Posts tagged Ngày nào

Lễ Phục Sinh là ngày gì, diễn ra khi nào và ăn mừng ra sao?

Lễ Phục Sinh là một dịp lễ lớn của những người theo đạo Thiên Chúa. Lễ này thường xảy ra vào khoảng thời gian tháng 3 hoặc tháng 4 tùy theo năm. Và bạn có biết độ quan trọng của nó so với Lễ Giáng Sinh không? Bài viết này sẽ khái quát sơ cho các bạn hiểu Lễ Phục Sinh là gì? Diễn ra khi nào và cách tính đơn giản là gì? Tại sao nó quan trọng hơn mọi lễ khác kể cả Lễ Giáng Sinh?

Có thể bạn quan tâm: Những hoạt động mừng Lễ Phục Sinh trên thế giới và Việt Nam

Lễ Phục Sinh là gì?

Lễ Phục Sinh là kỷ niệm ngày vị ngôn sứ (Chúa Giê su) đã bị xử tử và sống lại của toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo. Vị ngôn sứ này được kinh thánh của đạo cho biết là con của đấng tối cao tạo nên muôn loài. Và cái chết thê thảm của ngài là trả nợ cho tội lỗi của loài người. Đồng thời, lễ này cũng kỷ niệm việc giao ước mới giữa loài người và đấng tối cao.

Lễ Phục Sinh chính là tên tiếng Việt của Easter Day và ý nghĩa của lễ này ở Việt Nam và nước ngoài hoàn toàn giống nhau. Lễ Phục Sinh là ngày lễ quan trọng của người theo đạo Thiên Chúa (hay còn gọi là đạo Gia Tô theo phiên âm Hán Việt, Ki Tô giáo và còn nhiều tên khác).

Tại sao Lễ Phục Sinh quan trọng hơn các lễ khác

Vì nó tạo ra một luật lệ mới giữa con người với đấng tạo hóa. Bạn cứ nghĩ đơn giản là trước Lễ Phục Sinh mối quan hệ giữa con người với đấng tạo hóa xa cách nhau. Với việc con trai của đấng tạo hóa chết đền tội lỗi cho con người, con người được làm hòa và trở nên con cái đấng tạo hóa như thuở Adam và Eva trong vườn địa đàng.

Lễ Phục Sinh diễn ra vào ngày nào và cách tính ra sao?

Cách tính khá phức tạp, chi tiết cách tính như sau:

Lễ Phục Sinh sẽ rơi vào Chúa Nhật đầu tiên sau trăng tròn của ngày Xuân phân Bắc Bán Cầu (tức là sau ngày 21 tháng 3). Như vậy, lễ Phục Sinh sẽ nằm trong khoảng từ 22 tháng 3 cho đến 25 tháng 4 Dương lịch. Vì áp dụng cả Dương lịch lẫn Âm lịch (ngày trăng tròn) nên cần phải dùng đến cả hai loại lịch.

Đây là cách tính đã quy định từ thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Để dễ nhớ hơn, bạn có thể xem ngày rằm trước ngày 25/4. Ngày rằm âm lịch rơi vào tuần nào thì Chủ nhật tuần đó là lễ Phục Sinh.

Tương ứng ta có thể tính Lễ Phục Sinh là ngày nào cho từng năm như sau:

2023: 09 tháng 04 năm 2023

2024: 31 tháng 03 năm 2024

2025: 20 tháng 04 năm 2025

2026: 05 tháng 04 năm 2026

2027: 28 tháng 03 năm 2027

2028: 16 tháng 04 năm 2028

2029: 01 tháng 04 năm 2029

2030: 21 tháng 04 năm 2030

2 - Lễ Phục Sinh là ngày gì, diễn ra khi nào và ăn mừng ra sao?

Mừng Lễ Phục Sinh như thế nào tại Việt Nam và thế giới

Hoạt động của cộng đồng Thiên Chúa giáo

  • Ăn chay kiêng thịt hãm mình: nói đúng hơn là chay ăn và chay thịt. Người Công giáo trong ngày Lễ tro và Thứ 6 tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh 2 ngày phải kiêng thịt, kiêng ăn đồ vặt, kiêng thỏa mãn nhu cầu không cần thiết. Mọi nguồn lực dư ra thường tặng người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ.
  • Xếp hình lá lấy về từ Lễ Lá: Hình dạng muôn vẻ, tùy vào độ khéo tay của mỗi người.
  • Đi đàng thánh giá: ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Ngài Giê Su từ khi bị bắt tới khi qua đời.
  • Rửa chân: được lấy từ một chuyện trong Kinh Thánh là trước khi Ngài Giê Su bị bắt thì đã rửa chân cho từng môn đệ. Và dặn rằng mọi người phải rửa chân cho nhau dù ở bất kỳ chức vụ nào.
  • Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh: thường ở các vùng đông tín hữu hoặc các nước có đông dân Công Giáo. Hoạt cảnh dựa theo câu chuyện từ khi Giê Su bị bắt cho tới khi chết.

Hoạt động phi tôn giáo dịp Lễ Phục Sinh

Trang trí trứng phục sinh.

Đeo tai thỏ: bắt nguồn từ truyền thuyết chú thỏ tặng quà tối trước Lễ Phục Sinh. Hướng câu chuyện khá giống chuyện Ông già Noel.

Săn trứng Phục Sinh: giấu trứng đã trang trí trong vườn và tổ chức cuộc thi tìm kiếm trứng. Ai tìm nhiều nhất sẽ thắng. Trò chơi này chủ yếu tại các nước Phương Tây và Bắc Mỹ.

Đua lăn trứng Phục Sinh: Thứ 2 sau ngày Lễ Phục Sinh là cuộc thi lăn trứng. Ai về sớm nhất sẽ thắng. Đây là sự kiện thường diễn ra tại Nhà Trắng – nơi ở của Tổng thống Hoa Kỳ.

