Thẻ thanh toán nội địa là gì, có mấy loại, ưu và nhược điểm?

1 - Thẻ thanh toán nội địa là gì, có mấy loại, ưu và nhược điểm?

Thẻ thanh toán nội địa là gì? Thẻ nội địa và thẻ quốc tế khác nhau như thế nào? Nên mở thẻ nội địa hay thẻ quốc tế? Thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng nội địa có khác biệt gì? Thẻ có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng ngôi nhà kiến thức tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Ở bài viết Thẻ thanh toán quốc tế là gì? Mình từng nhắc đến thẻ thanh toán nội địa. Nay mình sẽ giải thích cho các bạn rõ thẻ thanh toán nội địa có chức năng gì, giữa nó và các thẻ khác như Visa – Mastercard, Amex-JCB – Discover card thì có gì khác biệt?

Thẻ ATM thanh toán nội địa là gì?

Thẻ atm thanh toán nội địa như tên gọi đã nói lên một phần công dụng của nó. Thẻ thanh toán nội địa là loại thẻ chỉ dành để thanh toán trong nước ta mà thôi. Thẻ này do các ngân hàng thương mại tại một quốc gia phát hành ra và chỉ sử dụng tại quốc gia đó.

Và cũng như thẻ thanh toán quốc tế. Thẻ thanh toán nội địa cũng có loại là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng nội địa. Ngoài ra có 1 dạng rất ít người sử dụng là thẻ trả trước prepaid card.

Lưu ý thẻ ATM là tên gọi chung của các loại thẻ thanh toán nội địa lẫn thẻ thanh toán quốc tế mà thôi.

Để có thể dễ dàng hình dung về thẻ thanh toán nội địa như thế nào. Thì hãy cùng tìm hiểu qua ví dụ về thẻ thanh toán nội địa bên dưới nhé.

Ví dụ:

Ở Việt Nam hiện nay thì có các ngân hàng của Việt Nam theo mình thì có liệt ra gồm những ngân hàng sau:

  • Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
  • Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
  • Ngân hàng TMCP Vietcombank (VCB)
  • Ngân hàng TMCP xây dựng (CB Bank)
  • Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB)
  • Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SEAB)
  • Ngân hàng TMCP An Bình (ABB)
  • Ngân hàng TMCP Bắc Á (NASB)
  • Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank)
  • Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)
  • Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB)
  • Ngân hàng TMCP Kiên Long (KLB)
  • Ngân hàng TMCP Nam Á (NAB)
  • Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank).
  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)
  • Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG)
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
  • Ngân hàng TMCP Đầu Khí Toàn Cầu (GP Bank)
  • Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB)
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB)
  • Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB)
  • ….

Nếu bạn ra những ngân hàng được kể ở trên thì khi bạn làm thẻ mà chỉ có in mỗi thương hiệu của ngân hàng đó trên thẻ mà không có các logo biểu tượng của các công ty thẻ quốc tế như Visa card, Mastercard, JCB, American Express, China Union Pay…. thì đây là thẻ thanh toán nội địa do ngân hàng đó phát hành cho bạn.

Thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Thẻ ghi nợ nội địa hay thẻ là debit card là là loại thẻ do các ngân hàng thương mại tại một quốc gia phát hành ra và chỉ sử dụng tại quốc gia đó. Và phạm vi sử dụng của thẻ chỉ hoạt động tại chính quốc gia phát hành thẻ đó. Như thẻ ghi nợ nội địa được phát hành ở Việt Nam thì chỉ sử dụng được ở Việt Nam mà thôi

Dạng thẻ này bạn phải nạp tiền mới sử dụng được. Tương tự điện thoại di động trả trước. Hết tiền thì khỏi sử dụng nhé. Lưu ý thêm một số ngân hàng không cho rút hết số tiền trong thẻ. Như yêu cầu phải để lại 50 ngàn đồng trong thẻ chẳng hạn. Như tiền ở đây là tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn chứ không phải tiền trong thẻ.

Thẻ ghi nợ nội địa này hay còn được gọi dưới tên gọi khác ở Việt Nam là thẻ ATM. Nhưng thực ra gọi như vậy là sai. Vì thẻ ATM là tên gọi chung cho tất cả các loại thẻ. Hãy xem thêm thông tin về thẻ ATM là gì tại đây nhé.

Công dụng của thẻ này là rút tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của bạn. Ví dụ tài khoản ngân hàng của bạn đang có 100 triệu thì thẻ này được sử dụng tối đa là 100 triệu. Số tiền sử dụng sẽ bị trừ vào tài khoản ngân hàng của bạn.

