ship: chuyển hàng đi. Chi tiết Ship hàng là gì
Check: kiểm tra hàng hóa giao đi hoặc giao tới.
Shipper: người giao hàng.
COD: Thu tiền và giao hàng tại nơi người mua yêu cầu.
Drop shipping: Lấy hàng tại nơi mà người bán yêu cầu.
Fulfilment: dịch vụ đóng gói và hoàn tất đơn hàng cho đến khi hàng giao đến tay khách.
Mua hộ: Thường dùng cho các trang trung gian Việt Nam giúp khách hàng mua hàng tại các trang thương mại điện tử nước ngoài. Một số trang ecommerce nước ngoài không chấp nhận thẻ thanh toán quốc tế phát hành tại Việt Nam do lừa đảo quá nhiều.
Và còn nhiều nữa, Ngôi nhà kiến thức sẽ bổ sung sau.
Hy vọng qua bài viết Thương mại điện tử hay ecommerce là gì? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Lễ Tạ ơn hay Thanksgiving là ngày gì và diễn ra vào ngày nào nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.