Bài viết theo quan điểm tổng quát và khách quan. Để tìm hiểu rõ ý nghĩa bạn nên liên hệ với cha xứ nhà thờ hoặc các thanh niên phụ trách dạy giáo lý để hiểu rõ thêm. Có gì thắc mắc các bạn có thể comment phía dưới bài này.

Hy vọng qua bài viết Lễ Phục Sinh là ngày gì, diễn ra khi nào và ăn mừng ra sao? đã có thể giúp bạn Lễ Phục Sinh ý nghĩa thế nào. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Tìm hiểu Tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày gì?

Tết Đoan Ngọ là gì, tại sao nó là một dịp lễ lớn của Á Đông. Nó còn có tên dân gian là Tết giữa năm. Đoan Ngọ là một tiết âm lịch dành cho người làm nông tại vùng Đông Á. Vậy Tết Đoan Ngọ là gì, hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ngày của Cha là ngày gìTết Trung Thu là ngày Tết gì

Tết đoan ngọ là gì?

Tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày lễ truyền thống của các nước vùng Đông Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc (bao gồm cả Triều Tiên). Thời gian diễn ra là vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, nghĩa là lịch theo chu kỳ mặt trăng. Về thời gian cúng mỗi nơi khác nhau, sáng sớm và giữa trưa là thời gian cúng phổ biến.

Đoan ngọ được giải thích theo tiếng Hán nghĩa là mở ra, ý của chữ này ám chi việc đây là lúc đất trời mở ra, giao hòa và cũng là thời điểm chuyển mùa. Ngọ nghĩa là giờ được diễn ra thời gian cúng bái, theo đồng hồ hiện đại là vào lúc 12h trưa trong này.

Mỗi nước có một cách diễn giải riêng về nguồn gốc của ngày này.

  • Trung Quốc có truyền thuyết Khuất Nguyên. Khuất Nguyên là vị quan liêm chính vì lo cho nước nhà mà tự vẫn. Dân thương mến nên làm lễ cúng hằng năm.
  • Việt Nam coi ngày mùng 5 tháng 5 là ngày giỗ mẹ Âu Cơ và cũng được coi là ngày giết sâu bọ với truyền thuyết Đôi Truân. Tại Việt Nam, khí hậu nhiệt đới nên thời điểm này có mưa nên sâu bọ nở rộ, vì thế đó cũng là lý do cho truyền thuyết Đôi Truân ra đời. Thậm chí, Đoan Ngọ cũng có thể là một từ đọc chại đi của tên Đôi Truân.
  • Hàn Quốc không thấy nói về nguồn gốc Tết này. Nhưng lại là nước đầu tiên đăng ký di sản văn hóa phi vật thể với lễ này.

4 - Tìm hiểu Tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày gì?

Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì?

Có 2 cách dịch thường dùng, nhưng ít ai nói tới trong tiếng Anh. Hai cách dịch như sau:

  • Nói về tính chất theo âm lịch đây là Tết giữa năm thì có câu: Mid-year Festival
  • Nói về thời gian diễn ra thì có khá nhiều như: the start/straight/middle/righteousness/just at noon Festival.
  • Tiếng Anh Hán thì có chữ Duan Wu.

Tết Đoan Ngọ sẽ diễn ra vào ngày nào trong năm

  • Tết Đoan Ngọ 2023 sẽ vào ngày 22/06/2023
  • Tết Đoan Ngọ 2024 sẽ vào ngày 10/06/2024
  • Tết Đoan Ngọ 2025 sẽ vào ngày 31/05/2025
  • Tết Đoan Ngọ 2026 sẽ vào ngày 19/06/2026
  • Tết Đoan Ngọ 2027 sẽ vào ngày 09/06/2027
  • Tết Đoan Ngọ 2028 sẽ vào ngày 27/06/2028
  • Tết Đoan Ngọ 2029 sẽ vào ngày 16/06/2029
  • Tết Đoan Ngọ 2030 sẽ vào ngày 05/06/2030

TET-DOAN-NGO-MUNG-5-THANG-5

Hoạt động chính của ngày tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5

  • Ăn bánh tro hay bánh gio để giết sâu bọ
  • Lễ hội xếp hình trái cây nghệ thuật, đây là hoạt động được KDL Suối Tiên tổ chức hàng năm, thậm chí còn thêm cả diễu hành để quảng bá một hình ảnh Nam Bộ trù phú, cây trái đa dạng.
  • Gia đình quây quần ăn uống bên nhau để đuổi sâu bọ. Các món thường dùng là: bánh tro hay bánh gio, người Hoa dùng bánh bá trạng, cơm rượu nấu và ủ bằng nếp lên men, thịt vịt và tiết canh vịt, trái cây đặc trưng vùng miền.
  • Tắm lá mùi để tẩy trần
  • Mua bó lá có xương rồng hoặc chỉ mua nhành xương rồng treo trước nhà để đuổi tà ma.

Món ăn đặc trưng chỉ có trong tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5

  • Bánh gio hay bánh tro: làm bằng bột gạo và nước hỗn hợp bao gồm nước đốt lá thảo mộc – dược liệu và hòa với nước vôi. Bên trong có nhân đậu xanh hoặc chỉ có vỏ bột gạo.
  • Cơm rượu miền Nam và miền Bắc: cơm nếp lên men rượu, độ cồn rất nhẹ, để lạnh ăn như món tráng miệng. Miền Nam cơm rượu còn ăn với xôi. Nếp nguyên liệu có nếp dẻo trắng và nếp than.
  • Bánh trôi: Bánh làm bằng bột gạo bọc đường phèn bên trong.
  • Tiết canh vịt: phổ biến chủ yếu ở miền Bắc.
  • Thịt vịt: thịt vịt luộc, món phổ biến tại miền Nam và miền Trung.
  • Trái vải: Loại trái đặc trưng của Việt Nam chỉ có ở miền Bắc. Thời điểm trước tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 là lúc trái cây nào được chuyển vào Nam rất nhiều.
  • Sầu riêng: cực ngọt và cực nóng, phù hợp với quan niệm giết sâu bọ. Đây là loại trái đặc thù của châu thổ Cửu Long. Sầu riêng có bề ngoài gai góc nhưng thường sầu riêng rụng trái về đêm. Mùi của nó không phải ai cũng chịu được.

Hy vọng qua bài viết Tìm hiểu Tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 là ngày gì đã có thể giúp bạn hiểu về ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Lễ Lá là ngày gì và diễn ra khi nào trong năm 2024?

Lễ Lá là một ngày lễ kỷ niệm quan trọng của các bạn theo Công giáo. Các bạn sẽ thấy rất nhiều lá dừa xếp hình đủ kiểu tại các nhà thờ vào ngày này. Vậy Lễ Lá là gì, hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Lễ Tro là gìLễ Vượt Qua là gì

Lễ Lá là gì?

Lễ Lá là ngày kỉ niệm Chúa Giê su vào thành Giêrusalem thời đế chế La Mã cải quản nước Do Thái. Và sau đó gần 1 tuần, Ngài bị xử tử với hình thức đóng đinh. Sự kiện này mở màn cho các hoạt động đã đi vào nghệ thuật phương Tây, như bữa tiệc ly nổi tiếng được vẽ bởi Leona Da Vinci, các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Michelangelo như tượng Đức Mẹ sầu bi…

Lễ này diễn ra như một ngày lễ bình thường mà ngày Chủ nhật nào tín đồ Công Giáo cũng tham dự. Sau lễ, thường người tham dự sẽ mang một lá dừa về. Có thể là lá đã được xếp, có thể là một nhành lá trơn.

Tiếng Anh là Palm Sunday Mass.

Tại các nước mà lá mang về sẽ khác nhau, có nước dùng lá cọ…

6 - Lễ Lá là ngày gì và diễn ra khi nào trong năm 2024?

Lế Lá tại Philippines (Nguồn: Wikipedia)

Ngày Lễ Lá diễn ra khi nào, vào ngày nào năm 2024?

Lễ Lá sẽ diễn ra trước 1 tuần của Lễ Phục Sinh. Lễ Lá 2024 sẽ là vào ngày 24/3/2024. Sau đó 7 ngày là Lễ Phục Sinh vào ngày 31/03/2024

Ví dụ:

    • Năm 2024: Lễ Phục Sinh vào ngày 31/3, Lễ Lá vào ngày 24/3
    • Năm 2025: Lễ Phục Sinh vào ngày 20/4, Lễ Lá vào ngày 13/4

7 - Lễ Lá là ngày gì và diễn ra khi nào trong năm 2024?

Tại sao lại có sự chênh ngày này? Do sự phụ thuộc của Ngày Lễ Phục Sinh vào chu kỳ trắng tròn. Bạn có thể xem thêm cách tính trong bài Ngày Lễ Phục Sinh là gì.

Hy vọng qua bài viết Lễ Lá là ngày gì và diễn ra khi nào trong năm 2024 đã có thể giúp bạn hiểu về ý nghĩa và sự liên kết với Lễ Phục Sinh ý nghĩa thế nào. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết khác nhé.

Tết Trung Thu là ngày tết gì và khi nào diễn ra 2023?

🥮Tết Trung Thu là ngày gì, Trung thu là ngày nào, bao nhiêu trong năm 2021? Nguồn gốc của ngày Trung Thu ra sao? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Ngày quốc tế thiếu nhi là gì – Thứ 6 ngày 13 là ngày gì

Tết Trung Thu là ngày gì?

Tết Trung Thu là một ngày lễ truyền thống phi tôn giáo của các dân tộc Á Đông. Tết này tổ chức như mốc đánh dấu kết thúc một vụ mùa trong năm.

Tết này còn có 3 tên gọi khách là: Tết thiếu nhi, Tết trông trăng, Tết đoàn viên…

Ngày này cũng có số phong tục quen thuộc như các ngày lễ phi tôn giáo khác của Á Đông như Tết Đoan Ngọ. Mọi người gặp nhau, thăm hỏi, bày cỗ và ngắm trăng (nguồn gốc cách gọi Tết Trông Trăng là đây).

Đương nhiên, trẻ con những ngày này chạy qua chạy lại vui chơi. Người lớn tặng cho các em bánh, lồng đèn, tổ chức múa lân, hội chợ… để các em vui chơi.

Món ăn khác biệt giữa Tết Trung Thu và Tết Đoạn Ngọ là bánh trung thu. Bánh Trung Thu có 2 loại bánh dẻo và bánh nướng, loại bánh đặc biệt chỉ có khi mùa Trung Thu tới.

Tết Trung Thu diễn ra khi nào, vào ngày nào năm 2023?

Năm 2023, Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 29/09/2023.  Năm nay dịch dã nên chắc dân tình không còn tâm trạng mà ăn trung thu nữa rồi.

Trung Thu diễn ra theo lịch mặt trăng (Âm lịch). Ngày Tết Trung Thu là ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm trăng tròn nhất trong năm, trùng với thời điểm sắp vào thu. Mùa màng bắt đầu được thu hoạch và cất vào kho chờ ngày đông tới.

Chiếu theo dương lịch, Tết Trung Thu thường diễn ra vào Giữa tháng 9 đến đầu tháng 10. Phương Tây gần như không có khái niệm này. Có thể ngày Halloween có nét tương đồng hơn, tuy nhiên nó lại hơi giống hoạt động của Tháng cô hồn của Á Đông hơn.

hqdefault-2

Nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu

Có 3 nguồn gốc của ngày Tết Trung thu:

  1. Bắt nguồn từ các dân tộc theo văn minh lúa nước tại sông Dương Tử và sông Hồng. Đây là ngày thu hoạch vụ mùa. Người dân tụ tập ca hát nhảy múa mừng vụ mùa bội thu. Theo sách phong tục của Phan Kế Bính, dấu hiệu Tết Trung Thu đã ghi nhận trên trống đồng cổ nhất và toàn vẹn nhất là Ngọc Lũ.
  2. Bắt nguồn từ truyền thuyết Đường Minh Hoàng ghé thăm Cung trăng trong mơ. Ông trị bệnh bằng một loại thuốc có thể là một chất gây nghiện. Ông đã mơ đặt chân lên tới mặt trăng, gặp Hằng Nga và dạo quanh ngắm cảnh. Sau đó, vua cho tổ chức lễ hội vào ngày rằm. Lý do này hơi khó thuyết phục vì sau đó ông phải chạy loạn nên một ngày truyền thống được tạo nên lúc này sẽ khó duy trì.
  3. Có sử sách chép rằng Tết Trung Thu có từ thời Xuân Thu. Lúc đó văn minh Trung Hoa còn ở trong khoảng không gian nhỏ hẹp ở phía Bắc Trung Quốc. Có thể họ đã học hỏi nghi lễ này từ những người theo văn minh lúa nước phía Nam. Tuy nhiên, ghi chép về ngày này không nhiều do chiến tranh liên miên. Người dân lo sống còn không ổn nên chẳng ai lo nổi một ngày lễ giữa  năm làm gì.

Bây giờ thì không có tranh cãi nhiều về nguồn gốc của ngày này. Tết Trung Thu trở thành lễ chung của Trung Quốc, Hàn Quốc (tên là Chuseok), Việt Nam và Nhật Bản. Mỗi quốc gia có 1 nghi lễ tổ chức khác nhau cũng như ẩm thực cũng có chút khác biệt nhỏ.

Các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao cũng tổ chức lễ Trung Thu theo truyền thống lâu nay.

tet-trung-thu-la-ngay-gi

Các bài hát dịp trung thu:

Các bài hát thiếu nhi:

https://www.youtube.com/watch?v=fusVTGuCEwk

 

🥮Bánh Trung Thu truyền thống là gì và hiện đại bây giờ ra sao?

🥮Bánh Trung Thu thường là bánh ngọt có vỏ bằng bột mì dày khoảng 1 cm. Tuy nhiên, loại bánh này ở Việt Nam chỉ còn dùng biếu nhau. Các tiệm bánh đã biến tấu thành nhiều vỏ và nhân khác nhau như: vỏ rau câu, vỏ khoai môn, nhân sô cô la, nhân sầu riêng…

Bánh Trung Thu bây giờ có nhiều người tự sản xuất và thực hiện theo quy mô nhỏ. Bánh theo quy mô công nghiệp đang thất sủng vì vị quen thuộc. Bánh dẻo là loại bánh dễ làm nhất. Nhưng do vỏ ngọt ít đậm đà nên bánh nướng vẫn được chuộng hơn.

banh-trung-thu

Hy vọng qua bài viết Tết Trung Thu là ngày tết gì và khi nào diễn ra 2021 đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Chú Cuội là ai và tại sao gắn liền với ngày Tết Trung Thu nhé.

Những hoạt động mừng Lễ Phục Sinh trên thế giới và Việt Nam

Hoạt động mừng Lễ Phục Sinh tại Việt Nam còn khá im ắng. Nhưng đối với nhiều nước là ngày lễ lớn với nhiều hoạt động tôn giáo lẫn phi tôn giáo. Vậy Lễ Phục Sinh có những hoạt động nào đáng chú ý, hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm: Lễ Tro là gì

10 - Những hoạt động mừng Lễ Phục Sinh trên thế giới và Việt Nam

Hoạt động tôn giáo trong mùa Lễ Phục Sinh

Do bài viết phục vụ người Việt, nên chỉ giới thiệu các hoạt động tôn giáo điển hình của cộng đồng Công giáo tại Việt Nam. Các hoạt động tôn giáo thường gặp trong 46 ngày thuộc Mùa Lễ Phục Sinh là:

  • Vẽ tro lên đầu: Lễ này mở đầu cho mùa Lễ Phục Sinh kéo dài 40 ngày, thực tế thì có 46 ngày. Vẽ tro lên trán để nhắc nhở tín hữu mình là thân thể yếu đuối ta nên bởi bụi đất.
  • Xưng tội và sám hối tội lỗi: tín hữu Công giáo phải thú nhận tội lỗi với linh mục hoặc phó tế có nhiệm vụ giải tội. Tội lỗi người xưng chỉ có 2 người biết và đôi khi không thấy mặt nhau. Sau khi xưng tội vị linh mục thường khuyên tín hữu cách đền tội, nếu là tội vặt thông thường thì chỉ có đọc kinh là xong.
  • Ăn chay kiêng thịt hãm mình: nói đúng hơn là chay ăn và chay thịt. Người Công giáo trong ngày Lễ tro và Thứ 6 tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh 2 ngày phải kiêng thịt, kiêng ăn đồ vặt, kiêng thỏa mãn nhu cầu không cần thiết. Mọi nguồn lực dư ra thường tặng người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ.
  • Xếp hình lá lấy về từ Lễ Lá: Hình dạng muôn vẻ, tùy vào độ khéo tay của mỗi người.

11 - Những hoạt động mừng Lễ Phục Sinh trên thế giới và Việt Nam

  • Đi đàng thánh giá: ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Ngài Giê Su từ khi bị bắt tới khi qua đời.
  • Rửa chân: được lấy từ một chuyện trong Kinh Thánh là trước khi Ngài Giê Su bị bắt thì đã rửa chân cho từng môn đệ. Và dặn rằng mọi người phải rửa chân cho nhau dù ở bất kỳ chức vụ nào.
  • Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh: thường ở các vùng đông tín hữu hoặc các nước có đông dân Công Giáo. Hoạt cảnh dựa theo câu chuyện từ khi Giê Su bị bắt cho tới khi chết.

Hoạt động phi tôn giáo dịp Lễ Phục Sinh

Trang trí trứng phục sinh: Bắt nguồn từ Ba Tư và mang biểu tượng cho sự sống. Bắt nguồn từ tập tục mừng lễ Xuân Phân của các dân tộc miền Trung Đông.

Đeo tai thỏ: bắt nguồn từ truyền thuyết chú thỏ tặng quà tối trước Lễ Phục Sinh. Hướng câu chuyện khá giống chuyện Ông già Noel.

Săn trứng Phục Sinh: giấu trứng đã trang trí trong vườn và tổ chức cuộc thi tìm kiếm trứng. Ai tìm nhiều nhất sẽ thắng. Trò chơi này chủ yếu tại các nước Phương Tây và Bắc Mỹ.

Đua lăn trứng Phục Sinh: Thứ 2 sau ngày Lễ Phục Sinh là cuộc thi lăn trứng. Ai về sớm nhất sẽ thắng. Đây là sự kiện thường diễn ra tại Nhà Trắng – nơi ở của Tổng thống Hoa Kỳ.

Cám ơn các bạn dã dành thời gian đọc bài viết Những hoạt động mừng Lễ Phục Sinh trên thế giới và Việt Nam. Nếu có dịp ra nước ngoài đón lễ Phục Sinh, hãy thử tham gia vào các hoạt động để hiểu thêm về văn hóa của thế giới nhé. Hẹn gặp lại các bạn bài viết khác nhé.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì, là ngày nào năm?

Giỗ Tổ Hùng Vương là gì?

Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày tưởng niệm những người được cho là sáng lập nên nước Việt Nam từ thời cổ đại. Lúc đó sử sách chưa có ghi chép rõ ràng mà chỉ truyền miệng.

Những vị này gồm bao nhiêu người cũng đang là dấu hỏi lớn. Như trong bài Vua đầu tiên của Việt Nam là ai? GGDIC cũng liệt kê ra 18 đời vua Hùng, kéo dài khá lâu. Vì thế mới có giả thiết đây là 18 triều đại chứ không phải 18 người.

Có thể bạn quan tâm: Ngày của Cha là gìNgày của mẹ là gìTết Đoan Ngọ khi nào

13 - Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì, là ngày nào năm?

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nào trong năm 2022

Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày 10/3 Âm Lịch hàng năm. Thời gian này tại Phú Thọ rất đông người. Năm ngoái việc chen lấn diễn ra khá lớn khiến cho khu vực Đền Hùng quá tải. Vì thế thuật ngữ Đền Hùng thất thủ ra đời.

Năm 2022, Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/04/2022.

Tục giỗ tổ đã có trước vào ngày chính thức 10/3 Âm Lịch. Thường Lễ được tổ chức vào mùa thu. Tới thời vua Khải Định nhà Nguyễn, việc cúng tổ được luật hóa vào 10/3 Âm Lịch hàng năm.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2012.

Lễ Giỗ Tổ được công nhận là lễ nghỉ vào năm 2007. Trước đó, thời VNCH, Lễ giỗ tổ đã là ngày nghỉ lễ chính thức.

Câu ca dao nổi tiếng về Tục cúng tổ Hùng Vương

Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Dù ai buôn bán gần xa,
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Hy vọng qua bài viết Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì, là ngày nào năm ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Giang Cư Mận là ai và tại sao bọn họ lại nguy hiểm đến vậy? nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Ngày lễ tình yêu Valentine là gì, là ngày nào trong năm?

Ngày lễ tình yêu Valentine là gì?

Ngày lễ tình yêu Valentine là ngày những cặp đôi sắp yêu nhau tỏ tình, đang yêu nhau thì có dịp mặn nồng và đã kết hôn có thể ngồi ôn lại kỷ niệm của những ngày yêu nhau.

Có thể bạn quan tâm: Lễ thất tịch là ngày gìTình yêu đơn phương là gì

Lễ này còn có nhiều tên gọi tắt như: Lễ tình nhân, Lễ tình yêu, Valentine… hay có thể gọi vui là ngày Va lung tung.

Lễ này du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 2000. Ban đầu có lẽ ít ai nhận ra vì chỉ những ai tiếp xúc với văn hóa phương Tây, người ngoại quốc tham gia, còn lại chưa biết nhiều. Sau đó, lễ này trở thành cơ hội kinh doanh lớn.

Chi tiết thú vị là lễ này hay bị rơi vào dịp Tết Nguyên Đán nên đôi khi các cặp đôi phải ngậm ngùi xa nhau. Vì có những ngày của Tết Nguyến Đán phải ở bên gia đình, các cặp đôi chưa kết hôn khó thu xếp ở bên nhau.

15 - Ngày lễ tình yêu Valentine là gì, là ngày nào trong năm?Nguồn gốc của Ngày lễ tình yêu Valentine

Vào những năm đầu công nguyên, hoàng đế La Mã muốn bắt thanh niên đi lính nên đã ra lệnh cấm làm lễ kết hôn, cấm việc hẹn hò trai gái và nói ngắn gọn ông muốn khai tử tình yêu. Mục tiêu chỉ để tạo ra quân lính không vướng bận để lo chiến đấu.

Một vị linh mục tên là Valentine đã chống lệnh. Ông đã lén tổ chức lễ cưới theo nghi lễ Thiên Chúa giáo cho nhiều cặp đôi. Ông đã bị bắt và tống giam vào ngục. Với tội trạng rõ ràng, ông bị hoàng đế ép tội tử hình. Trước ngày ra pháp trường, một em gái của cai tù đã được lén cho vào gặp ông. Hai người trò chuyện hàng đêm như 2 người bạn tri kỷ.

Ngày ra pháp trường, ông gửi thư lần cuối cho em gái viên cai tù. Cuối thư ông ghi From my Valentine – Tình yêu của Valentine dành cho con. From My Valentine trở thành câu khẩu hiệu cho hàng tỷ tấm thiệp gửi nhau dịp lễ này. Sau này, nhiều thiệp ghi hẳn thành 1 câu tỏ tình khéo léo là “Be my Valentine”.

Truyền thuyết về lễ này không được ghi nhận bởi giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã. Còn xét riêng về châu Á có ngày tương tự là Lễ Thất Tịch 7/7 Âm Lịch.

Lễ Tình yêu Valentine là ngày nào trong năm?

Lễ tình yêu Valentine được tổ chức vào ngày 14/2 hàng năm.

Tại Nhật, ngày 14/2 là dịp nữ tỏ tình với nam. Tới 14/3, nam sẽ tặng lại quà cho nữ để thể hiện sự chấp nhận hoặc không tình cảm của cô gái. Nếu nữ được nhận bánh rán thì có nghĩa là “Anh Yêu Em”, kẹo nghĩa là “Anh Mến Em”, còn chocolate trắng nghĩa là “Anh Muốn Làm Bạn với Em”.

16 - Ngày lễ tình yêu Valentine là gì, là ngày nào trong năm?

Hy vọng qua bài viết Ngày lễ tình yêu Valentine là gì, là ngày nào trong năm ‎đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Những câu hỏi hay thay cho những câu tế nhị cho ngày Tết Nguyên Đán nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Ngày Lễ cầu cho các linh hồn là gì và diễn ra vào ngày nào?

Lễ cầu cho các linh hồn là gì?

Lễ cầu cho các linh hồn là một trong những lễ lớn của Thiên Chúa giáo. Lễ này tổ chức để tưởng niệm và cầu nguyện cho những người đã khuất. Những người này chưa được phong thánh, nghĩa là những người bình thường đã qua đời.

Xem thêm: Lễ các thánh là ngày lễ gìLễ Lá là ngày gì – Lễ tro là ngày gì –  Mẹ Teresa là ai

Trong gia đình, đây là dịp lễ chung cầu cho ông bà tổ tiên của người Công giáo. Và có ý nghĩa nữa là nó cũng cầu luôn cho những linh hồn không nơi nương tựa, linh hồn mồ côi hoặc không có ai thờ phượng.

Đây là một lễ tương đồng nhất với Lễ Vu Lan của bên Phật giáo. Về ý nghĩa giống nhau là tưởng nhớ ông bà tổ tiên, nhưng bên Thiên Chúa chỉ cầu cho người đã khuất. Hoạt động ngày lễ này cũng không rầm rộ như lễ Giáng Sinh vì diễn ra trong phạm vi nhỏ hẹp. Chủ yếu tại nghĩa trang hoặc các nhà hài cốt.

le-cau-cho-cac-linh-hon-la-gi

Các tên gọi khác của lễ cầu cho các linh hồn

  • Lễ các đẳng linh hồn: đây là thuật ngữ chuyên biệt bên đạo Thiên Chúa. Có 3 đẳng là: linh hồn bị giam nơi luyện ngục (giống địa phủ hay âm phủ bên Phật giáo), linh hồn đang còn ở luyện ngục do còn tội lỗi, linh hồn đã thanh tẩy và được lên Thiên đàng.
  • Lễ cầu hồn.
  • Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời.
  • Lễ các đẳng.

Lễ cầu cho các linh hồn vào ngày nào trong năm?

Lễ cầu cho các linh hồn diễn ra vào ngày 2/11 hàng năm. Nơi tổ chức thường là nghĩa trang, nhà hài cốt hoặc trong nhà thờ nếu xứ đạo đó không có nghĩa trang riêng, hay nhà hài cốt.

Tại Hungary, người dân gọi là Ngày người chết. Tại Ba Lan, người ta thắp nến quanh nhà thờ để các linh hồn tụ họp để cầu xin ơn sớm giải thoát khỏi luyện ngục. Vì thế những ngày này, nhà hài cốt hay nghĩa trang Công giáo thường mở cửa để mọi người vô viếng, thắp nến, thắp nhang, đọc kinh cầu nguyện…

Hành động ghi nhận việc tưởng niệm những người đã khuất đã được ghi nhận trong lịch sử Do Thái cổ đại. Tướng quân Giu đa Maccabê Giuđa Macabê sau khi thắng trận ông thu được hai triệu hai ngàn đồng bạc gởi về thành Giêrusalem để xin vị tư tế cầu cho những người lính đã phải tử trận.

Kinh cầu cho các linh hồn phổ biến thường đọc ngày lễ

Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, Chúa đã phán dạy rằng: “Bay hãy xin thì bay sẽ được”. Vậy con xin Chúa lòng lành vô cùng, thương đến các linh hồn nơi luyện ngục. Xin Chúa nghe lời con cầu xin kêu van, cho linh hồn ông bà, cha mẹ, anh em, bạn hữu con. Xin Chúa mở cửa Thiên Đàng cho các linh hồn ấy vào. Xin cho các linh hồn ấy được sự sáng vô cùng hằng soi cho liên. Amen.

Lạy Chúa, con ở dưới vực sâu kêu lên Chúa, xin Chúa hãy thương nhậm lời con kêu van, hãy lắng nghe tiếng con cầu xin. Nếu Chúa chấp tội, nào ai rỗi được? Bởi Chúa hằng có lòng lành, cùng vì lời Chúa phán hứa, con đã trông cậy Chúa. Linh hồn con cậy vì lời hứa ấy thì đã trông cậy Chúa.

Những kẻ làm dân Đức Chúa Trời, đêm ngày hãy trông cậy Người cho liên, vì Người rất nhân lành hay thương vô cùng, sẽ tha hết mọi tội lỗi kẻ làm dân Người thay thảy. Lạy Chúa con, xin cho linh hồn (tên thánh) được nghỉ ngơi đời đời, và được sáng soi vô cùng. Lạy Chúa con, xin cứu lấy linh hồn (tên thánh) cho khỏi tù ngục, và được nghỉ yên. AMEN.

Lạy ơn Đức Chúa Giêsu, Chúa đã phán dạy rằng, con hãy xin thì con sẽ được. Vậy con xin Chúa lòng lành vô cùng thương đến các linh hồn nơi luyện tội. Xin Chúa nghe lời con cầu xin kêu van, cho linh hồn ông bà, cha mẹ, anh em, bạn hữu con. Xin Chúa mở cửa thiên đàng cho các linh hồn ấy vào. Xin cho các linh hồn ấy được sự sáng vô cùng hằng soi cho liên. AMEN.

Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho linh hồn (tên thánh) được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.

DOC-KINH-CAU-NGUYEN-CHO-CAC-LINH-HON

Đọc kinh cầu nguyện cho các linh hồn (nguồn: Wikipedia)

Hy vọng qua bài viết Ngày Lễ cầu cho các linh hồn là gì và diễn ra vào ngày nào đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Mạng xã hội hay Social Network là gì và tại sao nó quan trọng nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Ngày lễ hội Halloween là gì và diễn ra khi nào vào ngày nào?

Lễ hội Halloween là gì?

Lễ hội Halloween là lễ hội truyền thống của các nước tại Tây Âu và Bắc Mỹ. Tên khác là Lễ hội Ma Quỷ và tên Hán Việt là Hóa Lộ Quỷ. Đây là một lễ hội phổ biến ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Khu vực Đông Âu và Nam Mỹ ít chuộng lễ này vì họ có lễ khác trong khoảng thời gian này.

Có thể bạn quan tâm: Tết Trung Thu là gì – Ngày của cha là ngày nào – Ngày của mẹ là ngày nào

Lễ Halloween được phổ biến ra toàn cầu nhờ sự lớn mạnh của Mỹ. Nhiều tập tục từ châu Âu khi vào Mỹ đã biến đổi khiến cho lễ hội khác lạ hơn, mang màu sắc thương mại đúng chất Mỹ. Tại Việt Nam ngày này, các trung tâm học tập của trẻ em cũng tổ chức lễ hóa trang. Mục tiêu vui là chính chứ không mang ý nghĩa văn hóa hay tôn giáo.

Người dân tham gia lễ sẽ trang trí nhà cửa sao cho rùng rợn. Trẻ con hoặc người lớn khi ra ngoài cũng hóa trang thành những nhân vật rùng rợn hoặc bất kỳ nhân vật nào họ thích. Tới nhà nào họ gõ cửa, chủ nhà vừa mở cửa bước ra họ sẽ hô Trick or Treat (tạm dịch là cho kẹo hay bị ghẹo). Thường chủ nhà sẽ cho kẹo những đứa trẻ để chúng sang nhà khác.

ngay-le-hoi-halloween-la-gi-va-dien-ra-khi-nao

Lễ hội Halloween diễn ra vào ngày nào?

Lễ Hallowen hằng năm diễn ra vào tối 31/10 theo dương lịch. Theo lịch sử, dân tộc Celt sống ở khu vực bây giờ là Pháp, Anh, Ireland bây giờ mừng năm mới theo lịch của họ là trùng với ngày này.

Cũng có quan điểm cho rằng nó bắt nguồn từ lễ thu hoạch của dân tộc Gael. Người theo Thiên Chúa giáo La Mã cho rằng nó được tạo ra một cách độc lập và không liên quan đến việc xóa bỏ lễ hội ngoại giáo.

Thời gian diễn ra là lúc khu vực bắt đầu chuyển từ Thu sang Đông. Lễ hội được tổ chức cũng là đánh dấu một vụ mùa bội thu. Những trái bí được khoét ruột để đặt đèn cầy, khắc gương mặt dữ hay hài tùy gia chủ. Họ để trải khắp nông trang như là cách biểu lộ sự sung túc mùa màng.

Câu chuyện và vật dụng liên quan đến lễ hội Halloween

Lễ hội Halloween liên quan đến câu chuyện của chàng Jack như sau:

Tại Ireland có chàng Jack hà tiện. Anh ta láu cá đến độ lừa được cả quỷ. Khi chết đi do tội lỗi quá nhiều, Thiên Chúa không mở cửa thiên đàng cho anh ta. Quỷ cũng không đón anh ta vào hỏa ngục.

Hồn anh ta vất vưởng trên dương gian với cục than hồng dò đường của quỷ cho. Các gia đình bỏ đèn cầy vào củ khoai tây khoét ruột tại Ireland hay bí ngô tại Mỹ đế xua anh ta đi. Vì thế các đèn này còn có tên là Jack of the Lantern hay Jack-O’Lantern.

Có lẽ câu chuyện này có chút gì đó tương đồng với truyền thuyết về ngạ quỷ của phương Đông.

Hình ảnh những vật dụng thường trang trí cho lễ hội Halloween hàng năm:

traditional_irish_halloween_jack-o-lantern

Củ khoai tây dùng cho trang trí lễ Halloween theo truyền thống tại Ireland
(nguồn: Wikipedia)

vat-dung-trang-tri-halloween_roula33

Hình minh họa các vật dụng trang trí lễ hội Halloween thường thấy tại nhà: mèo đen, dơi, phù thủy, chổi thần, quạ, cây khô, mặt nạ… (Nguồn: http://roula33.deviantart.com)

le-hoi-halloween

Trái bí, đầu sọ và con nhện (Nguồn: Lumpi Pixabay)

Tại sao phải hóa trang trong lễ hội Halloween và khác gì với Cosplay?

Hóa trang là một phần của nghi lễ mừng năm mới của người Celt. Sau này nó trở thành nghi thức phi tôn giáo. Halloween có tên đầy đủ là All Hallow Eve. Ý nghĩa là đêm cực thánh. Còn có các tên khác như: Allhalloween, All Hallows’ Eve hay All Saints’ Eve. Cái tên là của Thiên Chúa giáo, nhưng khởi phát lại là của dân tộc Celt.