Nếu ai có thẻ ATM rồi sẽ thấy, lúc làm thẻ xong sẽ được cấp thêm 1 mã số gọi là số tài khoản. Đây mới chính là nơi thực sự quản lý tiền bạn của bạn. Thẻ ATM hay còn gọi là thẻ ghi nợ nội địa chỉ là phương tiện giúp bạn rút tiền qua các máy ATM mà thôi.

Thủ tục làm thẻ ghi nợ nội địa hay còn gọi là thẻ ATM thì rất đơn giản. Bạn có nhu cầu làm thẻ này có thể đọc bài viết này nhé: Hướng dẫn thủ tục cách làm, mở thẻ ATM ngân hàng

Thẻ ghi nợ nội địa và Thẻ tín dụng nội địa là gì?

Thẻ tín dụng nội địa là gì?

Thẻ tín dụng nội địa là loại thẻ cho phép bạn thanh toán mà không cần phải có tiền trong thẻ. Thẻ này do các ngân hàng thương mại tại một quốc gia phát hành ra và chỉ sử dụng tại quốc gia đó.

Thẻ này còn có tên gọi khác là thẻ credit card nội địa. Tương tự như thẻ ghi nợ nội địa ở trên nếu thẻ tín dụng nội địa phát hành ở Việt Nam thì chỉ được sử dụng tại Việt Nam mà thôi.

Tất nhiên giới hạn cho phép này hay còn gọi là hạn mức thì bắt buộc bạn phải chứng minh thu nhập mới có thể làm được thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng nội địa là thẻ được cấp dựa vào bảng kê lương hàng tháng hoặc tài sản thế chấp. Về thủ tục mở thẻ đa phần ngân hàng sẽ thích dựa vào bảng kê lương hàng tháng chuyển khoản qua ngân hàng.

Hiếm lắm họ mới cần khách hàng chứng minh bằng tài sản khác như sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm hay tài sản dễ quy ra tiền. Còn nhà cửa, căn hộ chung cư hay đất ít khi nhận do khó thanh lý hơn.

Nói đến tài sản thế chấp thì chắc bạn đã hiểu ra là đây là chiếc thẻ để cho bạn vay tiền dùng trước rồi trả sau. Thời hạn trả của thẻ tín dụng thống nhất trên toàn thế giới là 45 ngày.

Sau 45 ngày bạn không trả sẽ bị tính lãi và phí khá cao. Và bạn cũng nên thận trọng khi muốn trốn nợ.

Vì thông tin của bạn sẽ được lưu tại Trung tâm tín dụng CIC và nó sẽ ngăn bạn không thể vay được bất kỳ khoản nào nữa cho tới khi qua đời. Cho dù bạn có trả hết sau này vay lại sẽ bị tính lãi cao hơn bình thường.

Tuyệt đối không nghe bất kỳ ai xúi giục trốn nợ ngân hàng bằng thẻ tín dụng.

Thẻ trả trước nội địa là gì?

Thẻ trả trước nội địa hay thẻ prepaid card nội địa là loại thẻ mà bạn chỉ được quyền sử dụng tiền có trong thẻ mà thôi. Khác với ghi nợ debit được liên kết tài khoản ngân hàng, còn thẻ này chỉ được phép sử dụng số tiền mà bản thân thẻ đó đang có.

Nếu hết tiền hay không đủ tiền thì phải chuyển vào thêm chứ không tự động lấy tiền  trong tài khoản ngân hàng như debit được.

Xem thêm chi tiết về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng qua bài viết Thẻ ghi nợ debit và thẻ tín dụng credit card là gì?

Thẻ thanh toán nội địa là gì?

Vậy giữa thẻ thanh toán nội địa và thẻ quốc tế có gì khác nhau và lợi ích như thế nào?

Ưu điểm của thẻ thanh toán nội địa:

– Phí duy trì thẻ thấp hơn so với việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế. Bởi vì không tốn phí trả dịch vụ cho các tổ chức quốc tế.

– Dễ dàng rút tiền tại các máy rút tiền ATM trong nước với mức phí rẻ hơn so với thẻ thanh toán quốc tế.

– Liên kết với các đơn vị trong nước để tích điểm, nhận ưu đãi, ưu tiên thanh toán…

– Không bị đánh cắp cho mục tiêu mua hàng quốc tế, nhưng rút tiền nội địa vẫn có thể bị mất tiền.

– Liên kết với các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam để thay thế thẻ sinh viên thông thường.

– Có thể thanh toán mua hàng trực tuyến trên các trang web Việt Nam. Tuy nhiên thường ngân hàng sẽ khóa việc thanh toán online này. Bạn phải yêu cầu họ mở ra, có khi phải đăng ký thêm với ngân hàng các dịch vụ để thanh toán như Internet Banking thì mới thanh toán được.