Tuy nhiên, lễ chính của bên Thiên Chúa giáo La Mã là ngày 1/11 và 2/11. Còn 31/10 chỉ là hoạt động khởi phát sau này khi lễ hội này được thương mại hóa. Kẹo và trang phục được tạo ra để thúc đẩy hoạt động thương mại vào những ngày cuối năm. Không phải cứ tới lễ bạn phải hóa trang, đây chỉ là sở thích và hoạt động vui chơi thuần túy.

Hóa trang trong lễ hội Halloween khác biệt tí chút so với cosplay của Nhật Bản.

  • Halloween càng kinh di và đáng sợ – Cosplay càng đẹp và giống nhân vật trong bộ chuyện của manga càng tốt.
  • Halloween chủ yếu cho trẻ em – Cosplay hấp dẫn người trẻ hơn
  • Halloween chỉ có 1 ngày – Cosplay bất cứ lúc nào cũng tổ chức được.
  • Halloween có nguồn gốc châu Âu – Cosplay có nguồn gốc từ Nhật.
  • Halloween chỉ trang trí theo chủ đề ma quái – Cosplay trang trí theo bộ truyện bạn thích.

Lễ hội Halloween và Tháng cô hồn của châu Á có nét gì tương đồng?

Lễ hội Halloween  Tháng cô hồn
 Khởi nguồn Khái niệm mơ hồ về sự xóa nhòa ranh giới giữa thế gian, thiên đàng, hỏa ngục Truyền thuyết mở cửa âm phủ cho ma quỷ về thăm dương gian.
Nhân vật Jack hà tiện Ngạ quỷ
Mục đích  Tưởng nhớ người đã khuất, thánh bảo trợ Tưởng nhớ ông bà tổ tiên, làm phúc cho linh hồn kém may mắn
Thời gian 31/10 dương lịch. Chuyển từ thu sang đông 1 – 15/7 âm lịch, chuyển từ hè sang thu
Hoạt động Cho kẹo, hóa trang Giựt cô hồn, cúng cô hồn

 

Hy vọng qua bài viết Ngày lễ hội Halloween là gì và diễn ra khi nào vào ngày nào đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Thánh là ai và làm gì để được phong thánh nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ.

Tham khảo VNreview, Britanica, Wikipedia, Conggiao.info

Ngày quốc tế thiếu nhi là ngày gì, ngày nào trong năm?

Ngày quốc tế thiếu nhi là ngày gì?

Ngày quốc tế thiếu nhi là ngày tôn vinh quyền của trẻ em và khuyến khích các quốc gia chăm lo cho sự phát triển của trẻ theo mục tiêu ban đầu của Liên Hiệp Quốc. Ngày này khởi đầu từ nhiều sự kiện khác nhau, các quốc gia dựa theo mà lấy làm ngày của quốc gia mình.

Có thể bạn quan tâm: Ngày của cha là gì – Ngày của mẹ là ngày nào – Tại sao không tưới cây vào buổi trưa

Mục tiêu của ngày quốc tế thiếu nhi là nhắc nhở mọi người về vai trò và trách nhiệm của họ đối với trẻ em, cũng như khuyến khích các hoạt động nhằm cải thiện cuộc sống của trẻ em. Ngày này cũng là một dịp để trẻ em được vui chơi và thể hiện ý kiến của mình về các vấn đề liên quan đến họ.

Ngày quốc tế thiếu nhi là ngày nào trong năm?

Ngày quốc tế thiếu nhi theo thông báo của Liên Hiệp Quốc là ngày 20/11 hàng năm. Tuy nhiên, đây là ngày không bắt buộc, các quốc gia thành viên được tự do lựa chọn ngày quốc tế thiếu nhi của riêng mình.

Riêng tại Việt Nam, ngày này được tổ chức vào 1/6 hàng năm, theo như thông lệ của các quốc gia xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc, Cu Ba…

Các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc cũng tổ chức ngày cho thiếu nhi nhưng ít ai dùng danh xưng quốc tế do nó chỉ diễn ra trong nội bộ 1 quốc gia.

Theo truyền thống Việt Nam, Lễ trung thu hàng năm cũng gần như là ngày cho thiếu nhi nhưng nó chỉ diễn ra trong vài nước ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Việt Nam.

Trong ngày quốc tế thiếu nhi, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính phủ và các nhóm xã hội thường tổ chức các sự kiện và hoạt động như: tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, thể thao và văn hóa cho trẻ em; phát động các chiến dịch gây quỹ và tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến trẻ em như bạo lực, lạm dụng, bệnh tật và nghèo đói; cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục miễn phí hoặc giảm giá cho trẻ em; và khen thưởng các cá nhân và tổ chức có đóng góp tích cực cho sự phát triển của trẻ em.

Ngày quốc tế thiếu nhi là một ngày ý nghĩa và quan trọng cho cả trẻ em và người lớn. Đây là một cơ hội để chúng ta bày tỏ sự quan tâm và yêu thương đối với trẻ em, cũng như góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tương lai của họ.

Ngày quốc tế thiếu nhi nên tặng quà gì?

Ngày quốc tế thiếu nhi tại Việt Nam không có truyền thống tặng quà. Đa phần ngày này các em thiếu nhi được giảm giá khi tham gia dịch vụ giải trí, vui chơi tại các điểm vui chơi nổi tiếng.

Ngày này cũng đã kết thúc năm học, các em thiếu nhi được nghỉ hè cũng được ba mẹ cho đi du lịch.

Dù gì ai cũng đã từng có 1 tuổi thơ, nếu các bạn không tặng quà cho các em nhỏ, hãy cho các em sống với tuổi thơ hồn nhiên của mình.

Ngày quốc tế thiếu nhi nhiều niềm vui!

Quoc te thieu nhi la ngay gi

Hy vọng qua bài viết Ngày quốc tế thiếu nhi là ngày gì, ngày nào trong năm đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về ngày của quôc tế. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết Hoy là gì nhé. Hãy theo dõi ngôi nhà kiến thức để luôn có thông tin mới mẻ nhé.