– Quẹt thẻ được ở máy POS vô tư nhé.

– Một số ngân hàng ưu đãi miễn phí nhiều dịch vụ hoặc lấy phí thấp như rút tiền, thanh toán hóa đơn, mua thẻ cào,…

– Chuyển tiền nhanh qua được số thẻ. Bởi vì hầu như các ngân hàng hiện nay điều đã nằm trong Napas cả rồi. Nên chuyển tiền qua số thẻ bao nhanh lại tiện vì không phải ai cũng nhớ được số tài khoản ngân hàng của họ cả.

Ví dụ thực tế:

Nếu dùng thẻ thanh toán nội địa bạn khi rút tiền ở cây ATM khác ngân hàng mức phí rút khác ngân hàng thì mức phí chỉ vài ngàn đồng. Tuy nhiên phải để ý cây ATM của ngân hàng khác bạn định rút có liên kết với ngân hàng của bạn không nhé.

Không là bị nuốt thẻ đó =.=!. Vào năm 2020 khi mình sửa bài viết được viết năm 2015. Thì bạn có thể an tâm về vụ rút tiền nhé. Chỉ cần ngó trên thẻ bạn có chữ Napas không và cây ATM bạn định rút có chữ Napas không. Có là rút vô tư, còn không có thì nên mở điện thoại Google xem rồi hãy đút thẻ vào máy ATM nhé.

Còn đối với thẻ thanh toán quốc tế, nếu bạn mà đi rút cây ATM khác với cây của ngân hàng cấp thẻ của bạn thì mức phí bạn phải trả lên rất cao. Do cây ATM khác hiểu đây là thẻ quốc tế chứ không còn là thẻ nội địa trong nước nữa. Thường phí rẻ nhất cũng phải từ 60k trở lên.

Nhược điểm của thẻ thanh toán nội địa:

– Không thể sử dụng để thanh toán quốc tế được. Như muốn mua hàng trên mấy trang Amazon, Ebay, Aliexpress, Alibaba, Walmart là không sử dụng được đâu nhé.

– Không thể sử dụng được khi ra nước ngoài. Bạn nào hay đi du lịch hay công tác nước ngoài thì nên mở thẻ quốc tế nhé.

– Không được nhiều hưởng các ưu đãi, khuyến mãi như khi sử dụng thẻ quốc tế.

Vậy nên mở thẻ thanh toán nội địa hay thẻ quốc tế?

Nên làm thẻ thanh toán nội địa nếu như:

Bạn là người chỉ giao dịch trong nước. Không có đi ra nước ngoài thường xuyên. Thì thẻ nội địa lợi hơn thẻ quốc tế. Vì có thể dễ dàng rút tiền ở nhiều cây ATM khác nhau. Phí rút tiền cũng rẻ hơn so với thẻ quốc tế.

Chuyển tiền cũng dễ dàng hơn giữa các ngân hàng. Vì chỉ cần đưa số in trên thẻ nội địa là người khác có thể chuyển tiền cho bạn rồi.

Bạn là người đi làm nhận lương. Có tiền lương xong là rút ra dùng luôn, không có nhu cầu mua sắm hàng trên các trang web quốc tế.

Bạn không muốn đóng quá nhiều phí cho thẻ.

Nên làm thẻ thanh toán quốc tế nếu như

Bạn là người hay đi công tác hay du lịch nước ngoài.

Bạn là người hay mua hàng trên các trang web nước ngoài.

Bạn thích quẹt thẻ và ký tên hơn là quẹt thẻ nhập mã Pin rồi ký tên. (Lưu ý thẻ nào cũng quẹt được nhé, thẻ nội địa thì phải nhập thêm Mã Pin của thẻ vào.)

Một số câu hỏi liên quan đến thẻ nội địa:

Thẻ nội địa có quẹt được không?

Câu trả lời quẹt vô tư ở Việt Nam nhé. Còn quẹt ở nước ngoài thì không được.

Thẻ ghi nợ nội địa có quẹt thẻ được không?

Thẻ ghi nợ nội địa quẹt vô tư nhé.

Thẻ nội địa có thanh toán online được không?

Thanh toán được nhé, nhưng phải yêu cầu ngân hàng kích hoạt việc thanh toán online. Vì có 1 số ngân hàng thường khóa việc thanh toán online này.

Hy vọng qua bài viết Thẻ thanh toán nội địa là gì, có mấy loại, ưu và nhược điểm? đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở một bài viết tiếp theo của mình về Thẻ ATM là gì nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *